Đạo đức nghệ sĩ cần đặt lên hàng đầu

Việt Văn |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hoàn thiện dự thảo “Quy tắc ứng xử chung của nghệ sĩ” đã được gửi các cơ quan chức năng và 6 đơn vị trực thuộc Bộ gồm: Hội Điện ảnh, Hội Mỹ thuật, Hội Nghệ sĩ múa, Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh, Hội Nhạc sĩ để tham gia góp ý, xây dựng dự thảo. Dự thảo gồm 3 chương, 11 điều, với kỳ vọng tạo chuẩn mực đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Dự thảo “Quy tắc ứng xử chung của nghệ sĩ”, nêu rõ hành vi ứng xử ở đây là những phát ngôn, tác phong, lối sống, trang phục của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Ngoài quy tắc ứng xử chung, ban soạn thảo đưa ra các quy tắc cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, khán giả; ứng xử trong công tác xã hội, trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội. Dự thảo cũng nhấn mạnh nghệ sĩ không tham gia quảng cáo các sản phẩm không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, không thực hành, ủng hộ hoạt động mê tín dị đoan; không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật và phải có trách nhiệm minh bạch trong hoạt động xã hội, từ thiện.

Dự thảo này hiện đang được giới nghệ sĩ và công chúng chú ý. Rất nhiều ý kiến đồng tình bởi hiện đang có nhiều biến tướng trong đạo đức giới nghệ sĩ Việt. Và có nhiều ý kiến cho rằng việc chế tài theo dự thảo chưa đủ nghiêm để cho thấy đạo đức nghệ sĩ cần phải đặt lên hàng đầu.

Nghệ sĩ là “người của công chúng” rất cần có đạo đức

Nghệ sĩ có ảnh hưởng, tác động, chi phối đến công chúng thông qua lối sống và cách hành xử với cộng đồng. Nhiều khán giả trẻ lấy một số nghệ sĩ nổi tiếng như là tấm gương, là thần tượng để noi theo, học theo, nên vấn đề đạo đức của nghệ sĩ rất quan trọng. Ý thức rõ điều đó, người nghệ sĩ nên biết chừng mực từ lối sống, cho đến lời ăn tiếng nói khi phát ngôn, cách ứng xử với chính đồng nghiệp và những người xung quanh, đồng thời phải là người có trách nhiệm cao với xã hội, với đất nước.

Nhiều lần, cộng đồng thấy “chướng” khi một số nghệ sĩ Việt lên truyền thông khoe “sang chảnh”, nào những tủ giày hàng hiệu, tủ nước hoa hàng “limited edition”, rồi túi xách, vàng, kim cương, xe hơi bạc tỉ, quần áo thời trang, nhà biệt thự, trang viên… Có nghệ sĩ còn đi thuê, mượn kim cương như một cách khoe lối sống xa hoa xa xỉ của mình, trong khi mặt bằng chung đời sống xã hội, đại đa số người dân còn khó khăn, vất vả.

Hay có những nghệ sĩ vì tiền mà bất chấp, quảng cáo những sản phẩm kém chất lượng, gây nguy hại sức khỏe, thiệt hại tài chính đến người tiêu dùng. Rồi có nghệ sĩ danh tiếng, làm thầy làm cô, nhưng phát ngôn trên mạng xã hội thì “văng” những ngôn từ khá khiếm nhã, ngông cuồng, không chỉ với đồng nghiệp mà còn tỏ ra thiếu tôn trọng các cơ quan Nhà nước, đoàn thể. Chưa kể việc một số nghệ sĩ có lối sống phóng túng thiếu trách nhiệm, gây các scandal trong giới showbiz Việt…

Chế tài nên thật nghiêm minh

Đưa ra quy tắc ứng xử là một cách mang đến sự bình đẳng trong quản lý và đánh giá các cá nhân trong hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ, bất kể thuộc đơn vị nhà nước quản lý hay không. Đừng bao giờ lấy lý do tài năng để khỏa lấp cho việc vi phạm đạo đức của nghệ sĩ.

Nhìn sang một số quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, họ nghiêm trị các nghệ sĩ vi phạm đạo đức rất nghiêm khắc, không những rút phim ảnh, các chương trình có hình ảnh nghệ sĩ đó, mà nhiều trường hợp còn cấm vĩnh viễn không được biểu diễn. Gần đây nhất là việc Trung Quốc cho “phong sát”, rút tên trên các nền tảng số, rút tên trong các chương trình truyền hình, “đóng băng” các sản phẩm nghệ thuật…, thậm chí truy tố một số nghệ sĩ có lối sống phóng túng, sa đọa, hay bỏ rơi con cái, trốn thuế, phát ngôn gây ảnh hưởng hình ảnh quốc gia trên mạng… Tại Hàn Quốc, chế tài xử lý các nghệ sĩ có lối sống vi phạm đạo đức thuần phong quốc gia cũng rất nghiêm ngặt.

