Con nuôi có được hưởng tài sản thừa kế khi không có di chúc?

M. CHI (GHI) |

Bạn đọc T.L, email: hoangthuylx@xxx hỏi: Ông bà tôi không có con và đã xin con nuôi. Ông tôi đã mất. Bà tôi năm nay 82 tuổi, bà đã viết di chúc cho cháu mà không có chú tôi ký và làm chứng. Chú tôi có được hưởng tài sản thừa kế không? Bà tôi viết di chúc như vậy là hợp pháp không?

Văn phòng luật sư Số 6, Đoàn luật sư TP. Hà Nội trả lời: 

Bà của bạn trong điều kiện đủ sức khỏe, hoàn toàn minh mẫn, không bị ai ép buộc, đe dọa, lừa dối, thì bà bạn có thể tự lập di chúc viết tay để định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ ai, mà không bắt buộc phải có người làm chứng hay công chứng chứng thực, không cần chú bạn (con của bà) phải ký xác nhận.

Tuy nhiên, cần xác định bà chỉ có quyền định đoạt đối với ½ khối tài sản, và di chúc của bà chỉ có hiệu lực đối với ½ khối tài sản thuộc phần quyền của bà. 

Còn ½ khối tài sản là thuộc di sản của ông để lại không có di chúc cần phải được chia theo pháp luật. Theo đó hàng thừa kế thứ nhất gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, những người thuộc hàng thừa kế phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế (tại thời điểm ông của bạn chết).

Do đó, con nuôi của ông, bà bạn được hưởng một phần tài sản của ông bạn để lại.

Tư vấn pháp luật Báo Lao Động:

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

M. CHI (GHI)
TIN LIÊN QUAN

Lập chốt ứng trực trước lượng du khách đông đúc đổ về Phủ Tây Hồ

TÙNG GIANG |

Theo ghi nhận của PV, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão (23.1), các lối vào Phủ Tây Hồ (Hà Nội) luôn có lực lượng chức năng ứng trực, phân luồng để phương tiện lưu thông thuận tiện trước tình trạng người dân đổ về địa điểm này ngày một đông.

Dàn diễn viên chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

NSND Minh Hòa, NSƯT Chí Chung, diễn viên Hà Việt Dũng, Thu Quỳnh,... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân TPHCM đội nắng du xuân ngày mùng 2 Tết

Thanh Vũ |

TPHCM - Dù trời khá nóng nhưng người dân ở TPHCM vẫn phấn khởi du xuân ở các điểm tham quan nổi tiếng trên địa bàn thành phố.

100 năm Bảo tàng Khải Định: Tinh thần dân tộc trên tác phẩm nghệ thuật

Trần Đức Anh Sơn |

Huế - Năm 2023 này, Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) tròn 100 tuổi, sau khi trải qua bao biến cố thăng trầm và 6 lần “thay tên, đổi chủ”, trải qua 14 đời quản thủ/giám đốc (5 người Pháp, 9 người Việt).

Tết cơm mới của người Tày

Nguyễn Tùng |

Cùng với Tết Nguyên đán thì Tết cơm mới là một nghi lễ quan trọng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Tày.

365 sắc thái linh vật mèo tại đường hoa Xuân Đồng Tháp

Lục Tùng |

Tại đường hoa xuân Đồng Tháp, linh vật mèo được thể hiện dưới nhiều sắc thái. Mèo ở đây được làm từ nguyên liệu tại địa phương, nên mang chất riêng, không lẫn với nơi nào khác.

Á hậu Ngọc Hằng: Tôi muốn thành đồng nghiệp của BTS

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng" tuần này, Á hậu Ngọc Hằng đã tiết lộ lý do hâm mộ nhóm nhạc BTS cũng như ước mơ trở thành ca sĩ.

Dấu ấn trí tuệ và tâm huyết trong Luật Đất đai sửa đổi

Nguyễn Hà |

Nói về quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhìn nhận việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo này là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong tham gia lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời, đây cũng là thực hiện vai trò, trách nhiệm trong sở hữu toàn dân về đất đai đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng.