Ca Huế chờ ngày trở thành di sản của UNESCO

Phúc Đạt |

Sau gần 10 năm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, loại hình nghệ thuật ca Huế vẫn mong chờ một ngày sẽ được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nghệ thuật diễn xướng độc đáo, đặc sắc

Việc “cập bến” UNESCO là cả một hành trình, trong đó quan trọng nhất chính là xây dựng hồ sơ để đệ trình.

Hình thành từ hơn 3 thế kỷ trước, ca Huế được xem là thú chơi tao nhã của các văn nhân tài tử, là loại hình nghệ thuật diễn xướng vô cùng độc đáo, đặc sắc. Hệ thống bài bản ca Huế được xây dựng trên 3 điệu chính là điệu Bắc, điệu Nam, điệu Nam Xuân và một số bài bản được thay đổi theo phong cách hát hơi dựng.

Ngày nay ca Huế đã trở thành một sản phẩm du lịch, trở thành thương hiệu cuốn hút du khách trong và ngoài nước khi đến Huế thông qua loại hình ca Huế trên thuyền rồng sông Hương và ca Huế thính phòng.

Lâu nay có nhiều thông tin về việc xây dựng hồ sơ để trình UNESCO, nhưng đầu tháng 8.2024 việc này mới được chính thức khởi động khi Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh mời Viện Âm nhạc cùng phối hợp thực hiện.

Thời điểm ca Huế được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định, đây là một trong những biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thể hiện qua việc đánh giá sức sống của di sản và chỉ ra những cách thức bảo vệ khác nhau, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng những biện pháp và phân bổ nguồn lực bảo vệ thích hợp.

Việc được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã cho thấy sự đánh giá cao đối với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và khoa học của ca Huế. Đây cũng là điều kiện cần thiết nếu di sản ca Huế xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh vào một trong các danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hay Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Tuy nhiên để được UNESCO ghi danh, ca Huế cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng để làm sáng tỏ thêm những giá trị nổi bật đối với sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của nhân loại.

Thuận lợi trong quá trình lập hồ sơ

Không phải đến bây giờ việc chuẩn bị cho hành trình lập hồ sơ để trình cho UNESCO mới bắt đầu, trước đó các chuyên gia cũng đã lưu ý khá kỹ về vấn đề này. Trong đó, ngoài việc nghiên cứu cần chú trọng công tác kiểm kê, tư liệu hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu; phát triển hệ thống các câu lạc bộ ca Huế, đưa ca Huế vào giảng dạy trong trường học; chính sách đãi ngộ nghệ nhân.

Và trong buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao vào đầu tháng 8.2024, các chuyên gia một lần nữa khẳng định với những gì hiện có, việc xây dựng một hồ sơ cho ca Huế ở thời điểm này là vô cùng thuận lợi.

TS Phạm Minh Hương - Viện trưởng Viện Âm nhạc - nói rằng, đơn vị cũng như cá nhân bà đã tiếp cận với ca Huế từ khá lâu. Trong đó, có việc vào tận Huế để sưu tầm các tư liệu liên quan đến ca Huế cũng như mời các nghệ nhân ra tận viện để thu âm, lưu trữ. Tất cả những tư liệu đó vô cùng quý giá trong quá trình phục vụ cho việc lập hồ sơ.

Bà Hương chỉ rõ, việc thuận lợi khi lập hồ sơ ở thời điểm này đó chính là nhận được sự ủng hộ và quyết tâm của địa phương, hơn nữa chính sự phát triển của ca Huế trong đời sống cộng đồng còn là minh chứng khách quan, rõ ràng. Cùng với đó, đội ngũ kế cận của loại hình nghệ thuật này cũng rất đông đảo, họ chủ động tiếp cận, phát huy rất tốt giá trị di sản mà cha ông để lại… “Ca Huế xứng đáng để xây dựng hồ sơ” - bà Hương nhấn mạnh.

Trong khi đó theo TS Phan Thuận Thảo (Học viện Âm nhạc Huế), quá trình lập hồ sơ việc sưu tầm tư liệu rất quan trọng. “Trong một số cuộc họp với các cơ quan chức năng tôi đã khẳng định rằng việc lập hồ sơ di sản cho ca Huế là trong tầm tay. Bởi ở đây chúng ta có đội ngũ nghệ nhân và chuyên gia, tư liệu âm thanh, tư liệu viết, tư liệu hình rất dày dặn có sự kế thừa lớp trước lớp sau, có sự lan tỏa ra với cộng đồng mà cụ thể đã đưa ca Huế vào trường học, cuộc thi sáng tác lời ca Huế…” - TS Thảo nhận định.

Phúc Đạt
TIN LIÊN QUAN

Quan điểm của Bác về bảo tồn Di sản văn hóa

Kim Sơn |

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, có một nhân vật kiệt xuất đã để lại dấu ấn không thể phai mờ - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng, mà còn là một nhà tư tưởng sâu sắc về văn hóa dân tộc. Với tầm nhìn xa trông rộng, Bác Hồ đã nhận thức sâu sắc rằng di sản văn hóa chính là linh hồn trường tồn của một dân tộc, là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai.

Nghệ thuật đích thực - con đường nối dài di sản

An Vũ |

Di sản Văn hóa Việt qua góc nhìn Nghệ sĩ đương đại” là tên dự án của nhóm Heritage and Art (H&A) do họa sĩ Nguyễn Minh (Minh phố) khởi xướng. Nhân dịp ra mắt triển lãm đầu tiên “Ngày xửa ngày xưa”, ngày 25.8 vừa qua, H&A có buổi nói chuyện giữa các nghệ sĩ với người yêu nghệ thuật và di sản chủ đề “Di sản Văn hóa Việt trong cuộc sống đương đại” tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội đã thu hút nhiều ý kiến quan tâm.