Còn ở Việt Nam, một số nghệ sĩ làm quảng cáo trên mạng hàng kém phẩm chất nhưng chỉ xin lỗi nhiều khi qua loa, hời hợt rồi xong vẫn có mặt trong các phim, các show, ngồi ghế giám khảo, lên truyền hình. Một ông thầy có học vị học hàm lên mạng phát ngôn những lời khiếm nhã, nhưng chẳng có chế tài gì ngoài việc ông chỉ bị thôi chức vụ ở ngôi trường ông hợp đồng. Một ca sĩ trẻ đang lên, đang “hot” thì vô trách nhiệm với đứa con với bạn gái cũ, nhưng vẫn cứ xuất hiện trên tivi, trong gameshow như một “nam thần”. Một đạo diễn phim thì lên mạng phát ngôn ngông cuồng, xúc phạm đến cơ quan nhà nước.

Rồi việc các nghệ sĩ chưa minh bạch trong việc quyên góp tiền từ thiện gây nhiều thị phi trong cộng đồng, cũng chưa thấy ai phải “tạm dừng” biểu diễn để điều tra. Hay việc các nghệ sĩ lên mạng nói xấu nhau thậm chí mạt sát, xúc phạm nhân phẩm nhau cũng chưa bị xử lý ngoài việc cộng đồng mạng thấy xấu thì kêu gọi tẩy chay… Chưa kể một số nghệ sĩ - MC trong các gameshow truyền hình thì buông những lời thiếu văn hóa, bị cộng đồng phản đối, nhưng vẫn cứ ung dung tự tại xuất hiện như chưa hề có việc gì...

Thiết nghĩ, trong “Quy tắc ứng xử chung của nghệ sĩ”, phần chế tài cần cụ thể và nghiêm minh hơn, để mạnh mẽ nghiêm trị những vi phạm đạo đức của nghệ sĩ.

Với nghệ sĩ, tên tuổi xây nhiều năm nhưng nhiều khi chỉ thiêu rụi một giờ nếu anh ta, chị ta bất chấp luân thường đạo lý.

Với các nghệ sĩ vi phạm đạo đức, các bộ phim, vở kịch hay các chương trình nghệ thuật - truyền hình - gameshow có hình ảnh nghệ sĩ đó, nếu không thay thế được, xóa được, thì sản phẩm đó phải bị “đóng băng” không phát hành ra công chúng.

Nếu nghệ sĩ đó có tên tuổi không loại trừ việc tước danh hiệu, bị xử lý hành chính và nếu nặng hơn có thể cấm hoạt động có thời hạn hay vĩnh viễn tùy mức độ vi phạm.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Xác định nghệ sĩ không có đạo đức bằng thước đo nào?

Lê Thanh Phong |

Bà Lê Thu Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai - đề xuất nên quy định dừng chiếu hoặc rút phép với tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của các nghệ sĩ không có đạo đức, vi phạm đạo đức, an ninh chính trị. Ý kiến này thu hút sự quan tâm không chỉ của giới nghệ sĩ, sản xuất phim ảnh, mà của cộng đồng.

Nghệ sĩ nói gì về việc siết chặt đạo đức và thanh lọc showbiz?

DI PY |

Các sao Việt đã bày tỏ những quan điểm về câu chuyện đạo đức của nghệ sĩ. Bên cạnh đó, họ cũng chia sẻ những ý kiến trước đề xuất của đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà về "dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của nghệ sĩ vi phạm đạo đức".

Nghệ sĩ và sứ mệnh giữ gìn hình ảnh

Hải Minh |

Đại biểu Lê Thu Hà - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - đã đề xuất quy định về việc dừng chiếu hoặc rút phép với các tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của những nghệ sĩ vi phạm về đạo đức, an ninh chính trị, phát ngôn… Vấn đề này trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội về giải trí với ý kiến trái chiều.

“Nếu nghệ sĩ không có đạo đức, sẽ chỉ như robot”

H.Hương |

Nghệ sĩ hơn robot chính là ở nhân cách, đạo đức. Họ định sẽ làm gì nếu không tu dưỡng đạo đức?” - chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long đưa quan điểm.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Xác định nghệ sĩ không có đạo đức bằng thước đo nào?

Lê Thanh Phong |

Bà Lê Thu Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai - đề xuất nên quy định dừng chiếu hoặc rút phép với tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của các nghệ sĩ không có đạo đức, vi phạm đạo đức, an ninh chính trị. Ý kiến này thu hút sự quan tâm không chỉ của giới nghệ sĩ, sản xuất phim ảnh, mà của cộng đồng.

Nghệ sĩ nói gì về việc siết chặt đạo đức và thanh lọc showbiz?

DI PY |

Các sao Việt đã bày tỏ những quan điểm về câu chuyện đạo đức của nghệ sĩ. Bên cạnh đó, họ cũng chia sẻ những ý kiến trước đề xuất của đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà về "dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của nghệ sĩ vi phạm đạo đức".

Nghệ sĩ và sứ mệnh giữ gìn hình ảnh

Hải Minh |

Đại biểu Lê Thu Hà - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - đã đề xuất quy định về việc dừng chiếu hoặc rút phép với các tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của những nghệ sĩ vi phạm về đạo đức, an ninh chính trị, phát ngôn… Vấn đề này trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội về giải trí với ý kiến trái chiều.

“Nếu nghệ sĩ không có đạo đức, sẽ chỉ như robot”

H.Hương |

Nghệ sĩ hơn robot chính là ở nhân cách, đạo đức. Họ định sẽ làm gì nếu không tu dưỡng đạo đức?” - chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long đưa quan điểm.