Bối rối lựa chọn ngành nghề: Đừng để đại học là... học đại

Vân Trang |

Không ít sinh viên đại học cảm thấy bản thân không phù hợp với ngành nghề theo học, hối hận vì đã lựa chọn theo "cảm tính".

Bích Liên, 22 tuổi, trước đây là sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ. Sau 1 học kỳ, cảm thấy không phù hợp, em xin dừng, ôn luyện và thi lại vào khoa Phát Thanh Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Bích Liên chia sẻ, thời điểm lớp 12, vì không có ai định hướng nên việc chọn ngành nghề của em hoàn toàn là dựa trên "cảm tính".

"Khi còn học ở bậc THPT, em không thể hình dung lên đại học sẽ học như thế nào. Việc chọn ngành khá mơ hồ. Sau 1 thời gian trải nghiệm, em mới nhận ra mình không hợp nên đã quyết tâm thi lại. Em cảm thấy nuối tiếc khi đã bỏ lỡ 1 năm học đại học vì quyết định bồng bột của mình" - Bích Liên chia sẻ.

Không riêng Bích Liên, nhiều bạn trẻ hiện nay cũng rơi vào tình cảnh chọn ngành, chọn nghề, chọn trường đại học theo kiểu... học đại. Không ít gia đình dù ở nguyện vọng 1, 2, 3 hay các nguyện vọng tiếp theo, đều không quan tâm vấn đề chọn ngành, miễn sao, con có thể trúng tuyển đại học và ra trường với tấm bằng trên tay.

Thực tế cho thấy, những bạn trẻ này không hạnh phúc và rất khó để nhiệt huyết với việc học và tìm kiếm công việc theo đúng chuyên môn đào tạo. 

Kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%.

Cụ thể, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Kiến trúc và Xây dựng làm trái ngành là 31,6%; tỉ lệ này ở các ngành Nhân văn và Nghệ thuật là 63%; các ngành Khoa học tự nhiên, Toán và Công nghệ thông tin là 60,6%; các ngành Nông, Lâm, Ngư và Thú y là 67%.

Còn với nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý, lao động tốt nghiệp ngành này có thể phù hợp với nhiều loại hình công việc khác nhau. Do đó, tỉ lệ người đã tốt nghiệp đại học làm trái ngành của nhóm ngành này thấp hơn đáng kể so với các ngành khác, chỉ ở mức 13,2%.

Một khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho thấy, khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài; trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Số liệu trên là một trong những minh chứng về việc học sinh, sinh viên chọn ngành học, trường học chưa phù hợp với bản thân mình.

Mùa tuyển sinh năm 2023 đang đến gần, làm thế nào để không chọn nhầm ngành học, trường học, tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra là băn khoăn của các sĩ tử cũng như gia đình và toàn xã hội.

Các chuyên gia tuyển sinh khuyến cáo, thí sinh cần có sự cân nhắc, tính toán về cơ hội việc làm trong quá trình lựa chọn ngành nghề, tránh tình trạng thất nghiệp khi ra trường.

PGS-TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương - lưu ý thí sinh, khi lựa chọn ngành nghề cần dựa trên 4 yếu tố: Năng lực cá nhân; nhu cầu nhân lực của ngành trong tương lai; sở thích và đam mê của cá nhân; điều kiện gia đình.

"Các em có thể lựa chọn lĩnh vực/ngành mình yêu thích, muốn học. Sau đó chọn các trường có ngành đào tạo đó và xếp thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp" - cô Hiền chia sẻ.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Khó đợi đến tuổi, nhiều giáo viên tìm cách để nghỉ hưu

Vân Trang |

Nhiều thầy cô xoay xở đủ cách để hoàn thành thủ tục về hưu sớm thay vì đợi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Thí sinh có được lựa chọn nguyện vọng khi trúng tuyển đại học?

Vân Trang |

Nhiều thí sinh băn khoăn có được lựa chọn nguyện vọng khi trúng tuyển đại học không. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những giải đáp về vấn đề này.

Trăn trở chuyện xử phạt học sinh: Giáo dục cần sự yêu thương

Vân Trang |

Nhiều giáo viên than phiền, họ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, đặc biệt trong việc xử phạt học sinh. Thay vì cùng giáo viên giáo dục học sinh, nhiều cha mẹ lại tập trung vào việc bắt lỗi và lên án thầy cô mỗi khi không hài lòng.

10.000 tour khuyến mại dành cho khách đến hội chợ du lịch VITM Hà Nội

Ý Yên |

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023 sắp tới có hàng nghìn tour, vé máy bay và sản phẩm khuyến mại dành cho khách tham quan.

Thể thao Việt Nam nguy cơ mất 50-60 huy chương vàng tại SEA Games 32

MINH PHONG |

Những thay đổi về điều lệ và số môn thể thao ở SEA Games 32 có thể khiến đoàn thể thao Việt Nam mất từ 50-60 huy chương vàng tại kỳ Đại hội này.

Ứng dụng do ChatGPT viết đã có mặt trên App Store của Apple

Anh Vũ |

Với sự ra đời của GPT-4, khả năng của ChatGPT đã tăng lên gấp nhiều lần so với phiên bản GPT-3.5 trước đây.

Sau nhiều ồn ào, Osen Ngọc Mai có được tiếp tục xét tặng danh hiệu NSƯT?

AN NGUYÊN |

Đại diện Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch khẳng định, những ồn ào đời tư từ dư luận không ảnh hưởng đến việc xét tặng danh hiệu NSƯT của ca sĩ Osen Ngọc Mai.

Vietnam Airlines lên tiếng việc tăng giá vé máy bay dịp lễ 30.4

Hiếu Anh |

Trước thông tin giá vé máy bay tăng cao dịp nghỉ lễ 30.4, Vietnam Airlines lên tiếng.

Khó đợi đến tuổi, nhiều giáo viên tìm cách để nghỉ hưu

Vân Trang |

Nhiều thầy cô xoay xở đủ cách để hoàn thành thủ tục về hưu sớm thay vì đợi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Thí sinh có được lựa chọn nguyện vọng khi trúng tuyển đại học?

Vân Trang |

Nhiều thí sinh băn khoăn có được lựa chọn nguyện vọng khi trúng tuyển đại học không. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những giải đáp về vấn đề này.

Trăn trở chuyện xử phạt học sinh: Giáo dục cần sự yêu thương

Vân Trang |

Nhiều giáo viên than phiền, họ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, đặc biệt trong việc xử phạt học sinh. Thay vì cùng giáo viên giáo dục học sinh, nhiều cha mẹ lại tập trung vào việc bắt lỗi và lên án thầy cô mỗi khi không hài lòng.