Di tích Chăm bị bỏ hoang suốt 10 năm

Nguyễn Linh |

Người dân tại tổ 3, tổ 4 phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng tiếc cho di tích Chăm Phong Lệ bị bỏ hoang phế suốt 10 năm, kể từ sau ngày được phát hiện, khảo cổ. Đến nay, Đà Nẵng tổ chức cuộc thi tuyển phương án quy hoạch, kiến trúc Bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 (tại Phong Lệ).

Di tích hoang phế suốt 10 năm

Con đường dẫn vào di tích Chăm Phong Lệ chỉ rộng chừng 1m, ngoằn ngoèo và không có người bảo vệ. Nhiều người dân ở khu vực này tiếc nuối cho một di tích cổ có niên đại ngàn năm bị bỏ hoang phế.

Ông Ông Văn Trình, người dân phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nói: “Di tích Chăm Phong Lệ được khai quật từ 10 năm trước, sau khi được tìm thấy thì bị bỏ hoang như vậy cho đến bây giờ”.

Ông Ông Văn Trình nghe nói thành phố Đà Nẵng có phương án xây dựng bảo tàng trong năm nay. Vì vậy ai cũng vui mừng và mong rằng di tích ngàn năm tuổi được bảo tồn và phát huy đúng giá trị văn hoá của nó.

Trước đó, ngày 14.12.2023, tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 15, HĐND TP Đà Nẵng Khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026), ông Đinh Vui, tổ HĐND quận Cẩm Lệ cho biết, Dự án Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 tại di tích Chăm Phong Lệ được HĐND thành phố ban hành nghị quyết thống nhất chủ trương đầu tư đã gần 1 năm nhưng chưa có tiến triển gì.

“Đến nay dự án chưa chọn và quyết định được thời gian thi tuyển phương án kiến trúc và hàng loạt nhiệm vụ tiếp theo. Bảo tồn di tích nhưng không làm đồng bộ thì di tích xuống cấp, mai một” - ông Đinh Vui nói.

Cũng tại kỳ họp, ông Phạm Tấn Xử, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP Đà Nẵng (Sở VHTT) cho biết, từ năm 2020, UBND thành phố giao Sở VHTT làm chủ đầu tư. Sở đã mời chuyên gia thiết kế phương án chi tiết và báo cáo chủ trương đầu tư sau khi lấy ý kiến các ngành.

Đến tháng 7.2021, UBND thành phố giao cho Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư và điều hành dự án. Vì vậy, Sở VHTT chỉ tham gia công tác chuyên môn mà không tham gia về tiến độ.

Ông Phạm Tấn Xử cho biết thêm, đến tháng 3.2023, nghị quyết HĐND thành phố đồng ý chủ trương đầu tư. Sau đó, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng dự án lập phương án thi tuyển kiến trúc.

Thi tuyển phương án quy hoạch bảo tàng

Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng (Sở Xây dựng Đà Nẵng) cho biết, cuộc thi tuyển phương án quy hoạch, kiến trúc Bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 (tại Phong Lệ) - giai đoạn 1 đang được tổ chức rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia, thời hạn đăng ký đến hết ngày 18.1.

Cuộc thi tuyển phương án quy hoạch, kiến trúc Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 (tại Phong Lệ) - giai đoạn 1 nhằm lựa chọn phương án quy hoạch, kiến trúc tối ưu, có tính khả thi cao.

Đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, bảo tồn toàn bộ di tích Chăm được khảo cổ phát lộ có sự bền vững lâu dài và thẩm mỹ.

Tạo điểm nhấn và mang nét đăc trưng riêng về kiến trúc văn hóa chăm cho khu vực và TP Đà Nẵng, phục vụ nhu cầu người dân và du khách, làm cơ sở triển khai thiết kế đầu tư xây dựng dự án. Dự án Bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 tại Phong Lệ - giai đoạn 1 do UBND TP Đà Nẵng là cơ quan quyết định đầu tư.

Tổng giá trị giải thưởng và hỗ trợ là 500 triệu đồng, trong đó giải Nhất 250 triệu đồng, giải Nhì 100 triệu đồng, giải Ba 50 triệu đồng.

Sau khi kết thúc đăng ký dự thi, ở vòng sơ tuyển sẽ căn cứ hồ sơ năng lực của các đơn vị tham gia để lựa chọn ít nhất 3 đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực...

Nguyễn Linh
TIN LIÊN QUAN

Lộ thêm nhiều bất cập trong quản lý tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Không những giao hoàn toàn cho hộ gia đình thủ nhang quản lý thu, chi tiền công đức mà kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ rõ thêm nhiều bất cập khác trong công tác quản lý Đền Chợ Củi trong suốt một thời gian dài.

Di tích quốc gia ở Nam Định chực chờ đổ sập đang "kêu cứu"

Lương Hà |

Nam Định - Chùa Viên Quang (ở thôn Nghĩa Xá, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường) được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia đã hơn 30 năm nhưng hiện tại, nhiều hạng mục của chùa xuống cấp nghiêm trọng và đang chực chờ đổ sập.

Du khách lưỡng lự khi di tích Hà Nội đồng loạt tăng giá vé tham quan

Thu Giang |

Việc các di tích trên địa bàn TP Hà Nội đồng loạt tăng phí tham quan từ ngày 1.1.2024 đã khiến nhiều du khách, học sinh, sinh viên đắn đo trước khi quyết định mua vé vào thăm.

Khu di tích nhà thờ họ Phan Huy, bảo tồn hai bia đá cổ có giá trị văn hóa

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Khu di tích họ Phan Huy, ở thôn Gia Thiện và thôn Thanh Tân, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Chứng nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, theo Quyết định số 3777/QĐ/BT ngày 23/12/1995. Là điểm tham quan hấp dẫn thu hút du khách mọi miền Nam Bắc. Từ thành phố Vinh theo đường biển qua đường 22/12 đến khu di tích nhà thờ họ Phan Huy 43km, thành phố Hà Tĩnh qua tỉnh lộ 9 đến di tích 11,6km. Di tích bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có 2 bia đá cổ, nắm giữ tư liệu Hán Nôm giá trị.

Khu di tích 225 tỉ đồng mọc đầy cỏ hoang, không người qua lại

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Khu di tích địa đạo Tam Giác Sắt được xây dựng quy mô, tuy nhiên, một thời gian dài không được chăm sóc, cỏ dại mọc đầy lối đi, một phần di tích như rừng hoang.

Nhiều di tích tại Hà Nội đồng loạt tăng phí tham quan từ ngày 1.1.2024

Thu Giang |

Theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội, từ ngày 1.1.2024, phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố sẽ thay đổi.

Trắc nghiệm: Những di tích bí ẩn Miền Tây không phải ai cũng biết

NHÓM PV |

Trải qua hàng trăm năm khẩn hoang, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn lưu lại nhiều di tích có giá trị văn hoá, lịch sử. Hãy thử xem bạn đã biết đến những địa chỉ này của Miền Tây chưa?

Xác định nguyên nhân và cách xử lý vụ nứt nhà dân khi làm cống chống ngập

ĐÌNH TRỌNG |

Liên quan đến việc nhà dân bị nứt khi thi công cống chống ngập ở Bình Dương, chủ đầu tư cho biết, đã kiểm tra và thương lượng với người dân về phương án giải quyết sự cố này.

Lộ thêm nhiều bất cập trong quản lý tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Không những giao hoàn toàn cho hộ gia đình thủ nhang quản lý thu, chi tiền công đức mà kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ rõ thêm nhiều bất cập khác trong công tác quản lý Đền Chợ Củi trong suốt một thời gian dài.

Di tích quốc gia ở Nam Định chực chờ đổ sập đang "kêu cứu"

Lương Hà |

Nam Định - Chùa Viên Quang (ở thôn Nghĩa Xá, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường) được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia đã hơn 30 năm nhưng hiện tại, nhiều hạng mục của chùa xuống cấp nghiêm trọng và đang chực chờ đổ sập.

Du khách lưỡng lự khi di tích Hà Nội đồng loạt tăng giá vé tham quan

Thu Giang |

Việc các di tích trên địa bàn TP Hà Nội đồng loạt tăng phí tham quan từ ngày 1.1.2024 đã khiến nhiều du khách, học sinh, sinh viên đắn đo trước khi quyết định mua vé vào thăm.

Khu di tích nhà thờ họ Phan Huy, bảo tồn hai bia đá cổ có giá trị văn hóa

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Khu di tích họ Phan Huy, ở thôn Gia Thiện và thôn Thanh Tân, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng Chứng nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, theo Quyết định số 3777/QĐ/BT ngày 23/12/1995. Là điểm tham quan hấp dẫn thu hút du khách mọi miền Nam Bắc. Từ thành phố Vinh theo đường biển qua đường 22/12 đến khu di tích nhà thờ họ Phan Huy 43km, thành phố Hà Tĩnh qua tỉnh lộ 9 đến di tích 11,6km. Di tích bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có 2 bia đá cổ, nắm giữ tư liệu Hán Nôm giá trị.

Khu di tích 225 tỉ đồng mọc đầy cỏ hoang, không người qua lại

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Khu di tích địa đạo Tam Giác Sắt được xây dựng quy mô, tuy nhiên, một thời gian dài không được chăm sóc, cỏ dại mọc đầy lối đi, một phần di tích như rừng hoang.

Nhiều di tích tại Hà Nội đồng loạt tăng phí tham quan từ ngày 1.1.2024

Thu Giang |

Theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội, từ ngày 1.1.2024, phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố sẽ thay đổi.

Trắc nghiệm: Những di tích bí ẩn Miền Tây không phải ai cũng biết

NHÓM PV |

Trải qua hàng trăm năm khẩn hoang, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn lưu lại nhiều di tích có giá trị văn hoá, lịch sử. Hãy thử xem bạn đã biết đến những địa chỉ này của Miền Tây chưa?