Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được triển khai ra sao?

Ngọc Vân |

Ukraina và phương Tây lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhưng Mátxcơva nói rằng lập trường của Nga đã bị hiểu sai.

Mỹ cho biết thế giới phải đối mặt với nguy cơ hạt nhân nặng nề nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo sẵn sàng sử dụng tất cả kho vũ khí khổng lồ của mình để phòng thủ.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?

Các học giả và các nhà đàm phán kiểm soát vũ khí đã dành nhiều năm tranh cãi về cách định nghĩa vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW). Đầu mối nằm ở cái tên: Chúng là vũ khí hạt nhân được sử dụng cho để đạt được lợi ích chiến thuật cụ thể trên chiến trường, thay vì phá hủy các thành phố lớn nhất của Mỹ hoặc Nga.

Ít ai biết chính xác Nga có bao nhiêu vũ khí hạt nhân chiến thuật vì đây là lĩnh vực bí mật. Tuy nhiên, theo Reuters, rõ ràng, Nga có ưu thế lớn về số lượng so với Mỹ và NATO khi nói đến TNW: Mỹ tin rằng Nga có khoảng 2.000 đầu đạn chiến thuật, gấp hơn 10 lần so với Washington.

Các đầu đạn này có thể được gắn trên nhiều loại tên lửa, ngư lôi và bom trọng lực của lực lượng hải quân, không quân hoặc lục quân.

Mỹ có khoảng 200 loại vũ khí như vậy, một nửa trong số đó đặt tại các căn cứ ở Châu Âu. Những quả bom hạt nhân B61 dài 3,6m này - với sức công phá tương đương từ 0,3 đến 170 nghìn tấn thuốc nổ - được triển khai tại sáu căn cứ không quân trên khắp Italia, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan.

Quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945 có sức công phá tương đương 15 nghìn tấn thuốc nổ.

Ai có quyền ra lệnh ấn nút hạt nhân Nga?

Theo học thuyết hạt nhân của Nga, tổng thống là người ra quyết định cuối cùng khi sử dụng vũ khí hạt nhân, cả chiến lược và phi chiến lược.

Quyền Tổng thống Vladimir Putin nhận vali hạt nhân vào ngày 31.12.1999. Ảnh: kremlin.ru
Quyền Tổng thống Vladimir Putin nhận vali hạt nhân vào ngày 31.12.1999. Ảnh: kremlin.ru

Cái gọi là vali hạt nhân, hay "Cheget" (được đặt theo tên của núi Cheget ở Dãy núi Caucasus), luôn ở bên cạnh tổng thống. Bộ trưởng Quốc phòng Nga - hiện là Sergei Shoigu - và Tổng tham mưu trưởng quân đôi Nga - hiện là Valery Gerasimov - cũng được cho là có những vali như vậy. Cheget luôn có mặt trong các chuyến công du của tổng thống Nga. Các sĩ quan làm nhiệm vụ canh gác chiếc vali trong các chuyến đi của tổng thống được chính phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga lựa chọn.

Về cơ bản, vali hạt nhân là công cụ liên lạc giữa tổng thống với các quan chức quân đội hàng đầu và các lực lượng tên lửa thông qua mạng chỉ huy và điều khiển điện tử Kazbek cực kỳ bí mật. Kazbek hỗ trợ một hệ thống khác được gọi là Kavkaz.

Đoạn phim do kênh truyền hình Zvezda của Nga phát vào năm 2019 cho thấy một trong những chiếc vali hạt nhân với một loạt nút. Trong phần "lệnh" có hai nút: Nút "tấn công" màu trắng và nút "hủy" màu đỏ. Theo Zvezda, chiếc vali được kích hoạt bằng một thẻ flashcard đặc biệt.

Vali hạt nhân Nga với các nút trắng và đỏ. Ảnh: tvzvezda.ru
Vali hạt nhân Nga với các nút trắng và đỏ. Ảnh: tvzvezda.ru
Vali hạt nhân Nga với các nút trắng và đỏ. Ảnh: tvzvezda.ru

Nếu Nga cho rằng nước này phải đối mặt với một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược, tổng thống, thông qua vali hạt nhân, sẽ gửi lệnh "launch" trực tiếp tới bộ tổng tham mưu và các đơn vị chỉ huy dự bị nắm giữ mã hạt nhân. Các lệnh này nhanh chóng chuyển xuống những hệ thống thông tin liên lạc khác nhau tới các đơn vị lực lượng tên lửa chiến lược để nhắm vào mục tiêu.

