Đến lượt đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lên tiếng khi phim Trấn Thành gây tranh cãi

Bình An |

Câu chuyện giữa đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và Trấn Thành được nhắc đến nhiều từ cuối năm 2022, đầu năm 2023 khi bộ phim “Tro tàn rực rỡ” và “Nhà bà Nữ” lần lượt ra rạp.

Theo đó, cuối năm 2022, Trấn Thành sau khi xem xong bộ phim “Tro tàn rực rỡ” đã viết trên trang cá nhân những lời cảm thán, bày tỏ sự khâm phục dành cho cách kể chuyện độc đáo, đậm chất nghệ thuật cá nhân của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.

Bộ phim “Tro tàn rực rỡ” và “Nhà bà Nữ” sau đó vô tình bị cuốn vào tranh cãi khi một phim được đánh giá chỉn chủ, chất lượng nhưng kén khán giả, doanh thu thấp, và một phim được cho là kịch bản dễ đoán, lời thoại ồn ào nhưng lập kỳ tích phòng vé với hơn 400 tỉ đồng.

Gần nhất, “Tro tàn rực rỡ” và “Nhà bà Nữ” tiếp tục đứng trong cuộc cạnh tranh Cánh Diều Vàng trong giải thưởng nhà nghề của Hội Điện ảnh. Kết quả cuối cùng, “Tro tàn rực rỡ” vượt “Nhà bà Nữ” để đoạt giải thưởng cao nhất dành cho tác phẩm điện ảnh xuất sắc.

Trấn Thành dành lời cảm thán khi xem phim “Tro tàn rực rỡ“. Phim do đạo diễn Bùi Thạc Chuyên (bìa trái) thực hiện. Ảnh: Chụp màn hình
Trấn Thành dành lời cảm thán khi xem phim “Tro tàn rực rỡ“. Phim do đạo diễn Bùi Thạc Chuyên (bìa trái) thực hiện. Ảnh: Chụp màn hình

Hiện, bộ phim “Đất rừng phương Nam” có sự tham gia đầu tư sản xuất, diễn xuất của Trấn Thành đang đứng trong tâm bão tranh cãi.

Theo đó, trong bài viết của Tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân, bộ phim “Đất rừng phương Nam” có nhiều tình tiết làm “sai lệch lịch sử”, tôn vinh vai trò của Thiên Địa hội trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vô tình làm lu mờ vai trò của lực lượng nòng cốt.

Tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân cũng cho rằng, “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng xa rời tác phẩm văn học của nhà văn Đoàn Giỏi, thậm chí đã phá vỡ nhiều hình tượng nhân vật quen thuộc, điển hình như bác Ba Phi.

Bài viết của Tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân đã thổi bùng lên cuộc chiến tranh cãi bất phân thắng bại xoay xung quanh bộ phim “Đất rừng phương Nam”, kéo theo sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu lịch sử và giới làm phim.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng bày tỏ quan điểm riêng của mình.

Đạo diễn “Tro tàn rực rỡ” cho rằng: “Một bộ phim truyện luôn luôn được định nghĩa là hư cấu, tưởng tượng, dù được chuyển thể, phóng tác, lấy cảm hứng từ những câu chuyện có thật. Do đó, để có những bộ phim hay, tác giả cần phải để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng và đi xa hết mức có thể, thậm chí thoát ly hoàn toàn khỏi thực tế mà bộ phim dựa vào.

Giống như các loại hình nghệ thuật khác, một bộ phim truyện làm ra để khán giả khám phá thế giới tưởng tượng của tác giả. Một bộ phim truyện hư cấu tuyệt đối không phải là “bằng chứng lịch sử” hay là “căn cứ thực tế” cho bất cứ một luận điểm nào, chủ thuyết nào”.

Cảnh trong phim “Đất rừng phương Nam“. Ảnh: Nhà sản xuất
Cảnh trong phim “Đất rừng phương Nam“. Ảnh: Nhà sản xuất

Theo đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, khán giả hoàn toàn có quyền đánh giá một bộ phim về tất cả những gì mà tác phẩm thể hiện. Đơn cử, phục trang không đúng thời kỳ lịch sử, đạo cụ không đúng, bối cảnh sai....

“Nhưng, phán quyết cuối cùng của khán giả đưa ra một cách văn minh là, bộ phim này hay hoặc dở, tôi thích hay không thích, thế thôi. Nếu phán quyết của khán giả chuyển sang cái nhìn đúng – sai, ví dụ như làm hiểu sai vai trò của cách mạng hoặc làm sai lệch sự thật lịch sử hoặc góp phần làm tăng số lượng tội phạm... từ đó dẫn đến việc đòi cắt xén bộ phim, thậm chí là đòi cấm chiếu bộ phim thì thực sự những khán giả đó đang không công bằng với bộ phim” – đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đưa quan điểm.

Đạo diễn “Tro tàn rực rỡ” đề cao trí tưởng tượng của người làm nghệ thuật. Khi trí tưởng tượng không được bay bổng nữa, nghệ thuật sẽ chết.

