Cover bài hát của người khác không xin phép, bị xử phạt thế nào?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email haimaixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi muốn cover một số bài hát để biểu diễn. Nếu không xin phép tác giả trước khi cover thì tôi có bị xử phạt không?

Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:   

Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tài sản như sau:

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Nghị định 131/2013/NĐ-CP) quy định về hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi cover bài hát của người khác mà không xin phép có thể bị xử phạt theo các quy định đã trích dẫn ở trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

thu thuỷ
TIN LIÊN QUAN

Trường hợp nào sử dụng tác phẩm không phải xin phép, trả tiền bản quyền?

NHÓM PV |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, sáng 16.6, với 476/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,58%), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Vi phạm bản quyền tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Tuấn Linh |

Theo một số liệu thống kê mới đây, 70% người Việt sử dụng Internet với thời lượng trung bình 7 giờ mỗi ngày. Công nghệ 4G, 5G tiếp tục phát triển, giúp người dân dễ dàng ứng dụng Internet để giải trí, học tập và phục vụ các nhu cầu khác trong đó có việc nghe, xem nội dung trực tuyến. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thiết bị di động, cùng với băng thông rộng tốc độ cao và khả năng lưu trữ chi phí thấp đã giúp thúc đẩy xu hướng vi phạm bản quyền kỹ thuật số.

Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Cơ chế đã có, sao vẫn khó xử lý?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Vẫn còn rất nhiều khó khăn để xử lý tình trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các nền tảng xuyên biên giới. Nguyên nhân xuất phát từ việc chúng ta đang thiếu vắng các công cụ để giám sát hiệu quả và sự thiếu hợp tác từ chính các nền tảng này.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Trường hợp nào sử dụng tác phẩm không phải xin phép, trả tiền bản quyền?

NHÓM PV |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, sáng 16.6, với 476/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,58%), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Vi phạm bản quyền tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Tuấn Linh |

Theo một số liệu thống kê mới đây, 70% người Việt sử dụng Internet với thời lượng trung bình 7 giờ mỗi ngày. Công nghệ 4G, 5G tiếp tục phát triển, giúp người dân dễ dàng ứng dụng Internet để giải trí, học tập và phục vụ các nhu cầu khác trong đó có việc nghe, xem nội dung trực tuyến. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thiết bị di động, cùng với băng thông rộng tốc độ cao và khả năng lưu trữ chi phí thấp đã giúp thúc đẩy xu hướng vi phạm bản quyền kỹ thuật số.

Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Cơ chế đã có, sao vẫn khó xử lý?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Vẫn còn rất nhiều khó khăn để xử lý tình trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các nền tảng xuyên biên giới. Nguyên nhân xuất phát từ việc chúng ta đang thiếu vắng các công cụ để giám sát hiệu quả và sự thiếu hợp tác từ chính các nền tảng này.