Từ khủng bố thành tiến sĩ: Hành trình hoàn lương của một người Indonesia

Song Minh |

Ali Fauzi nhận bằng tiến sĩ vào ngày 21.2 tại Đại học Muhammadiyah Malang ở Đông Java, chính thức kết thúc quá trình hoàn lương của một người từng tham gia tổ chức khủng bố tại Indonesia.

Fauzi, 52 tuổi, người đã bị bỏ tù ba năm vì tội khủng bố vào năm 2004, cho biết: “Làm tiến sĩ khó hơn chế tạo bom. Tôi đã phải làm đi làm lại luận án tiến sĩ nhiều lần, và đã có lúc tôi muốn từ bỏ hoàn toàn. Việc chế tạo bom dễ dàng hơn nhiều”.

SCMP dẫn lời Fauzi cho biết đây là khoảnh khắc ông không bao giờ nghĩ sẽ có thể đến với mình. Fauzi xuất thân từ một gia đình có tư tưởng cực đoan, là con út trong gia đình có 4 anh em, tất cả đều là thành viên của tổ chức Jemaah Islamiah, nhóm Hồi giáo đứng sau các làn sóng tấn công khủng bố trên khắp Indonesia vào những năm 1990 và 2000.

Hai người anh trai của Fauzi - Amrozi và Ali Ghufron - bị xử tử năm 2008 do chủ mưu vụ đánh bom tại Bali khiến 202 người thiệt mạng và 200 khác bị thương tại Kuta. Người anh kế tiếp, Ali Imron, hiện đang thụ án chung thân trong nhà tù Jakarta do cũng là đồng phạm trong vụ đánh bom kể trên.

Fauzi cho biết đã thay đổi quan điểm của bản thân nhờ tham gia một chương trình cải tạo trong tù, và điều đó đã trở thành bước ngoặt trong cuộc sống. Fauzi đã có thời gian tự kiểm điểm và có cái nhìn rõ ràng hơn về quá trình cực đoan của bản thân.

Fauzi cho biết, những tư tưởng cực đoan đã khiến ông nghĩ rằng đánh bom hay chống đối, thậm chí sử dụng vũ lực với cảnh sát và chính phủ là điều đúng đắn, và giờ đây Fauzi có cơ hội nhìn lại những gì mình đã làm.

Indonesia tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đối phó với nạn khủng bố, bắt đầu từ việc thành lập đội chống khủng bố Densus 88 vào năm 1990. Năm 2020, Densus 88 chính thức hợp nhất với cơ quan chống khủng bố quốc gia. Hiện chính phủ đang tiếp tục thực hiện các chương trình cải tạo trong tù, đồng thời phối hợp với những cựu tù nhân khủng bố như Fauzi nhằm thuyết phục những người khác rũ bỏ hệ tư tưởng cực đoan.

Theo dữ liệu của chính phủ, các nỗ lực chống khủng bố của Indonesia phần lớn đã thành công. Từ năm 2019 đến năm 2022, tỉ lệ tái phạm tội của những người bị kết án khủng bố là 6%, so với 13% đối với những người bị kết án về các tội danh khác.

Ali Fauzi. Ảnh: AFP
Ali Fauzi trong bức ảnh năm 2008. Ảnh: AFP

Mặc dù đã gặt hái được những thành công nhất định, song chương trình cải tạo tại Indonesia không tránh khỏi những ý kiến trái chiều.

Zachary Abuza - giáo sư chuyên ngành chính trị và an ninh Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Mỹ (National War College) nêu vấn đề liên quan đến những khó khăn của cựu khủng bố trong việc quay trở lại xã hội. Ông cho biết, những người từng phải hứng chịu cảnh mất người thân do nạn khủng bố sẽ khó chấp nhận việc những kẻ khủng bố được trao cơ hội thứ hai.

Dù vậy, không có quốc gia nào thực hiện các biện pháp chống khủng bố tốt hơn Indonesia, người dân tại đây hiểu rằng cách tốt nhất để chống lại chủ nghĩa khủng bố chính là sử dụng những người đã từng phục vụ dưới trướng, và Fauzi là một trong những người phù hợp cho việc này.

Tuy nhiên, Alif Satria, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế lại nêu quan điểm rằng, trường hợp của Fauzi nên được cho là ngoại lệ do người này có tầm ảnh hưởng lớn, do đó đã nhận được nhiều sự chú ý và hỗ trợ từ các bên thứ ba. Ông cũng cho biết thêm, đã có nhiều trường hợp cựu khủng bố khác không nhận được sự hỗ trợ cần thiết sau khi ra tù.