Di sản mộ và đền thờ thượng tướng Lê Bôi, công thần khai quốc Lê sơ

Đặng Viết Tường |

Di sản khu mộ và đền thờ Lê Bôi ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định 3777/ VH-QĐ, ngày 23 tháng 12 năm 1995. Theo sách “Danh nhân Hà Tĩnh”, vùng đất Tùng Ảnh, (Việt Yên cũ) do nghĩa quân Lam Sơn khai phá nhằm tự túc binh lương, cũng được sử dụng để phong ấp cho vị công thần khai quốc Lê Bôi, thủy tổ họ Lê ở làng Tùng Ảnh từ nửa đầu thế kỷ XV.

Ninh Bình phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế di sản

NGUYỄN TRƯỜNG |

Tỉnh Ninh Bình đang xây dựng mục tiêu đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo và là một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa,kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cơ hội lớn để quảng bá Di sản thế giới Tràng An

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ngành du lịch Ninh Bình xác định việc đón tiếp, phục vụ đoàn khách du lịch 4.500 người của tỉ phú Ấn Độ đến tham quan Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An là cơ hội vàng để quảng bá du lịch Ninh Bình với thế giới.

Đoàn khách của tỉ phú Ấn Độ tham quan Di sản Tràng An

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sáng 28.8, những vị khách đầu tiên trong đoàn 4.500 khách của tỉ phú Ấn Độ đã có mặt tại Ninh Bình để bắt đầu hành trình tham quan Tràng An.

Khai thác đúng, đủ, bền lâu giá trị di sản địa chất của vịnh Hạ Long

Lê Thanh Phong |

Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến, những người thích xê dịch mơ ước được đặt chân đến một lần. Nay, vịnh Hạ Long còn được Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế công nhận là Di sản địa chất quốc tế, sức hấp dẫn còn mạnh mẽ hơn.

Chiêu trò tinh vi của nhóm lừa đảo xuất khẩu lao động, du học

Cao Thơm |

Xuất khẩu lao động và du học là ước mơ của nhiều bạn trẻ, tuy nhiên có không ít kẻ lừa đảo dùng chiêu trò tinh vi để trục lợi, khiến nhiều người lâm vào nợ nần.

Quan điểm của Bác về bảo tồn Di sản văn hóa

Kim Sơn |

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, có một nhân vật kiệt xuất đã để lại dấu ấn không thể phai mờ - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng, mà còn là một nhà tư tưởng sâu sắc về văn hóa dân tộc. Với tầm nhìn xa trông rộng, Bác Hồ đã nhận thức sâu sắc rằng di sản văn hóa chính là linh hồn trường tồn của một dân tộc, là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai.

Nghệ thuật đích thực - con đường nối dài di sản

An Vũ |

Di sản Văn hóa Việt qua góc nhìn Nghệ sĩ đương đại” là tên dự án của nhóm Heritage and Art (H&A) do họa sĩ Nguyễn Minh (Minh phố) khởi xướng. Nhân dịp ra mắt triển lãm đầu tiên “Ngày xửa ngày xưa”, ngày 25.8 vừa qua, H&A có buổi nói chuyện giữa các nghệ sĩ với người yêu nghệ thuật và di sản chủ đề “Di sản Văn hóa Việt trong cuộc sống đương đại” tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội đã thu hút nhiều ý kiến quan tâm.

Di sản mộ và đền thờ thượng tướng Lê Bôi, công thần khai quốc Lê sơ

Đặng Viết Tường |

Di sản khu mộ và đền thờ Lê Bôi ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định 3777/ VH-QĐ, ngày 23 tháng 12 năm 1995. Theo sách “Danh nhân Hà Tĩnh”, vùng đất Tùng Ảnh, (Việt Yên cũ) do nghĩa quân Lam Sơn khai phá nhằm tự túc binh lương, cũng được sử dụng để phong ấp cho vị công thần khai quốc Lê Bôi, thủy tổ họ Lê ở làng Tùng Ảnh từ nửa đầu thế kỷ XV.

Ninh Bình phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế di sản

NGUYỄN TRƯỜNG |

Tỉnh Ninh Bình đang xây dựng mục tiêu đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo và là một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa,kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cơ hội lớn để quảng bá Di sản thế giới Tràng An

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ngành du lịch Ninh Bình xác định việc đón tiếp, phục vụ đoàn khách du lịch 4.500 người của tỉ phú Ấn Độ đến tham quan Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An là cơ hội vàng để quảng bá du lịch Ninh Bình với thế giới.

Đoàn khách của tỉ phú Ấn Độ tham quan Di sản Tràng An

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sáng 28.8, những vị khách đầu tiên trong đoàn 4.500 khách của tỉ phú Ấn Độ đã có mặt tại Ninh Bình để bắt đầu hành trình tham quan Tràng An.

Khai thác đúng, đủ, bền lâu giá trị di sản địa chất của vịnh Hạ Long

Lê Thanh Phong |

Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến, những người thích xê dịch mơ ước được đặt chân đến một lần. Nay, vịnh Hạ Long còn được Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế công nhận là Di sản địa chất quốc tế, sức hấp dẫn còn mạnh mẽ hơn.