Xác định nghệ sĩ không có đạo đức bằng thước đo nào?

Lê Thanh Phong |

Bà Lê Thu Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai - đề xuất nên quy định dừng chiếu hoặc rút phép với tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của các nghệ sĩ không có đạo đức, vi phạm đạo đức, an ninh chính trị. Ý kiến này thu hút sự quan tâm không chỉ của giới nghệ sĩ, sản xuất phim ảnh, mà của cộng đồng.

Vi phạm an ninh chính trị hoặc vi phạm pháp luật thì rõ rồi, bởi hành vi đó được đo lường bằng các quy định của pháp luật, được kết luận bởi các cơ quan tố tụng. Ví dụ như nghệ sĩ lừa đảo, trốn thuế, buôn lậu, đánh bạc, những hành vi đó đã bị phát hiện, điều tra làm rõ và có bản án của tòa án.

Có thể liên hệ với những vụ kiện cáo gần đây liên quan đến một số nghệ sĩ làm từ thiện không minh bạch, nếu có ai đó gian lận tiền đóng góp từ cộng đồng bị kết án, thì đó là vi phạm pháp luật. Còn chỉ ồn ào trong dư luận bằng những nhận xét cảm tính thì không chuẩn mực, minh bạch. Chính vì vậy nên đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) có ý kiến: “Đề nghị cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan điều tra và cơ quan tư pháp, vào cuộc mạnh mẽ, kịp thời, làm rõ để trả lời cho công luận, cho cử tri là ai đúng, ai sai”.

Riêng đối với hành vi “không có đạo đức”, “vi phạm đạo đức” rất khó xác định, chưa kể đạo đức hay không còn tùy theo góc nhìn của mỗi cá nhân. Trong xã hội, có những giá trị đạo đức được xem như chuẩn mực, mang tính truyền thống, phù hợp với thuần phong mỹ tục, nhưng khi đối chiếu với một hành vi của cá nhân, cũng không dễ để kết luận họ “không có đạo đức”.

Thêm một yếu tố quan trọng, đó là trong xã hội mạng hiện nay, không ít nghệ sĩ bị tung hoang tin, đăng hình ảnh cắt ghép, nội dung bài viết hoặc phát ngôn bị tách ra khỏi ngữ cảnh lên các trang mạng, thì không thể lấy đó là thước đo để xác định đạo đức, cần có kết luận từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Ngay cả khi xác định được nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức, thì có nhiều cách xử lý đối với các tác phẩm nghệ thuật có họ tham gia. “Phong sát” một nghệ sĩ khác với “phong sát” một tác phẩm nghệ thuật. Sản xuất một bộ phim cần đầu tư nhiều tiền của, lao động nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ khác, nếu dừng chiếu thì liệu có phù hợp hay không?

Ngoài Luật Điện ảnh, các luật khác mà mọi công dân đều phải tuân thủ, thì việc đề cao trách nhiệm xã hội và tôn trọng các giá trị đạo đức trong giới nghệ sĩ là rất cần thiết. Bởi vì họ là người của công chúng, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nghệ sĩ nói gì về việc siết chặt đạo đức và thanh lọc showbiz?

DI PY |

Các sao Việt đã bày tỏ những quan điểm về câu chuyện đạo đức của nghệ sĩ. Bên cạnh đó, họ cũng chia sẻ những ý kiến trước đề xuất của đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà về "dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của nghệ sĩ vi phạm đạo đức".

Nghệ sĩ và sứ mệnh giữ gìn hình ảnh

Hải Minh |

Đại biểu Lê Thu Hà - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - đã đề xuất quy định về việc dừng chiếu hoặc rút phép với các tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của những nghệ sĩ vi phạm về đạo đức, an ninh chính trị, phát ngôn… Vấn đề này trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội về giải trí với ý kiến trái chiều.

“Nếu nghệ sĩ không có đạo đức, sẽ chỉ như robot”

H.Hương |

Nghệ sĩ hơn robot chính là ở nhân cách, đạo đức. Họ định sẽ làm gì nếu không tu dưỡng đạo đức?” - chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long đưa quan điểm.

Dừng chiếu, rút phép phim có nghệ sĩ dính scandal: Hết đường "về bờ"!

Anh Đào |

Một bộ phim có sự tham gia của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người, nếu chỉ vì một nghệ sĩ/diễn viên vi phạm mà dừng chiếu, rút phép phim thì đó có phải là công bằng?!

Vì sao đạo đức của giới nghệ sĩ luôn gây ồn ào?

Hào Hoa |

Ý kiến của Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà một lần nữa dấy lên tranh cãi quanh chữ tài và chữ đức của giới nghệ sĩ Việt, trong bối cảnh các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc đang siết chặt quản lý hoạt động của ngành giải trí.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Nghệ sĩ nói gì về việc siết chặt đạo đức và thanh lọc showbiz?

DI PY |

Các sao Việt đã bày tỏ những quan điểm về câu chuyện đạo đức của nghệ sĩ. Bên cạnh đó, họ cũng chia sẻ những ý kiến trước đề xuất của đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà về "dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của nghệ sĩ vi phạm đạo đức".

Nghệ sĩ và sứ mệnh giữ gìn hình ảnh

Hải Minh |

Đại biểu Lê Thu Hà - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - đã đề xuất quy định về việc dừng chiếu hoặc rút phép với các tác phẩm điện ảnh có sự tham gia của những nghệ sĩ vi phạm về đạo đức, an ninh chính trị, phát ngôn… Vấn đề này trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội về giải trí với ý kiến trái chiều.

“Nếu nghệ sĩ không có đạo đức, sẽ chỉ như robot”

H.Hương |

Nghệ sĩ hơn robot chính là ở nhân cách, đạo đức. Họ định sẽ làm gì nếu không tu dưỡng đạo đức?” - chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long đưa quan điểm.

Dừng chiếu, rút phép phim có nghệ sĩ dính scandal: Hết đường "về bờ"!

Anh Đào |

Một bộ phim có sự tham gia của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người, nếu chỉ vì một nghệ sĩ/diễn viên vi phạm mà dừng chiếu, rút phép phim thì đó có phải là công bằng?!

Vì sao đạo đức của giới nghệ sĩ luôn gây ồn ào?

Hào Hoa |

Ý kiến của Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà một lần nữa dấy lên tranh cãi quanh chữ tài và chữ đức của giới nghệ sĩ Việt, trong bối cảnh các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc đang siết chặt quản lý hoạt động của ngành giải trí.