Cuối cùng, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên khẳng định: “Sự tranh cãi là cần thiết và tích cực nhưng xin đừng cực đoan. Nghệ sĩ yếu ớt và nhạy cảm, họ không muốn cãi và không thể cãi lại được với những "lý luận sắc bén, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng xác đáng không thể bác bỏ" của những khán giả cực đoan. Họ chỉ có thể ngừng tưởng tượng. Chắc không khán giả nào mong muốn người nghệ sĩ sẽ ngừng tưởng tượng, kể cả những khán giả cực đoan nhất. Vì như thế sẽ chẳng còn phim hay để xem nữa”.

Trước đó, xoay xung quanh những yếu tố lịch sử trong phim “Đất rừng phương Nam”, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Điện ảnh - cho biết, đại diện nhà sản xuất đề xuất phương án chỉnh sửa phim.

Theo đó, phim sẽ bỏ tên Thiên Địa hội và Nghĩa Hòa đoàn ra khỏi các lời thoại, thay bằng tên Chính Nghĩa hội và Nam Hòa đoàn.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

Nhân vật duy nhất xuất hiện ở cả bản truyền hình và điện ảnh "Đất rừng phương Nam"

Huyền Chi |

Trong "Đất rừng phương Nam", chỉ có 1 nhân vật từng góp mặt trong bản truyền hình "Đất phương Nam" năm 1997.

Đạo diễn “Thành phố ngủ gật”: Tôi không ngại đụng độ “Đất rừng phương Nam”

Hào Hoa (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Lương Đình Dũng, giữa bối cảnh bộ phim “Thành phố ngủ gật” ra rạp cùng thời điểm với “Đất rừng phương Nam”.

"Đất rừng phương Nam" chỉnh sửa sau khi gây tranh cãi

ĐÔNG DU |

Ngày 15.10, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) Vi Kiến Thành cho biết, phía đại diện nhà sản xuất phim "Đất rừng phương Nam" đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa một số chi tiết trong tác phẩm vào ngày 14.10. Theo đó, Cục đã thông qua đề xuất này.

Thi uống bia tại hội trại TP Uông Bí gây nhiều ý kiến trái chiều

Diệu Hoàng |

Chiều 21.10, trên các trang mạng xã hội Facebook xuất hiện clip về cuộc thi uống bia diễn ra tại hội trại ở TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đáng chú ý, trong cuộc thi này nghi vấn có cả học sinh cấp 3, chưa đủ 18 tuổi tham gia. Sự việc tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.

Giá gạo tăng liên tiếp, tiểu thương chưa dám nhập hàng về bán

VÂN HI |

Giá gạo xuất khẩu tăng, kéo theo giá gạo bán lẻ trong nước cũng tăng. Tại TP Hà Nội, giá gạo tăng liên tục khiến nhiều tiểu thương lo lắng không dám nhập hàng về bán.

4 nhà thầu vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nêu lý do không bồi thường

Việt Dũng |

Trong số 5 doanh nghiệp, chỉ duy nhất Tổng Công ty Xây dựng số 1 cho rằng, để nhà thầu chịu trách nhiệm với các thiệt hại nếu có của dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ hợp lý hơn.

Tin 20h: Nghỉ hưu từ sớm, người trẻ đối mặt với nhiều rủi ro

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 21.10.2023: Nhiều người trẻ hướng đến trào lưu nghỉ hưu sớm, chuyên gia lưu ý điều gì?; Nguy cơ đóng cửa trở lại trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hoà Bình; Tiếp tục tìm kiếm 13 ngư dân mất tích đến hết ngày 22.10;...

Vẻ hoang tàn của những khu tái định cư từng làm bệnh viện dã chiến

Anh Tú |

Vào giữa năm 2021, khi tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, UBND TPHCM ra quyết định trưng dụng khu nhà tái định cư Bình Khánh (Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) và khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TPHCM) làm bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Hiện, hàng chục nghìn căn hộ tại 2 khu này tiếp tục bị rơi vào trạng thái hoang vắng, thưa thớt người.

Nhân vật duy nhất xuất hiện ở cả bản truyền hình và điện ảnh "Đất rừng phương Nam"

Huyền Chi |

Trong "Đất rừng phương Nam", chỉ có 1 nhân vật từng góp mặt trong bản truyền hình "Đất phương Nam" năm 1997.

Đạo diễn “Thành phố ngủ gật”: Tôi không ngại đụng độ “Đất rừng phương Nam”

Hào Hoa (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với đạo diễn Lương Đình Dũng, giữa bối cảnh bộ phim “Thành phố ngủ gật” ra rạp cùng thời điểm với “Đất rừng phương Nam”.

"Đất rừng phương Nam" chỉnh sửa sau khi gây tranh cãi

ĐÔNG DU |

Ngày 15.10, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) Vi Kiến Thành cho biết, phía đại diện nhà sản xuất phim "Đất rừng phương Nam" đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa một số chi tiết trong tác phẩm vào ngày 14.10. Theo đó, Cục đã thông qua đề xuất này.