Ứng dụng mua sắm mới nổi làm mưa gió ở Mỹ

Khánh Minh |

Một ứng dụng mua sắm trực tuyến mới có liên kết với nhà bán lẻ nổi tiếng ở Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ, vượt qua 2 đối thủ cạnh tranh lớn Amazon và Walmart.

Temu - nhà bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Boston (Mỹ), đồng chủ sở hữu với công ty của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Pinduoduo - đã xuất hiện tại giải Super Bowl hôm 12.2, theo CNN.

Temu điều hành một siêu thị trực tuyến có đầy đủ hàng hóa thiết yếu, từ hàng gia dụng, quần áo đến đồ điện tử. Temu đã công bố một đoạn quảng cáo nhằm khuyến khích người tiêu dùng hãy "mua sắm như một tỉ phú".

Người phát ngôn của Temu nói: "Thông qua quảng cáo tại một giải đấu lớn như Super Bowl, chúng tôi muốn nhắn nhủ với người tiêu dùng rằng họ có thể mua sắm không giới hạn với mức giá mà chúng tôi đề xuất".

30 giây quảng cáo đã cho thấy những đề xuất của công ty đối với khách hàng: Có thể mua vô số món đồ chỉ với giá rẻ. Một bộ đồ bơi nữ trên Temu chỉ có 6,5 USD, trong khi chiếc tai nghe không dây có giá 8,5 USD và một chiếc dao cạo lông mày có giá 0,9 USD.

Những mức giá thấp đáng kinh ngạc này (theo tiêu chuẩn phương Tây) đã được so sánh với Shein, một công ty thời trang mới nổi của Trung Quốc cũng cung cấp nhiều lựa chọn thời trang và đồ gia dụng với mức giá thấp, đồng thời đã thâm nhập với số lượng lớn vào các thị trường trên toàn cầu bao gồm cả Mỹ.

Theo hãng Coresight Research, Shein được coi là một trong những đối thủ cạnh tranh của Temu, cùng với nhà bán lẻ Wish có trụ sở tại Mỹ và AliExpress của Alibaba.

Dẫn đầu các bảng xếp hạng

Temu, phát âm là "tee-moo", được PDD cho ra mắt vào năm ngoái. Hãng này cũng là công ty mẹ của Pinduoduo, một trong các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất của Trung Quốc với khoảng 900 triệu người dùng.

Gã khổng lồ này tạo được tên tuổi trên thị trường nhờ mô hình kinh doanh mua theo nhóm, cho phép người tiêu dùng tiết kiệm tiền bằng cách rủ bạn bè mua cùng một mặt hàng với số lượng lớn.

Trên trang web của mình, Temu cho biết đã sử dụng mạng lưới sâu rộng, được xây dựng qua nhiều năm để cung cấp nhiều loại sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.

Theo số liệu của Tổ chức theo dõi thị trường Sensor Tower, kể từ khi ra mắt vào tháng 9.2022, ứng dụng này đã có 24 triệu lượt tải xuống và thu hút hơn 11 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Theo Abe Yousef, nhà phân tích cấp cao tại công ty Sensor Tower, trong quý 4.2022, số lượng cài đặt ứng dụng Temu tại Mỹ đã vượt xa số lượt tải về của Amazon, Walmart và Target.

“Temu đã vươn lên dẫn đầu cả hai bảng xếp hạng ứng dụng tại Mỹ vào tháng 11.2022, hiện ứng dụng vẫn giữ vị trí nhất bảng cho đến nay” - ông Yousef đề cập đến bảng xếp hạng ứng dụng di động trên 2 hệ điều hành iOs và Android.

Ông Yousef cũng cho biết, công ty đã đặc biệt thành công trong việc thu hút người dùng mới bằng cách đưa ra mức giá cực thấp và các ưu đãi giờ vàng trong ứng dụng, chẳng hạn như giảm giá 89% cho một số mặt hàng.

Công ty này cũng đã để mắt đến thị trường mới. Temu chia sẻ trên Twitter rằng họ có kế hoạch mở rộng thị trường sang Canada trong tháng này.

Mức giá rẻ bất ngờ?

