Đầu tư du lịch sinh thái ở Đồng Nai - doanh nghiệp còn băn khoăn

HÀ ANH CHIẾN |

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai có diện tích trên 100.000ha với tiềm năng nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, vừa được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - giải trí giai đoạn 2021 - 2030 với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, nhưng nhiều nhà đầu tư du lịch còn lo ngại vấn đề pháp lý.

Làm du lịch ở “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ

Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai được xem “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ. Năm 2011, Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai. Tại đây có hàng ngàn loài thực vật và động vật quý hiếm, đặc hữu.

Do đó, để bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, Đồng Nai phấn đấu đến năm 2030, thông qua đề án phát triển du lịch sinh thái sẽ thu hút 120.000 lượt khách/năm, trong đó khách lưu trú đạt trên 12.400 lượt, 111.600 lượt khách tham quan, doanh thu đạt khoảng 40 tỉ đồng; giải quyết việc làm cho trên 1.580 lao động.

Ông Nguyễn Hoàng Hảo - Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai cho biết: Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021 - 2030 là căn cứ quan trọng để đơn vị thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển du lịch sinh thái rừng.

Theo quy hoạch của đề án, có 51 điểm tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và dịch vụ có khả năng liên kết theo tuyến, theo chủ đề, tiếp cận theo sản phẩm du lịch và các hệ sinh thái. Tổng vốn đầu tư là trên 991 tỉ đồng, trong đó, vốn ngân sách 20 tỉ đồng và 971 tỉ đồng là nguồn kêu gọi đầu tư…

Nhà đầu tư còn băn khoăn pháp lý, kết nối giao thông

Đại diện Công ty Cổ phần hệ sinh thái Bạch Mã cho biết, Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch. Tuy nhiên, những vấn đề về lập dự án đầu tư, xin cấp phép xây dựng, thu hồi đất… cần phải được làm rõ.

Đồng thời, đề xuất cơ chế đặc biệt để đầu tư phát triển du lịch tại Đồng Nai được hiệu quả, tránh gặp phải các thủ tục rườm rà, chậm chạp gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Hoàng Hảo - Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai - cho biết, việc đầu tư du lịch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai được thực hiện theo tiêu chí du lịch sinh thái, không xây dựng kiên cố, theo nguyên tắc chỉ thuê môi trường rừng. Do đó, thủ tục không quá phức tạp, khác với việc phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất…

Ông Hảo cũng cho biết thêm, theo quy hoạch các tuyến đường ĐT 768, ĐT 767 ven sông Đồng Nai sẽ được nâng cấp mở rộng.

Ngoài ra, các đường ven hồ Trị An kết nối quốc lộ 20, các cây cầu cũng sẽ được thực hiện trong thời gian tới góp phần tăng cường khả năng kết nối giao thông đối với các dự án du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.

Theo đề án, các sản phẩm du lịch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai gồm: Du lịch sinh thái gắn liền với tài nguyên rừng; du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hồ; du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử cách mạng và văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số; du lịch thể thao và khám phá; du lịch vui chơi, giải trí tổng hợp; du lịch sinh thái kết hợp hội nghị, hội thảo, sự kiện; du lịch cộng đồng; du lịch chuyên đề khoa học, nghiên cứu, thực tập, giáo dục môi trường; dịch vụ nhà hàng ăn uống, ẩm thực, mua sắm...

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Người nông dân đổi đời ở điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn

Vân Trường |

Vườn cam, bưởi hơn 10 năm tuổi của người nông dân Nguyễn Văn Hữu giờ đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn hút nhiều du khách.

Du lịch sinh thái cũng sợ biến đổi khí hậu

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Ngày 3.11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học “Du lịch gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường và các hệ sinh thái sinh sống hiện tại và tương lai trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Đầu tư 1.800 tỉ đồng phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận – Địa phương đã có đề án phát triển du lịch sinh thái ở Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu giai đoạn 2021- 2030 là 1.843 tỉ đồng.

Nhậu say đến đi không vững, người đàn ông hốt hoảng khi nghe mức phạt

Nguyên Chân |

TPHCM - Biết được mức phạt khi vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông tỏ ra hốt hoảng, liên tục nói "lấy tiền đâu đóng".

Không khí lạnh tác động đến thời tiết Tết Nguyên đán 2024 như thế nào?

AN AN - MINH HÀ |

Theo nhận định từ đại diện cơ quan khí tượng, thời tiết Tết Nguyên đán 2024 ở Bắc Bộ sẽ khá rét do tác động của không khí lạnh.

Mua áo cho con từ quà Tết công đoàn

Bảo Hân |

Từ quà tặng 300.000 đồng trong chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” trên sàn giao dịch thương mại điện tử, chị Đỗ Thị Hồng - công nhân Công ty Cổ phần Giầy Hạ Hòa tại tỉnh Phú Thọ mua chiếc áo mới cho con gái để “diện” đi chơi Tết.

Hơn 14.500 người lao động được chăm lo Tết

Hoàng Bin |

Hoàn cảnh khó khăn khiến nhiều lao động nghèo tại Quảng Nam nặng gánh lo âu khi Tết đến gần. Nhận được những phần quà Tết ý nghĩa, thiết thực từ tổ chức Công đoàn giúp NLĐ vui như Tết.

Thị trường chứng khoán sẽ duy trì đà tăng điểm

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán vẫn đang xác nhận xu hướng tăng điểm cho dù đã có nhịp "chững lại" tạm thời. Với kỳ nghỉ Tết đang đến gần, thanh khoản của thị trường cũng được dự báo sẽ thấp hơn thời gian qua.

Người nông dân đổi đời ở điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn

Vân Trường |

Vườn cam, bưởi hơn 10 năm tuổi của người nông dân Nguyễn Văn Hữu giờ đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn hút nhiều du khách.

Du lịch sinh thái cũng sợ biến đổi khí hậu

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Ngày 3.11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học “Du lịch gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường và các hệ sinh thái sinh sống hiện tại và tương lai trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Đầu tư 1.800 tỉ đồng phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận – Địa phương đã có đề án phát triển du lịch sinh thái ở Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu giai đoạn 2021- 2030 là 1.843 tỉ đồng.