Trung Quốc có thêm một chỉ số đáng ngại về khủng hoảng dân số

Thanh Hà |

Trung Quốc ghi nhận số lượng kết hôn thấp nhất trong năm ngoái, thấp nhất kể từ khi dữ liệu được ghi lại, làm trầm trọng thêm vấn đề giảm kết hôn kéo dài hàng thập kỷ, trùng với thời điểm tỉ lệ sinh giảm.

Bộ Nội vụ Trung Quốc thông tin, khoảng 6,83 triệu cặp đôi kết hôn ở nước này vào năm 2022. Con số này giảm khoảng 10,5% so với 7,63 triệu lượt đăng ký kết hôn năm 2021.

Đây cũng là con số thấp kỷ lục kể từ năm 1986, khi Bộ Nội vụ Trung Quốc bắt đầu công bố số liệu thống kê.

Dữ liệu kết hôn của Trung Quốc trong năm 2022 thấp trong bối cảnh đây là một năm nhiều thử thách với người dân nước này. Các biện pháp kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt khiến nhiều địa phương trên cả nước bị phong toả và cuộc sống hàng ngày của người dân bị gián đoạn bởi hàng loạt quy định.

Tuy nhiên, dữ liệu của năm 2022 cũng cho thấy lượng người kết hôn ở Trung Quốc giảm đều đặn qua các năm kể từ mức cao nhất năm 2013 - thời điểm hơn 13 triệu cặp đôi kết hôn, gần gấp đôi so với năm 2022.

Số lượng các cuộc hôn nhân giảm - cùng với tỉ lệ sinh giảm rõ rệt - được giới chức ở Bắc Kinh quan tâm đặc biệt khi các chuyên gia cảnh báo về những tác động kinh tế nghiêm trọng khi lực lượng lao động bị thu hẹp và già hoá dân số.

Dân số Trung Quốc giảm trong năm 2022 - lần đầu tiên sau hơn 60 năm. 6,77 ca sinh trên 1.000 người trong năm 2022 cũng là mức thấp nhất ở Trung Quốc từ năm 1949. Trung Quốc hiện là quốc gia đông dân thứ hai thế giới với 1,4 tỉ người, đứng sau Ấn Độ, theo Liên Hợp Quốc.

Giới chức Trung Quốc thấy rõ mối liên hệ trực tiếp giữa việc kết hôn ít hơn với tỉ lệ sinh giảm ở nước này - nơi các chuẩn mực xã hội cùng các quy định của giới chức khiến những cặp đôi chưa kết hôn khó có con.

Giới chức Trung Quốc đang nỗ lực đảo ngược thực tế này, khi áp lực tài chính, gồm tỉ lệ thất nghiệp cao và chi phí sinh hoạt tăng cao, ảnh hưởng tới thanh niên Trung Quốc.

Thay đổi chuẩn mực giới tính và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho phụ nữ cũng được nhiều người coi là nguyên nhân khiến tuổi kết hôn cao hơn.

Số liệu thống kê mới trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 12.6 chỉ ra, tuổi kết hôn ở Trung Quốc ngày càng tăng, số lượng thanh niên nói chung giảm và mất cân bằng giới tính ở nước này là những yếu tố góp phần vào sự suy giảm mới nhất.

Theo dữ liệu điều tra dân số, năm 2020, độ tuổi kết hôn trung bình cho các cuộc hôn nhân lần đầu là 28,67 tuổi, tăng từ mức 24,89 tuổi một thập kỷ trước.

Trong những năm gần đây, giới chức Trung Quốc đã triển khai các biện pháp nhằm đảo ngược xu hướng giảm kết hôn và giảm sinh. Các biện pháp gồm nới lỏng chính sách kiểm soát số lượng con mà các cặp vợ chồng được sinh trong nhiều thập kỷ, cũng như tìm cách khuyến khích sinh con và kết hôn.

Về thúc đẩy kết hôn, các sự kiện mai mối được đoàn thanh niên tổ chức nhằm giúp những người trẻ tìm bạn đời phù hợp trong khi giới chức tìm cách giảm tiền sính lễ.

Tháng trước, Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc trực thuộc chính phủ đã mở rộng chương trình thí điểm năm 2022 ủng hộ khái niệm mới về hôn nhân và sinh đẻ.

Chương trình được triển khai tới 20 thành phố hoặc quận huyện trực thuộc trung ương trong năm 2022 và áp dụng với thêm 20 địa phương khác trong năm nay.

Chương trình tập trung vào thúc đẩy những người trẻ tuổi kết hôn ở “độ tuổi phù hợp” và khuyến khích các cặp vợ chồng chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái.

