Độc đáo tục rước nước trong đêm của người Tày

Nguyễn Kiên |

Thái Nguyên - Vào những ngày đầu xuân, khi mặt trời chưa thức giấc, người Tày sẽ đến giếng làng hay con suối đầu nguồn lấy nước thiêng như một nghi thức để cầu phúc lộc bình an.

Đồng bào Tày cho rằng, nước là khởi nguồn cho mọi sự sống, sinh sôi phát triển và có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Đối với bà con ở bản làng Thái Hải, hay khu làng bảo tồn sinh thái Thái Hải, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên, nước còn có ý nghĩa giá trị tâm linh sâu sắc.

Ở đầu bản làng Thái Hải, có một giếng chung gọi là giếng làng. Xung quanh xếp đá cuội, nước giếng trong vắt quanh năm. Nguồn nước ở đây được tin rằng sẽ giúp người trong làng một năm mới bình an, no đủ.

Theo quan niệm của người Tày nơi đây, nước giếng làng không chỉ được sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn là nơi hội tụ sinh khí của đất trời.

Bởi vậy, vào những ngày đầu của năm mới, khi mặt trời chưa thức giấc, mỗi gia đình sẽ cử thành viên đến giếng lấy nước với ý nghĩa xua đuổi tà khí, cầu mong một năm may mắn, mùa màng bội thu.

Đồng bào Tày ở làng Thái Hải (TP Thái Nguyên) với những phong tục truyền thống vẫn được gìn giữ.
Đồng bào Tày ở làng Thái Hải (TP Thái Nguyên) với những phong tục truyền thống vẫn được gìn giữ.

Theo phong tục xưa, trước khi đi lấy nước, gia chủ sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ gia tiên để xin phép cử thành viên gia đình. Dụng cụ để lấy nước thường là ống bương, đòn gánh.

Trước khi thực hiện việc đi lấy nước, thành viên đi lấy cần chuẩn bị các lễ vật để dâng cúng, tế lễ, xin phép thuỷ thần rước thanh thuỷ bằng ống cây mai về.

Nước sau khi đem về được đặt trước bàn thờ để báo cáo tổ tiên, cầu phúc, cầu lộc, cầu bình an. Một phần nước được sử dụng để đun sôi pha trà còn lại để rửa mặt, tay chân như giúp tinh thần được thanh tịnh.

Tập tục trên cũng được lưu giữ tại huyện vùng cao Hà Quảng (Cao Bằng), nơi quần cư của khá nhiều người Tày. Đồng bào ở đây vẫn gìn giữ được tục độc đáo lấy nước đầu xuân nhưng thay vì từ giếng làng, họ sẽ đến đầu nguồn con suối nơi có dòng nước trong lành, thuần khiết của đất trời.

Nước sau khi được rước về sẽ làm nghi lễ báo cáo tổ tiên.
Nước sau khi được rước về sẽ làm nghi lễ báo cáo tổ tiên.

Vẫn duy trì được phong tục này từ thời ông cha, ông Mạc Văn Đồng (xã Trường Hà, Hà Quảng) chia sẻ, người đi lấy nước thường là chủ nhà, có thể có thêm con hoặc anh em cùng tham gia nghi lễ này.

Khi đi lấy nước, đồng bào mang theo hương vàng, đồ lễ (thường là một ít tiền vàng bằng giấy bản) đến thắp hương ở miếu thờ thổ công, sau đó đi đến mỏ nước đầu nguồn để lấy nước đầu năm.

Ông Đồng cho biết: "Người Tày quan niệm, dịp năm mới được rửa mặt bằng nước suối trong lành lấy từ đầu nguồn sẽ đem đến nhiều may mắn. Vì vậy, mọi công đoạn lấy nước  phải được thực hiện cẩn trọng, thành kính với niềm tin vào một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu".

Theo ông Đào Văn Mùi - Giám đốc Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, nghi lễ lấy nước là hoạt động khởi đầu cho Lễ hội Về nguồn Pác Bó và được phục dựng nguyên bản như thể hiện lòng thành kính của đồng bào tưởng nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đó là kính dâng lên Người những gì tinh túy nhất của đất trời Pác Bó, đồng thời cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Nghi lễ lấy nước của đồng bào dân tộc Tày cũng đã góp phần tạo ra một sản phẩm văn hóa du lịch độc đáo.

Nguyễn Kiên
TIN LIÊN QUAN

Phong tục dán giấy đỏ ngày Tết

Lý Viết Trường |

Ngày Tết người Việt thường dán câu đối và tranh thờ, màu đỏ trong trong quan niệm của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung là biểu hiện của sức sống, khuấy động con người và vạn vật tự nhiên bừng tỉnh sau một mùa đông lạnh giá.

Phong tục lạ được coi là nguồn gốc của trang trí cây thông Noel

Thanh Hà |

Lễ đón Đông chí ở Latvia được các nhà sử học coi là nguồn gốc của truyền thống trang trí cây thông Noel.

Quảng Ninh: Độc đáo phong tục dựng nhà cho nhau của người Tày

Đoàn Hưng |

Tại Quảng Ninh, năm 1979, có một nhóm người dân tộc Tày, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu di cư đến xã Quảng Phong, huyện Hải Hà sinh sống. Một trong những hành trang họ mang theo là phong tục dựng nhà cho nhau vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Lạc trôi giữa mùa hoa phượng vàng tại tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng

Chí Long |

Tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồngnằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 17km về hướng thác Đambri. Đây là chốn cửa Phật bình yên, được đông đảo người dân, du khách đến đây tham quan, bái lễ, đặc biệt vào dịp đầu năm.

Phong tục dán giấy đỏ ngày Tết

Lý Viết Trường |

Ngày Tết người Việt thường dán câu đối và tranh thờ, màu đỏ trong trong quan niệm của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung là biểu hiện của sức sống, khuấy động con người và vạn vật tự nhiên bừng tỉnh sau một mùa đông lạnh giá.

Phong tục lạ được coi là nguồn gốc của trang trí cây thông Noel

Thanh Hà |

Lễ đón Đông chí ở Latvia được các nhà sử học coi là nguồn gốc của truyền thống trang trí cây thông Noel.

Quảng Ninh: Độc đáo phong tục dựng nhà cho nhau của người Tày

Đoàn Hưng |

Tại Quảng Ninh, năm 1979, có một nhóm người dân tộc Tày, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu di cư đến xã Quảng Phong, huyện Hải Hà sinh sống. Một trong những hành trang họ mang theo là phong tục dựng nhà cho nhau vẫn được duy trì cho đến ngày nay.