Đền thờ đại tướng quân Phạm Đình Trọng đón nhận Bằng Di tích cấp Quốc gia

Mai Chi |

Hải Phòng - Ngày 29.3, tại đền thờ Phạm Thượng Quận (thôn Hạ, xã An Hưng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) đã diễn ra lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia và kỷ niệm 310 năm ngày sinh của Tiến sỹ, Thượng thư Bộ binh Đại tướng quân Phạm Đình Trọng (22 tháng 2 năm Giáp Ngọ 1712 – 22 tháng 2 năm Giáp Thìn 2024).

Dự lễ đón nhận bằng chứng nhận di tích cấp Quốc gia của đền Phạm Thượng Quận có ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, đại diện các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện An Dương, xã An Hưng, đại diện dòng họ Phạm và bà con quê hương cùng đông đảo nhân dân trong vùng.

Bên ngoài ngôi đền. Ảnh: Mai Dung
Bên ngoài ngôi đền. Ảnh: Mai Dung

Đền thờ Phạm Thượng Quận thờ Ngài thần chủ và cũng là Thành hoàng Phạm Đình Trọng. Ông là một danh thần nổi tiếng văn, võ toàn tài, một nhân vật lịch sử, một vị đại quan rất nổi tiếng của đất nước trong triều Hậu Lê, thế kỷ XVIII được nhiều sách sử ghi chép.

Ông sinh ra tại làng Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, nay là làng Khinh Dao, xã An Hưng, huyện An Dương. Đây là mảnh đất có truyền thống khoa bảng, địa phương có tới 4 vị đỗ Đại khoa thời Nho học, trong đó có tướng quân Phạm Đình Trọng.

Đại tướng quân Phạm Đình Trọng sinh ngày 22 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1714), đời vua Lê Dụ Tông, xuất thân từ lệnh tộc có nhiều người đỗ đạt làm quan. Năm 20 tuổi, ông đỗ Hương cống (Cử nhân thời Nguyễn), khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5 (1739). Ông đỗ Tiến sĩ, làm quan từ chức Cấp sự trung, trải thăng đến chức Bồi tụng, Thượng thư Bộ Binh, hàm Thái tử Thái bảo, tước Hải Quận Công là danh thần, trung quân, người văn, võ song toàn. Là người có công dẹp phỉ Tầu Ô Quan Lan tại biên giới Việt Trung, phá được phong trào khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu. Sau đó ông được cử làm Đốc trấn Nghệ An, một trấn hiểm yếu của quốc gia. Ở đây, ông có nhiều chính sách tốt, được sĩ phu, dân chúng kính trọng mến mộ.

Ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ XVIII. Ảnh: Mai Dung
Ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ XVIII. Ảnh: Mai Dung

Sau khi mất vào năm Canh Tuất, đền thờ Phạm Thượng Quận được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVIII, triều đình đã sắc phong ông làm Phúc thần làng Khinh Dao để ghi nhận những đóng góp của một bậc hiền tài. Đền thờ Phạm Thượng Quận nằm trên gò đất khá cao, nhưng bằng phẳng, có thế phong thủy đẹp của làng Khinh Dao.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, thời gian, ngôi đền đã được tu bổ, tôn tạo, xây dựng lại song vẫn giữ được những nét kiến trúc truyền thống và có giá trị mỹ thuật cao. Đây là công trình có giá trị về lịch sử văn hóa rất lớn, có kiến trúc đặc biệt, là nơi tôn thờ vị danh nhân, một vị quan trung hiếu, suốt cuộc đời phụng sự đất nước, nhân dân, có ý nghĩa to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã An Hưng và huyện An Dương nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học cho các thế hệ mai sau.

Đền có mặt bằng kiến trúc chữ nhị ba gian tiền bái, 1 gian hậu cung và làm theo thức chồng diêm nóc các, mái đao cong, lợp ngói mũi. Trải qua thời gian, đền vẫn còn bảo tồn được khá nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử, mỹ thuật như thần tượng bằng gỗ quý có niên đại thế kỷ XIX, long khám, ngai thờ mỗi loại 3 chiếc làm bằng chất liệu gỗ tốt có niên đại thế kỷ XIX. Nhang án có niên đại đầu thế kỷ XX. Bộ voi đá chầu trước cửa đền có niên đại thế kỷ XVIII.

PCT UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam trao bằng di tích cấp Quốc gia cho đền thờ Phạm Thượng Quận. Ảnh: Mai Dung
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam trao Bằng Di tích cấp Quốc gia cho đền thờ Phạm Thượng Quận. Ảnh: Mai Dung
Nhà thư pháp Lê Thiên Lý viết thư pháp tại buổi lễ. Ảnh: Mai Dung
Nhà thư pháp Lê Thiên Lý viết thư pháp tại buổi lễ. Ảnh: Mai Dung

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam khẳng định, Đền thờ Phạm Thượng Quận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Quốc gia, đó không chỉ là sự tôn vinh danh nhân và khẳng định những giá trị lịch sử văn hóa của di tích mà còn là sự ghi nhận công lao của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã An Hưng, huyện An Dương và dòng họ Phạm. Đồng thời, ghi nhận những đóng góp của các thế hệ trong việc gìn giữ, phục dựng di tích, là kết quả của sự kế thừa, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Lễ rước bằng di tích vào đền. Ảnh: Mai Dung
Lễ rước bằng di tích vào đền. Ảnh: Mai Dung

