Trăn trở chuyện xử phạt học sinh: Giáo dục cần sự yêu thương

Vân Trang |

Nhiều giáo viên than phiền, họ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, đặc biệt trong việc xử phạt học sinh. Thay vì cùng giáo viên giáo dục học sinh, nhiều cha mẹ lại tập trung vào việc bắt lỗi và lên án thầy cô mỗi khi không hài lòng.

Với 37 năm giảng dạy môn Giáo dục công dân và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, thầy Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong (Khánh Hoà) từng phải xử lí rất nhiều học sinh vi phạm nội quy nhà trường như: nhuộm tóc, son môi, nói tục, chửi thề, đánh nhau, vẽ viết bậy lên bàn ghế, tường...

Điều trăn trở đối với thầy Lực không chỉ ở việc xử phạt những học trò này như thế nào, mà còn là những áp lực từ phía phụ huynh.

"Phụ huynh khi cho con đến trường đều mong muốn con mình được trưởng thành về phẩm chất năng lực, điều này là chính đáng.

Không ít phụ huynh vì quá kỳ vọng vào nhà trường, thầy cô nên khi con không đạt được kết quả như mong muốn thì có nhận xét không công bằng về thầy cô, cho rằng thầy cô dạy dở, năng lực chuyên môn kém…, còn nếu thầy cô đôi khi thiếu kiềm chế lỡ tay đánh, véo, phạt… học sinh thì phải hứng chịu nhiều lời cay nghiệt" - thầy Lực chia sẻ.

Cô Thu Vân - giáo viên bậc THCS tại Hà Nội cũng bày tỏ sự e ngại khi hiện nay, ngoài áp lực về chuyên môn, nhà giáo còn phải đối mặt với áp lực từ dư luận của xã hội.

"Nhỡ mình nói hay làm gì, thì dù là sai lầm nhỏ nhất cũng bị dư luận xã hội và cha mẹ học sinh lên tiếng, chỉ trích hết sức nặng nề" - cô Vân chia sẻ.

Bên cạnh đó, không ít phụ huynh mang tâm lí "phó mặc con" cho giáo viên nhưng khi có chuyện gì xảy ra với con, chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đã tin ngay lời con nói mà quy trách nhiệm cho giáo viên, nghĩ sai, nghĩ xấu về các thầy cô.

"Nghề giáo là một nghề cao cả, mang trọng trách lớn. Do đó, chúng tôi mong được sự thấu cảm, chia sẻ từ gia đình và xã hội, đồng hành cùng giáo dục con trẻ" - cô Vân bày tỏ nguyện vọng.

Giáo dục cần sự yêu thương

Với vai trò là nhà quản lí giáo dục, cô Hồ Thuận Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) chia sẻ, việc xử phạt học trò luôn là điều khiến giáo viên trăn trở.

Ở lứa tuổi học sinh, các em đủ hiểu biết về quyền lợi của mình và đôi khi cũng có những đòi hỏi, đề cao quyền của bảo thân quá. Trong khi đó, phía thầy cô, đôi khi vì áp lực công việc nên có những ưng xử chưa thực sự thấu đáo và tế nhị, làm ảnh hưởng đến việc giáo dục con trẻ.

"Quan điểm tôi, giáo dục là phải sự thấu cảm và yêu thương. Có như vậy mới giúp kiềm chế được cái "nóng giận". Học trò có thể không đúng nhưng người thầy thì không thể. Hành xử không đúng thì phải trả giá "rất đắt" - cô Yến phân tích.

Không riêng giáo viên, theo cô Yến, những người làm cha, làm mẹ cũng vậy. Yêu thương thì hãy làm bạn để hiểu các con, dành thời gian nói chuyện với con, chia sẻ cùng con để chỉ ra điều con được và không thì mới nắn chỉnh được các con. Có giận thì cũng nói đủ nghe.

"Thái độ kiên quyết là đủ để các con nhận thấy. Tuyệt đối không được làm mất sĩ diện của con trước mặt người khác. Điều này vô cùng nguy hiểm và đáng bị lên án" - cô Yến chia sẻ. 

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Xử phạt học sinh, làm sao để không gây phản cảm?

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Sau vụ giáo viên cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng, nhiều ý kiến băn khoăn, làm sao để thầy cô phạt học sinh mà không gây phản cảm?.

Sau vụ cô giáo cắt tóc học sinh: Không để xảy ra việc đáng tiếc tương tự

Vân Trang |

Sau vụ việc giáo viên cắt tóc học sinh ngay trên lớp, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc (GDĐT) chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử văn hoá học đường, không để xảy ra sự việc đáng tiếc tương tự.

Học sinh nên chọn bằng cấp hay chọn học nghề

Vân Trang |

Nhiều học sinh lớp 12 băn khoăn giữa việc chọn bằng cấp, chọn trường đại học danh tiếng, hay lựa chọn học cao đẳng, học nghề để ra trường có việc làm ngay.

Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm hầu toà phiên phúc thẩm

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 27.3, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét kháng cáo của Nguyễn Thái Luyện (37 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba) cùng đồng phạm trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 5.4.

Đà Nẵng vận động khách sạn, nhà hàng mở cửa nhà vệ sinh cho du khách

THUỲ TRANG |

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đang phối hợp với UBND các phường vận động ít nhất 50 chủ nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn mở cửa nhà vệ sinh miễn phí cho du khách.

Ronaldo lập cú đúp, Bồ Đào Nha thắng Luxembourg 6-0

Văn An |

Ronaldo phá sâu các kỷ lục của chính mình sau khi lập cú đúp trong chiến thắng 6-0 của tuyển Bồ Đào Nha trước Luxembourg ở vòng loại EURO 2024.

14 lãnh đạo cấp tướng, tá được đề nghị xét tặng huân chương, danh hiệu

Quang Việt |

Ngoài Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thanh Trường được đề nghị xét tặng Huân chương Chiến công hạng Ba, nhiều cán bộ được lấy ý kiến tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Lợi thế cạnh tranh về giá, khu công nghiệp phía Bắc hút vốn FDI

ANH HUY |

Sở hữu lợi thế cạnh tranh về giá thuê đất thấp, các khu công nghiệp (KCN) phía Bắc đang trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản khi liên tục thu hút dòng vốn ngoại đổ về.

Xử phạt học sinh, làm sao để không gây phản cảm?

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Sau vụ giáo viên cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng, nhiều ý kiến băn khoăn, làm sao để thầy cô phạt học sinh mà không gây phản cảm?.

Sau vụ cô giáo cắt tóc học sinh: Không để xảy ra việc đáng tiếc tương tự

Vân Trang |

Sau vụ việc giáo viên cắt tóc học sinh ngay trên lớp, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc (GDĐT) chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử văn hoá học đường, không để xảy ra sự việc đáng tiếc tương tự.

Học sinh nên chọn bằng cấp hay chọn học nghề

Vân Trang |

Nhiều học sinh lớp 12 băn khoăn giữa việc chọn bằng cấp, chọn trường đại học danh tiếng, hay lựa chọn học cao đẳng, học nghề để ra trường có việc làm ngay.