Vay vốn trên 100 triệu để đi làm việc ở nước ngoài phải có tài sản bảo đảm?

thu thủy |

Bạn đọc có emaill ninhduongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, đối tượng nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, Người lao động vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm trên 100 triệu để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì có cần phải có tài sản bảo đảm không?

Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm như sau:

1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;

b) Người lao động.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;

b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

Điều 11 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm quy định về hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.

2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V nghị định này.

Điều 36 Mục 3 Chương V Nghị định số 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 74/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm tiền vay như sau:

Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Như vậy, với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

thu thủy
TIN LIÊN QUAN

Những loại đất được thế chấp để vay vốn ngân hàng

HIỆP DƯƠNG |

Pháp luật quy định cụ thể một số loại đất được phép mang đi thế chấp, làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp khó khi muốn vay vốn

Bảo Chương |

Các doanh nghiệp bất động sản vẫn tiếp tục kiến nghị về việc cần thay đổi một số quy định không phù hợp trong Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2021 đang gây ra khó khăn, cản trở khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng.

7 trường hợp không được vay vốn ngân hàng

HIỆP DƯƠNG |

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành 3 trường hợp cấm cho vay cho đến ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. Theo đó, từ 1.9, còn 7 trường hợp không được vay vốn ngân hàng.

Tọa đàm: Chế tài không đủ mạnh, sẽ còn nhiều doanh nghiệp trây ỳ, nợ và trốn đóng BHXH

NHÓM PV |

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp (DN) vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) diễn ra ngày càng phức tạp với số tiền chậm đóng lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng. Thậm chí, có DN vẫn trích thu nhập của người lao động cho khoản đóng BHXH nhưng thực tế lại không hề nộp cho cơ quan bảo hiểm. Tình trạng này khiến cho quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, Báo Lao Động tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Chế tài không đủ mạnh, sẽ còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp trây ỳ, triền miên nợ và trốn đóng BHXH” - nhằm giải đáp các thắc mắc, giúp người lao động yếu thế bảo vệ quyền lợi khi bị chủ sử dụng lao động nợ BHXH và phương án, chế tài xử lý hiện nay đối với các trường hợp trây ỳ, triền miên nợ đóng BHXH.

Bên trong chuyến tàu metro Nhổn - ga Hà Nội ngày vận hành thử

Tô Thế |

Dự án Tuyến Đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội bước vào tuần 2 của giai đoạn vận hành thử (Trial - Run). Trong tuần đầu tiên, Dự án đã thực hiện 7/57 kịch bản, các hoạt động được diễn ra thuận lợi, cơ bản đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra.

Thanh Hằng Beauty Medi tiếp thu và cam kết xử lý triệt để sai phạm Báo Lao Động phản ánh

NHÓM PV |

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Trường Giang - đơn vị chủ quản của Thanh Hằng Beauty Medi - thừa nhận đã buông lỏng trong quản lý kinh doanh nội bộ, để xảy ra những sai phạm liên quan đến tế bào gốc như Báo Lao Động phản ánh.

Đắk Nông phát hiện nhiều hiện vật có niên đại gần 10.000 năm

PHAN TUẤN |

Đắk Nông - Các ngành chức năng vừa phát hiện gần 100 hiện vật có niên đại gần 10.000 năm trước tại di chỉ Thôn 7, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô.

Kết quả xử lý vi phạm đất đai ở Thái Bình sau phản ánh của Báo Lao Động

Trung Du |

Thái Bình - Sau khi Báo Lao Động phản ánh, UBND huyện Quỳnh Phụ ban hành chỉ đạo “nóng”, đến nay một số vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai ở thôn Tràng, xã An Tràng theo nội dung bạn đọc thông tin cơ bản đã được địa phương tiếp thu, xử lý khắc phục.

Những loại đất được thế chấp để vay vốn ngân hàng

HIỆP DƯƠNG |

Pháp luật quy định cụ thể một số loại đất được phép mang đi thế chấp, làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp khó khi muốn vay vốn

Bảo Chương |

Các doanh nghiệp bất động sản vẫn tiếp tục kiến nghị về việc cần thay đổi một số quy định không phù hợp trong Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2021 đang gây ra khó khăn, cản trở khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng.

7 trường hợp không được vay vốn ngân hàng

HIỆP DƯƠNG |

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành 3 trường hợp cấm cho vay cho đến ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. Theo đó, từ 1.9, còn 7 trường hợp không được vay vốn ngân hàng.