Không công khai học phí đại học không gây khó cho thí sinh?

Trang Hà |

"Không công khai học phí không có gì gây khó cả. Trong đề án tuyển sinh ghi rõ là thu theo quy định của Chính phủ. Theo quy định đã có mức trần học phí, chỉ cần gõ trên máy tính là ra ngay" - đó là câu trả lời của Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội khi được hỏi không công khai học phí có gây khó cho thí sinh không.

Bộ GDĐT quy định trong đề án tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học phải công khai thông tin học phí năm tuyển sinh và lộ trình cả khóa học. Các chuyên gia cũng nhiều lần nhấn mạnh trường đại học phải công khai học phí để thí sinh và phụ huynh tham khảo.

Thế nhưng, đề án tuyển sinh dài 78 trang của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chỉ ghi: "Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có) là thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo".

Khi được hỏi không công khai học phí có gây khó cho thí sinh và phụ huynh không, PGS.TS.KTS Lê Quân - Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trả lời: "Không công khai học phí không có gì gây khó cả. Trong đề án tuyển sinh ghi rõ là thu theo quy định của Chính phủ. Theo quy định đã có mức trần học phí, chỉ cần gõ trên máy tính là ra ngay".

 
Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đồ họa: Trang Hà

Không đồng tình với quan điểm trên, em Cao Nam Hải – học sinh Trường THPT Phan Bội Châu (Quảng Bình) - chia sẻ, không công khai học phí khi thí sinh tìm hiểu sẽ mơ hồ, không biết chuẩn bị bao nhiêu tiền để nộp trước, tổng chi phí hằng năm bao nhiêu. Những trường học phí cao sẽ tạo ra áp lực cho gia đình và gánh nặng cho người học. Thậm chí nhập học vào những trường có học phí “trên trời", không có khả năng đóng góp dẫn tới lỡ dở cơ hội học đại học của thí sinh.

Nhiều thí sinh cho rằng, không công khai học phí gây khó cho người học. Ảnh: Trang Hà
Nhiều thí sinh cho rằng, không công khai học phí gây khó cho người học. Ảnh: Trang Hà

Đồng quan điểm, em Hoàng Thị Hương Giang – học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc cho biết, khi tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường đại học em rất quan tâm đến vấn đề học phí để cân nhắc đặt nguyện vọng.

Đối với những trường không minh bạch về vấn đề học phí thì thí sinh, phụ huynh sẽ chịu thiệt và gặp nhiều khó khăn bởi không phải điều kiện của gia đình nào cũng tốt. Ngoài khoản tiền này, còn rất nhiều chi phí phát sinh phải chi trả trong thời gian học đại học.

“Một số trường ghi là thu học phí theo Nghị định 81 của Chính phủ nhưng chắc chắn nhiều bạn học sinh, phụ huynh chưa từng nghe tới nghị định này nói về nội dung gì, quy định như thế nào. Qua tìm hiểu, em biết được nghị định này rất rộng, để đọc và hiểu rất mất thời gian và có những nội dung, thuật ngữ học sinh chúng em không thể hiểu rõ.

Mỏi mắt tìm kiếm nhưng vẫn không thể biết được học phí cụ thể của từng trường là cao hay thấp, đắt hay rẻ vì nghị định này là quy định chung cho các cơ sở giáo dục. Điều mà em và các bạn quan tâm nhất là một mức học phí rõ ràng, tường tận và có lộ trình tăng giảm để có sự cân nhắc và chuẩn bị tốt nhất” – Hương Giang bày tỏ.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Trường đại học mập mờ học phí do không có chỉ đạo từ cấp trên

Trang Hà |

Theo lý giải của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sở dĩ chưa thể rõ ràng thông tin về học phí năm học 2023 - 2024 là do chưa biết chỉ đạo từ cấp trên về vấn đề này như thế nào.

Đề án tuyển sinh đại học "khủng", nhưng dè dặt công khai học phí

Trang Hà |

Mùa tuyển sinh 2023, có những trường công bố đề án tuyển sinh gần 80 trang, nhưng thông tin quan trọng là học phí lại ghi chung chung, nước đôi, thậm chí có cũng như không.

Lời giải cho bài toán tăng học phí có lợi đôi đường

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |

Khi tăng học phí, các cơ sở đào tạo, các địa phương cần có những tính toán cụ thể, với mức tăng hợp lý để tiếp tục chia sẻ gánh nặng kinh tế với người dân và ngược lại người học cũng chia sẻ khó khăn với các cơ sở đào tạo.

Xong khu tái định cư, khu cải táng là mấu chốt để kịp tiến độ dự án cao tốc

Hoài Luân |

Để đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu phải tập trung xây dựng nhanh khu tái định cư và khu cải táng.

Cầu Thuận Phước - điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Khoảnh khắc cuối ngày là lúc du khách có thể ngồi ven sông Hàn, bên cầu Thuận Phước ngắm nhìn trọn cảnh hoàng hôn buông xuống TP Đà Nẵng.

Công ty của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Danh Khôi chậm thanh toán trái phiếu

Quang Dân |

Ông Lê Thống Nhất - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Danh Khôi đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Đầu tư Xây dựng Châu Á (Cotec Asia). Mới đây, Cotec Asia công bố về việc gia hạn thành công lô trái phiếu CTACH2123001 đến ngày 31.3.2024, sau thông tin chậm trả lãi gốc do không thu xếp được nguồn vốn.

Gia tăng cách biệt trong tỉ lệ ủng hộ ông Biden - Trump

Khánh Minh |

Ông Donald Trump đang dẫn trước ông Joe Biden trong cuộc thăm dò ý kiến mới nhất.

Hình ảnh mới của chợ Bến Thành sau khi được sơn lại

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

TP Hồ Chí Minh - 4 mặt tiền của chợ Bến Thành (Quận 1) đã được sơn lại theo tông màu chủ đạo trước đây. Việc sơn lại giúp loại bỏ các vị trí xuống cấp, ẩm mốc.

Trường đại học mập mờ học phí do không có chỉ đạo từ cấp trên

Trang Hà |

Theo lý giải của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sở dĩ chưa thể rõ ràng thông tin về học phí năm học 2023 - 2024 là do chưa biết chỉ đạo từ cấp trên về vấn đề này như thế nào.

Đề án tuyển sinh đại học "khủng", nhưng dè dặt công khai học phí

Trang Hà |

Mùa tuyển sinh 2023, có những trường công bố đề án tuyển sinh gần 80 trang, nhưng thông tin quan trọng là học phí lại ghi chung chung, nước đôi, thậm chí có cũng như không.

Lời giải cho bài toán tăng học phí có lợi đôi đường

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |

Khi tăng học phí, các cơ sở đào tạo, các địa phương cần có những tính toán cụ thể, với mức tăng hợp lý để tiếp tục chia sẻ gánh nặng kinh tế với người dân và ngược lại người học cũng chia sẻ khó khăn với các cơ sở đào tạo.