Ông Michael Felice, đối tác liên kết tại công ty tư vấn quản lý Kearney, cho hay Temu trở nên sáng giá bằng cách bán các sản phẩm mà không cần nâng giá cao.

“Temu đang chứng minh rằng các thương hiệu có thể sản xuất với chi phí cực thấp, việc chuỗi giá trị có quá nhiều chi phí tăng cao sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận" - ông Felice nói.

"Người tiêu dùng Mỹ có thể không sẵn sàng chấp nhận một mức giá rẻ như vậy. Họ luôn đặt ra câu hỏi: “Liệu mức giá rẻ này có xứng đáng với một sản phẩm chất lượng tốt hay không?".

Bà Deborah Weinswig, Giám đốc điều hành công ty Coresight Research, cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận xem liệu Temu có thể duy trì mức giá cực thấp, giao hàng miễn phí và các đặc quyền khác hay không.

Bà Weinswig viết trong một báo cáo: “Temu đặt mục tiêu tiếp tục thử nghiệm mảng tiếp thị và cung cấp dịch vụ, điều này có thể thực hiện được nhờ sự thừa hưởng từ công ty mẹ".

Bà Weinswig đánh giá cao: "Temu xuất hiện vào thời điểm thích hợp, khi người tiêu dùng cần tiết kiệm trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế còn cao".

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Con người lần đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ thế nào?

Khánh Minh |

Vào thời kỳ băng hà cuối cùng, những người đầu tiên đặt chân tới châu Mỹ đã đi theo hành trình nào và họ đi bộ, thuyền hay cả hai?

Lí do khiến livestream bán hàng ở Mỹ không nở rộ như ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta và ByteDance đang phải đối mặt với những thách thức trong việc khai phá thị trường livestream bán hàng ở Mỹ - xu hướng đang rất thịnh hành ở Trung Quốc.

Mỹ không còn hấp dẫn với người giàu thế giới

Khánh Minh |

Nước Mỹ không còn là nơi cư trú hấp dẫn đối với những người giàu thế giới như thời trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Toàn cảnh vụ người mẫu Hong Kong Abby Choi bị sát hại dã man

Thanh Hà |

Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) bị sát hại trong một âm mưu do gia đình chồng cũ dàn dựng nghi do tranh chấp tài sản.

Nhật Bản sẽ mua 400 tên lửa Tomahawk của Mỹ

Khánh Minh |

Nhật Bản sẽ mua 400 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ - Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ngày 27.2.

Bác sĩ Trần Huy Thọ và những kỉ niệm dưới thời ông Park Hang-seo

ĐÌNH THẢO (THỰC HIỆN) |

Trần Huy Thọ - bác sĩ của U23 cũng như đội tuyển Việt Nam - được biết đến là một người luôn hết mình và tận tâm với công việc, là "người hùng" thầm lặng dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

"Bức tường thành" cứu mạng tài xế khi xe vượt đèo dốc Kon Tum

THANH TUẤN |

Liên tục các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đèo dốc Kon Tum, cơ quan chức năng đã mở thêm đường cứu nạn, lắp hệ thống hộ lan… để hỗ trợ, cảnh báo cánh tài xế khi chẳng may phương tiện gặp sự cố.  

Lo ngại thiếu cát phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Về nguồn vật liệu xây dựng phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Tĩnh, hiện nhà thầu đang lo ngại thiếu cát để thi công.

Con người lần đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ thế nào?

Khánh Minh |

Vào thời kỳ băng hà cuối cùng, những người đầu tiên đặt chân tới châu Mỹ đã đi theo hành trình nào và họ đi bộ, thuyền hay cả hai?

Lí do khiến livestream bán hàng ở Mỹ không nở rộ như ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta và ByteDance đang phải đối mặt với những thách thức trong việc khai phá thị trường livestream bán hàng ở Mỹ - xu hướng đang rất thịnh hành ở Trung Quốc.

Mỹ không còn hấp dẫn với người giàu thế giới

Khánh Minh |

Nước Mỹ không còn là nơi cư trú hấp dẫn đối với những người giàu thế giới như thời trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.