Bộ Nội vụ Trung Quốc gần đây cũng ghi nhận số lượng đăng ký li hôn giảm nhẹ, với 2,1 triệu cặp vợ chồng li hôn trong năm 2022, giảm so với 2,13 triệu cặp của năm trước. Từ năm 2021, Trung Quốc cũng quy định thời hạn 30 ngày “hạ nhiệt” với những người đệ đơn li hôn.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với vấn đề giảm tỉ lệ sinh và giảm dân số. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có biện pháp khuyến khích sinh con như hỗ trợ tài chính, trợ cấp nhà ở và hỗ trợ chăm sóc trẻ, nhưng không thành công.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc có vấn đề đáng báo động hơn giảm dân số ở các đô thị lớn

Thanh Hà |

Dân số ở các thành phố lớn của Trung Quốc giảm không quá đáng báo động vì tỉ lệ sinh giảm vẫn là thách thức lớn nhất mà nước này phải đối mặt, theo các nhà phân tích và truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Dự báo thời điểm GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ

Thanh Hà |

Có rất nhiều dự báo về thời điểm GDP của Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Phản ứng của người phụ nữ Trung Quốc sau khi được cứu ở Everest gây phẫn nộ

Thanh Hà |

Một người phụ nữ Trung Quốc suýt chết khi leo lên đỉnh Everest bị cáo buộc từ chối trả cho Sherpa dẫn đường - người đã cứu mạng cô - khoản phí cứu hộ 10.000 USD, gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội đại lục.

Hai cây cầu biểu tượng của TP Hồ Chí Minh có tên mới

Anh Tú |

2 cây cầu bắc qua sông Sài Gòn là cầu Thủ Thiêm 1 và cầu Thủ Thiêm 2 vừa được thay đổi tên mới lần lượt là Thủ Thiêm và Ba Son.

Đường độc đạo vào xã Bảo Thắng sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ dân bị cô lập

HÀ THỦY |

Tuyến đường độc đạo đi vào xã miền núi Bảo Thắng huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang bị sạt lở nhiều đoạn khiến cho cuộc sống của người dân rất khó khăn, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt mùa mưa lũ sắp tới nếu không được sửa chữa kịp thời, xã Bảo Thắng dễ bị cô lập.

Căn phòng "tí hon", nơi tá túc suốt 30 năm của hai bố con tại phố cổ Hà Nội

Hoài Luân - Quỳnh Trang |

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ tại phố cổ Hà Nội, căn phòng “tí hon” của ông Chu Văn Cao (76 tuổi) chỉ vỏn vẹn chừng 2,5m2, là nơi mà ông và con trai đã "nương nấu" trong suốt 30 năm qua sau những biến cố của cuộc sống.

Người lao động tự do trải lòng lý do không mặn mà “lương hưu tự nguyện”

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hiện nay, nhiều lao động khu vực phi chính thức không mặn mà với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, hay có người từng tham gia BHXH nhưng chọn rút một lần. Bởi theo họ, vì thời gian đóng BHXH kéo dài, sau khi đóng đủ năm vẫn phải chờ đến đủ tuổi để được nhận lương hưu và một số bất cập trong về quyền lợi, chế độ và chính sách đã khiến họ chùn bước khi tham gia hệ thống an sinh này.

"CIA nhận tin mật từ châu Âu về âm mưu phá hoại Nord Stream"

Ngọc Vân |

Theo thông tin mới của đài truyền hình Hà Lan và báo chí Đức, các điệp viên Hà Lan đã biết về âm mưu của Ukraina phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Cảnh báo về âm mưu phá hoại Nord Stream Nord Stream và chuyển cảnh báo tới Washington.

Trung Quốc có vấn đề đáng báo động hơn giảm dân số ở các đô thị lớn

Thanh Hà |

Dân số ở các thành phố lớn của Trung Quốc giảm không quá đáng báo động vì tỉ lệ sinh giảm vẫn là thách thức lớn nhất mà nước này phải đối mặt, theo các nhà phân tích và truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Dự báo thời điểm GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ

Thanh Hà |

Có rất nhiều dự báo về thời điểm GDP của Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Phản ứng của người phụ nữ Trung Quốc sau khi được cứu ở Everest gây phẫn nộ

Thanh Hà |

Một người phụ nữ Trung Quốc suýt chết khi leo lên đỉnh Everest bị cáo buộc từ chối trả cho Sherpa dẫn đường - người đã cứu mạng cô - khoản phí cứu hộ 10.000 USD, gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội đại lục.