Nếu một cuộc tấn công hạt nhân được xác nhận, tổng thống Nga có thể kích hoạt cái gọi là hệ thống "Bàn tay chết - Dead Hand" hay "Chu vi - Perimetr": Về cơ bản máy tính sẽ quyết định ngày tận thế. Một tên lửa điều khiển sẽ ra lệnh cho các cuộc tấn công hạt nhân từ khắp kho vũ khí khổng lồ của Nga.

Lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật diễn ra thế nào?

Thủ tục ra lệnh một cuộc tấn công vũ khí hạt nhân chiến thuật được cho là tương tự như một cuộc phóng vũ khí hạt nhân chiến lược, nhưng có những điểm khác biệt chính và vẫn chưa được biết nhiều do bí mật chặt chẽ.

Lễ chuyển giao vali hạt nhân trong lễ nhậm chức lần thứ 3 của Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 7.5.2012. Ảnh: Wiki
Lễ chuyển giao vali hạt nhân trong lễ nhậm chức lần thứ 3 của Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 7.5.2012. Ảnh: kremlin.ru

Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Nga có khoảng 22.000 TNW trong khi Mỹ có khoảng 11.500. Hầu hết số vũ khí này đã được tháo dỡ hoặc đang chờ được tháo dỡ.

Những TNW còn lại được cất giữ trong ít nhất 30 căn cứ quân sự và hầm chứa dưới sự kiểm soát của Tổng cục 12 của Bộ Quốc phòng (GUMO thứ 12) do Trung tướng Igor Kolesnikov đứng đầu, báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Quốc phòng.

Để chuẩn bị cho một cuộc tấn công TNW, có khả năng Tổng thống Putin sẽ tham khảo ý kiến ​​của các đồng minh cấp cao từ Hội đồng An ninh Nga trước khi ra lệnh.

Các bước đi này có thể bị tình báo phương Tây nắm được, cũng như các cuộc di chuyển bất thường của quân đội Nga ra khỏi bất kỳ mục tiêu tiềm năng nào ở Ukraina hoặc thay đổi vị trí hạt nhân của Nga: Tàu ngầm sẽ ra khơi, lực lượng tên lửa sẽ được đặt trong tình trạng báo động đầy đủ và máy bay ném bom chiến lược sẽ có mặt tại các căn cứ, sẵn sàng cất cánh ngay lập tức.

Sau đó, Tổng thống Putin có thể sử dụng chiếc cặp hạt nhân của mình để đưa ra hoặc không đưa ra lệnh phóng.

Hans Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cho biết: “Hãy hình dung rằng ông Putin có thể muốn kéo dài thời gian để Ukraina và phương Tây đổ mồ hôi khi theo dõi quá trình chuẩn bị".

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

NATO tập trận hạt nhân giữa lúc chiến sự Nga-Ukraina leo thang

Khánh Minh |

Ngày 17.10, NATO bắt đầu các cuộc tập trận hạt nhân thường niên có tên gọi Steadfast Noon trong bối cảnh chiến sự Nga-Ukraina leo thang.

Tổng thống Pháp tuyên bố bất ngờ về đáp trả hạt nhân Nga

Khánh Minh |

Tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga vấp phải chỉ trích.

Nga lên tiếng về chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân

Thanh Hà |

Nga có chính sách rõ ràng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Điện Kremlin lên tiếng sau khi lãnh đạo Chechnya khuyên Nga dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraina.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

NATO tập trận hạt nhân giữa lúc chiến sự Nga-Ukraina leo thang

Khánh Minh |

Ngày 17.10, NATO bắt đầu các cuộc tập trận hạt nhân thường niên có tên gọi Steadfast Noon trong bối cảnh chiến sự Nga-Ukraina leo thang.

Tổng thống Pháp tuyên bố bất ngờ về đáp trả hạt nhân Nga

Khánh Minh |

Tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga vấp phải chỉ trích.

Nga lên tiếng về chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân

Thanh Hà |

Nga có chính sách rõ ràng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Điện Kremlin lên tiếng sau khi lãnh đạo Chechnya khuyên Nga dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraina.