Ấn tượng đẹp Festival cồng chiêng tại Gia Lai

ĐÌNH VĂN |

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 đã khép lại tối 2.12, đọng lại trong lòng du khách cả nước nhiều ấn tượng. Đó là đưa tiếng chuông vang xa đến bạn bè quốc tế, đưa văn hóa của người bản địa Tây Nguyên bay cao.

Anh Hoàng Văn Chiên (trú quận Hà Đông, Hà Nội) có mặt tại Gia Lai từ ngày 28.11. Anh nói, phải vào sớm để đặt khách sạn, kẻo "cháy" phòng. Anh Chiên không nghĩ, lễ hội lại thu hút du khách đông như thế. Người thân của anh chiều 30.11, từ Hà Nội bay vào, không tìm được khách sạn.

"Ấn tượng của tôi có lẽ là khâu chuẩn bị rất tỉ mẩn, chuyên nghiệp. Lúc tập duyệt, người dân rất nhiệt tình, họ không sợ nắng, đầu trần diễu hành giữa phố. Rồi lúc biểu diễn, đội tình nguyện viên sẵn sàng xách giùm cồng chiêng cho người lớn tuổi" - anh Chiên chia sẻ.

Anh mãn nhãn khi xem được nhiều điệu múa cồng chiêng đẹp mắt và hào hùng tại lễ khai mạc tối 30.11.

"Người Tây Nguyên biết cách bảo tồn nhiều điệu nhảy, màn múa cồng chiêng. Đây là điều thực sự quý báu, cần gìn giữ", anh Chiên nói thêm.

Du khách mãn nhãn những điệu múa cồng chiêng của người Tây Nguyên. Ảnh Sơn Trịnh
Du khách mãn nhãn những điệu múa cồng chiêng của người Tây Nguyên. Ảnh Sơn Trịnh
Nền văn hóa bản địa sẽ được truyền lại cho lớp trẻ, kế cận. Ảnh Đ.K.T
Nền văn hóa bản địa sẽ được truyền lại cho lớp trẻ, kế cận. Ảnh Đ.K.T
Trang phục cổ xưa của người bản địa được tái hiện tại Festival. Ảnh Đ.K.T
Trang phục cổ xưa của người bản địa được tái hiện tại Festival. Ảnh Đ.K.T
Nét đẹp của thiếu nữ Tây Nguyên. Ảnh Đ.K.T
Nét đẹp của thiếu nữ Tây Nguyên. Ảnh Đ.K.T
Nét thân thiện của người bản địa. Ảnh Đ.K.T
Nét thân thiện của người bản địa. Ảnh Đ.K.T

Chị Trần Thị Thoa (trú huyện Krông Pa, Gia Lai) bất ngờ vì năm nay, không thấy ai phàn nàn, báo tin về nạn trộm cắp, cướp giật của du khách.

"Mấy năm trước, Gia Lai tổ chức Festival cồng chiêng, rồi mình đi các tỉnh khác dự lễ, hội này kia, bạn bè, người thân kêu ca bị giật túi, điện thoại, mất xe máy, nhưng tại Festival năm nay do Gia Lai tổ chức, mình chưa thấy trường hợp nào bị cướp, mất trộm" - chị Thoa bộc bạch.

Đến từ Kon Tum, anh N.Đ.P cảm thấy thoải mái bởi đội ngũ Cảnh sát giao thông (CSGT) hướng dẫn rất nhiệt tình. "Đường xá đông đúc, một số du khách tỉnh xa, vô tình lấn làn, đi vào đường ngược chiều, đội ngũ CSGT đều tạo điều kiện nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ. Tất cả mọi ngã đường của trung tâm TP.Pleiku (Gia Lai) đều có CSGT túc trực, hướng dẫn.

Anh Nguyễn Đức Hiển (trú huyện Mang Yang, Gia Lai) tỏ ra thích thú khi nhiều gian hàng bày bán đặc sản Gia Lai rất phong phú, lại được nếm thử miễn phí. Khách thích thú món ăn, đồ uống gì thì nếm thử, bất kì là đồ đóng gói, đồ hộp. Hài lòng khách mua, không hợp thì chủ gian hàng cười chào, hẹn dịp sau. Mọi người trao nhau nụ cười thân thiện, ấm áp. Nhiều mặt hàng được ưu đãi về giá cả, rất rẻ. Mỗi lon nước ép trái cây (chanh dây, dứa, vải) chỉ có 5.000 đồng.

Ngoài các điệu múa cồng chiêng cuốn hút, mê đắm, mang đậm đặc trưng Tây Nguyên, thì những nghi lễ, lễ hội truyền thống (lễ mừng lúa mới, mừng nhà rông mới...), nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi, hát dân ca cũng cuốn hút du khách.

Bên cạnh những mặt tích cực, Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng có tiêu cực khi một số gian hàng trưng bày cả động vật quý hiếm, thú nhồi bông, các loại gỗ quý. "Nhiều loại động vật đáng lẽ cần được bảo vệ thì nay trưng bày "quảng bá", mình thấy hơi phản cảm", một du khách đến từ Hà Nội, góp ý.   

ĐÌNH VĂN
TIN LIÊN QUAN

Rực rỡ sắc màu Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

ĐÌNH VĂN |

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên khai mạc lúc 20h ngày 30.11, do tỉnh Gia Lai tổ chức đăng cai.

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống

ĐÌNH VĂN |

Người dân Tây Nguyên và cả nước đang háo hức thưởng lãm tiếng ngân của cồng chiêng tại "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" tổ chức tại Gia Lai. Một nét đẹp văn hóa, một di sản quốc tế đang được Gia Lai bảo tồn và phát huy mạnh mẽ.

Nỗi lo cồng chiêng mai một

Phú Sơn |

Từ nhiều đời nay, cồng chiêng là loại nhạc cụ độc đáo, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Nguyên, trong đó có đồng bào K’Ho. Chính vì vậy, già làng K’Mẻo ngày đêm vẫn đau đáu nỗi niềm về nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình đang dần bị mai một.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Rực rỡ sắc màu Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

ĐÌNH VĂN |

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên khai mạc lúc 20h ngày 30.11, do tỉnh Gia Lai tổ chức đăng cai.

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống

ĐÌNH VĂN |

Người dân Tây Nguyên và cả nước đang háo hức thưởng lãm tiếng ngân của cồng chiêng tại "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" tổ chức tại Gia Lai. Một nét đẹp văn hóa, một di sản quốc tế đang được Gia Lai bảo tồn và phát huy mạnh mẽ.

Nỗi lo cồng chiêng mai một

Phú Sơn |

Từ nhiều đời nay, cồng chiêng là loại nhạc cụ độc đáo, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Nguyên, trong đó có đồng bào K’Ho. Chính vì vậy, già làng K’Mẻo ngày đêm vẫn đau đáu nỗi niềm về nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình đang dần bị mai một.