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể, các tầng lớp Nhân dân xã An Hưng nói riêng, huyện An Dương nói chung xây dựng kế hoạch quản lý, giữ gìn an ninh trật tự, cảnh quan, vệ sinh môi trường, bảo quản, giữ gìn các công trình và khai thác tốt Di tích quốc gia.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về giá trị, ý nghĩa, giá trị lịch sử của di tích Đền thờ Phạm Thượng Quận tới đông đảo người dân trong và ngoài thành phố bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp; lồng ghép với các hoạt động học tập, ngoại khóa tại các nhà trường giúp học sinh tìm hiểu về lịch sử các di tích, di sản văn hóa tiêu biểu, truyền thống hiếu học của các danh nhân, các nhà khoa bảng tại địa phương. Tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, huy động các nguồn lực thực hiện công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện An Dương nói chung và đối với di tích Đền Phạm Thượng Quận, xã An Hưng nói riêng…

Các đại biểu dương hương tại đền Phạm Thượng Quận. Ảnh: Mai Dung
Các đại biểu dương hương tại đền Phạm Thượng Quận. Ảnh: Mai Dung

Phó Chủ tịch nhấn mạnh, đề nghị Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã An Hưng, huyện An Dương cùng chung tay bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Đền Phạm Thượng Quận xứng tầm với vị thế của một di sản cấp Quốc gia; đồng thời cùng quản lý khai thác khoa học và hiệu quả kho tàng di sản, coi đó là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Cũng tại buổi lễ, UBND huyện An Dương công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận xã An Hưng.

Mai Chi
TIN LIÊN QUAN

Ngày xuân ghé thăm đền Nghè - di tích nổi tiếng bậc nhất Hải Phòng

Mai Dung |

Toạ lạc ngay trung tâm TP Hải Phòng, đền Nghè là địa chỉ tâm linh, điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của thành phố Cảng. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá "viên khung" của thành phố, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.

Di tích hơn 400 năm tuổi ở Hải Phòng đẹp cổ kính trong ngày đầu năm

Mai Dung |

Nằm tại khuôn viên rộng rãi và đẹp cạnh tuyến đường lớn Lê Hồng Phong (Hải Phòng), cụm di tích miếu và chùa Trung Hành là nơi lưu giữ nét xưa cổ kính, mang nhiều giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Đây cũng là điểm du lịch tâm linh thu hút hàng vạn du khách trong dịp Tết nguyên đán.

Mong mỏi phục dựng di tích quốc gia ở Hải Phòng có nguy cơ thành phế tích

Mai Dung |

Tồn tại hàng trăm năm, chùa Phụng Pháp (nằm trong cụm di tích lịch sử quốc gia Đình - Chùa Phụng Pháp tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng) đã xuống cấp nghiêm trọng, riêng toà tam bảo nay chỉ còn lại phế tích.

Họp phiên thường kỳ đầu tiên “vắng bóng” Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Nhóm PV |

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức họp phiên thường kỳ tháng 3, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng dưới sự chủ trì của 3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Những cú vào cua "thần sầu" tại giải đua ở Bình Định làm khán giả phấn khích

Hoài Phương |

Bình Định - Trong ngày tranh tài thứ 2 giải đua thuyền máy UIM F1H2O tại "đấu trường xanh" Thị Nại (TP Quy Nhơn), những màn trình diễn tốc độ điêu luyện, những cú vào cua "thần sầu" của các tay đua khiến khán giả cực kỳ phấn khích.

Danh tính 4 người bị thương vụ xe tải đi tổ chức sự kiện lao xuống vực sâu ở Sa Pa

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính nạn nhân và nguyên nhân ban đầu của vụ xe tải đi tổ chức sự kiện lao xuống vực ở Sa Pa.

Chung cư Hà Nội xuất hiện cơn sốt nhỏ, giá thay đổi theo ngày

Tuyết Lan |

Theo chuyên gia, những tháng gần đây, giá chung cư ở khu vực trung tâm và vùng ven Hà Nội đang có những cơn sốt nhỏ, thay đổi theo ngày. Trong đó, phân khúc căn hộ chung cư có giá khoảng 3 tỉ đồng đổ xuống giao dịch tốt.

Vấn nạn bạo lực gia đình âm ỉ sinh sôi, làm thế nào để ngăn chặn?

Nhóm PV |

Dù liên tục xuất hiện những con số đáng giật mình về bạo lực gia đình, tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang diễn ra hàng ngày ở khắp mọi nơi trên cả nước. Vậy tại sao bạo lực gia đình vẫn tiếp diễn? Làm thế nào để ngăn chặn là câu chuyện được bàn luận trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của Báo Lao Động tuần này.

Ngày xuân ghé thăm đền Nghè - di tích nổi tiếng bậc nhất Hải Phòng

Mai Dung |

Toạ lạc ngay trung tâm TP Hải Phòng, đền Nghè là địa chỉ tâm linh, điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của thành phố Cảng. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá "viên khung" của thành phố, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.

Di tích hơn 400 năm tuổi ở Hải Phòng đẹp cổ kính trong ngày đầu năm

Mai Dung |

Nằm tại khuôn viên rộng rãi và đẹp cạnh tuyến đường lớn Lê Hồng Phong (Hải Phòng), cụm di tích miếu và chùa Trung Hành là nơi lưu giữ nét xưa cổ kính, mang nhiều giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Đây cũng là điểm du lịch tâm linh thu hút hàng vạn du khách trong dịp Tết nguyên đán.

Mong mỏi phục dựng di tích quốc gia ở Hải Phòng có nguy cơ thành phế tích

Mai Dung |

Tồn tại hàng trăm năm, chùa Phụng Pháp (nằm trong cụm di tích lịch sử quốc gia Đình - Chùa Phụng Pháp tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng) đã xuống cấp nghiêm trọng, riêng toà tam bảo nay chỉ còn lại phế tích.