Sau quá trình cải tạo, Fauzi thành lập một trường học tại Lamongan Regency với mục đích giáo dục về sự nguy hiểm cửa hệ tư tưởng cực đoan. Fauzi cho biết sẽ sử dụng kiến thức của mình để tiếp tục nỗ lực đóng góp vào quá trình chống khủng bố.

"Tại Indonesia, vẫn còn nhiều người còn mang tư tưởng cực đoan, chỉ trong 5 năm gần đây đã có hơn 3.000 người bị bắt về những tội danh liên quan đến khủng bố. Những người như họ cần thời gian và kiến thức để cải tạo. Đề tài luận án của tôi nói về giáo dục bình đẳng cho những người từng bị kết tội khủng bố cũng như cách thức giúp họ rũ bỏ hệ tư tưởng cực đoan. Giờ đây với vai trò là một bác sĩ, tôi muốn tìm cách chữa lành họ" - Fauzi nói.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Thủ đô mới của Indonesia được kỳ vọng là trung tâm fintech châu Á

Khánh Minh |

Tổng thống Indonesia Joko Widodo kỳ vọng biến thủ đô mới của Indonesia thành trung tâm công nghệ tài chính (fintech) hàng đầu châu Á.

Phanh phui vụ giày quyên tặng ở Singapore được bán lại tại Indonesia

Thanh Hà |

Chương trình tái chế giày do Singapore và công ty Dow của Mỹ dẫn đầu cam kết chuyển mỗi năm 170.000 đôi giày ra khỏi bãi rác. Thời điểm đó, Dow cho biết sẽ biến những đôi giày được quyên tặng thành đường chạy bộ, góc tập thể dục và sân chơi. Tuy nhiên, cuối cùng chúng được rao bán lại ở Indonesia.

Khởi kiện tập thể ở Indonesia sau vụ 19 trẻ chết vì suy thận

Ngọc Vân |

Hơn hai chục gia đình Indonesia đang khởi kiện tập thể sau khi 19 trẻ em chết vì suy thận do uống thuốc nhiễm độc.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Đảm bảo quyền tiếp cận đất đai công bằng của mọi người dân

Phong Linh |

Tham gia Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 14.3, đã có nhiều ý kiến đóng góp từ các địa phương khu vực phía Nam liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cơ chế chuyển dịch giá đất.

Công an Quảng Ninh thông tin bắt giữ 2 cán bộ thuế Hải Phòng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (14.3) thông tin về việc bắt giữ 2 cán bộ thuế Chi cục thuế huyện Cát Bà, TP Hải Phòng về hành vi nhận hối lộ.

Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn, nhiều người dân tìm mọi cách đối phó

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Né chốt, lao xe lên vỉa hè, tăng ga bỏ chạy, cố tình không thổi vào thiết bị đo nồng độ cồn… là các chiêu trò đối phó của người dân khi bị cảnh sat giao thông (CSGT) dừng xe kiểm tra nồng độ cồn.

Cẩn trọng để tránh mất tiền trong thẻ tín dụng khi mua hàng online

Gia Miêu |

Sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng online nhưng vì không cẩn trọng đánh giá độ an toàn của các trang web nên nhiều người đã bị lừa mất tiền.

Thủ đô mới của Indonesia được kỳ vọng là trung tâm fintech châu Á

Khánh Minh |

Tổng thống Indonesia Joko Widodo kỳ vọng biến thủ đô mới của Indonesia thành trung tâm công nghệ tài chính (fintech) hàng đầu châu Á.

Phanh phui vụ giày quyên tặng ở Singapore được bán lại tại Indonesia

Thanh Hà |

Chương trình tái chế giày do Singapore và công ty Dow của Mỹ dẫn đầu cam kết chuyển mỗi năm 170.000 đôi giày ra khỏi bãi rác. Thời điểm đó, Dow cho biết sẽ biến những đôi giày được quyên tặng thành đường chạy bộ, góc tập thể dục và sân chơi. Tuy nhiên, cuối cùng chúng được rao bán lại ở Indonesia.

Khởi kiện tập thể ở Indonesia sau vụ 19 trẻ chết vì suy thận

Ngọc Vân |

Hơn hai chục gia đình Indonesia đang khởi kiện tập thể sau khi 19 trẻ em chết vì suy thận do uống thuốc nhiễm độc.