Thanh niên ở Trung Quốc bỏ văn phòng sang làm việc nhẹ

Thanh Hà |

Khi Eunice Wang nhận được công việc cố vấn chiến lược tại một công ty dược phẩm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, giấc mơ của cô trở thành hiện thực.

Ước mơ được thực hiện trong 6 năm: Cô tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật sinh học và sau đó hoàn thành bằng thạc sĩ về phân tích kinh doanh tại Mỹ.

Nhưng chỉ 3 tháng, người phụ nữ 25 tuổi từ bỏ. Wang trở về quê hương ở miền bắc Trung Quốc để làm nhân viên pha chế 6 tháng trước.

Việc chuyển từ công việc văn phòng sang “qing ti li huo” (hay “việc nhẹ” trong tiếng Trung Quốc) đang trở nên phổ biến trong giới trẻ ở nước này.

Một hashtag mang nội dung “trải nghiệm làm việc thể chất đầu tiên của tôi” có 30,3 triệu lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội Xiaohongshu, với một số người dùng mô tả công việc mới của họ là không cần trí óc.

Những công việc như vậy bao gồm làm quản lý tại nhà hàng thức ăn nhanh, nhân viên phục vụ bàn và nhân viên dọn dẹp - bất cứ việc gì ngoại trừ việc ngồi trong văn phòng.

Jia Miao - giáo sư xã hội học tại Đại học New York Thượng Hải - cho biết: “Có rất nhiều cuộc thảo luận trực tuyến trong đó những người trẻ tuổi chia sẻ về việc họ đã bỏ công việc văn phòng vì không hài lòng như thế nào".

Wu Xiaogang - đồng nghiệp của giáo sư Jia Miao - nói thêm: “Điều đó khá bất thường. Nếu có bằng đại học, bạn được coi là lao động cổ cồn trắng".

Công trình do Wu đồng tác giả ước tính ít nhất 1/4 sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đang thiếu việc làm và đó là tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao kỷ lục.

Thiếu việc làm là khi mọi người đang làm những công việc không cho thấy kỹ năng hoặc việc họ đã được đào tạo.

Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng với những người lao động trẻ như Wang - những người “tự nguyện rút lui” khỏi công việc lành nghề, theo cách gọi của các chuyên gia của CNBC.

Wang hình dung công việc tư vấn tại văn phòng của cô sẽ “thực sự sáng tạo”, hợp tác với đồng nghiệp và lãnh đạo nhưng thực tế khác xa. “Vì khối lượng công việc, tôi không có thời gian để giao tiếp với bất kì ai” - cô nói. Thay vào đó, cô dành cả ngày để soạn các slide, viết báo cáo bằng tiếng Trung và dịch sang tiếng Anh.

Wu Xiaogang cho hay, ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học trở thành “xiao bai ling” - hay “cổ cồn trắng nhỏ”.

Giáo sư Miao lưu ý, “nhỏ” không chỉ đề cập đến độ tuổi của người lao động mà còn cả vai trò của họ - những nhân viên cấp dưới đòi hỏi ít quyền quyết định hoặc ý kiến cá nhân.

Giáo sư Miao cho biết, với sự cạnh tranh cao và văn hóa “996” khắc nghiệt, công việc dẫn tới kiệt quệ về cảm xúc và thể chất với những lao động trẻ tuổi.

Người lao động trẻ trên khắp thế giới đã đặt câu hỏi về ý nghĩa của công việc trong những năm gần đây, với các phong trào như “âm thầm nghỉ việc” và “ngày thứ Hai tối thiểu” đang trở nên phổ biến.

Ở Trung Quốc, có hiện tượng “tang ping”, trong đó thanh niên từ chối văn hóa làm việc quá sức và chấp nhận nằm yên.

Chuyên gia Miao chỉ ra, quá trình chuyển đổi kinh tế nhanh chóng của đất nước là nguyên nhân dẫn tới “sự thay đổi đáng kể” về giá trị công việc.

Trong khi chuyên gia Wu cho biết, sự hấp dẫn của “công việc lao động nhẹ” với những người lao động cổ cồn là bởi sự “tự do và linh hoạt hơn” trong lịch làm việc và điều họ đánh đổi là thu nhập và ít đảm bảo trong công việc hơn.

“Tôi sẽ không khuyến khích mọi người bỏ việc để làm như mình. Đôi khi tôi suy nghĩ về đặc quyền mà mình có rằng tôi có thể theo đuổi điều này vì bố mẹ tôi thuộc tầng lớp trung lưu và tôi không phải lo lắng về tài chính" - Wang nói.

Cô kiếm được khoảng 12.000 nhân dân tệ (1.700 USD)/tháng từ công việc văn phòng. Là một nhân viên pha chế, cô kiếm được 1/4 số đó và "một chút" hỗ trợ tài chính từ cha mẹ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc vận hành hầm gió siêu thanh mạnh nhất thế giới

Khánh Minh |

Hầm gió siêu thanh mạnh nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc sau 5 năm xây dựng.

Hàng triệu sĩ tử Trung Quốc bước vào kì thi đại học khốc liệt nhất thế giới

Thanh Hà |

Hàng triệu học sinh Trung Quốc tham gia kì thi đại học nổi tiếng khắc nghiệt trong ngày 7.6, lần đầu tiên kể từ khi nước này dỡ bỏ chính sách zero-COVID.

4 di chỉ khảo cổ thời nhà Thương ở Trung Quốc hé lộ bí mật hơn 3.600 năm

Thanh Hà |

Bốn địa điểm khảo cổ thời nhà Thương được khai quật ở Bắc Kinh, Trung Quốc và các tỉnh lân cận cung cấp bức tranh có giá trị về việc xây dựng thành phố, hệ thống xã hội, nghi thức chôn cất và sử dụng thủ công mỹ nghệ.

Liên tiếp 2 đoạn sạt lở sông Cái Cao đe dọa 24 hộ dân ở Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

Tại ấp Phú An, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long vừa xảy ra 2 đoạn sạt lở và nguy cơ sạt lở dài hơn 300m ảnh hưởng đến 24 hộ dân có hơn 120 nhân khẩu sinh sống nơi đây.

Giảm 50% phí trước bạ, thị trường ôtô rục rịch ngóng chờ

Thái Mạnh |

Thị trường ôtô đang ngóng chờ từng ngày khi dự thảo Nghị định về giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đang được Bộ Tài Chính và Bộ Tư Pháp xây dựng, áp dụng từ 1.7 đến hết năm nay sẽ giúp thị trường sôi động hơn trong những tháng còn lại của năm 2023.

Cả đêm mất ngủ vì bị cắt điện

NHÓM PV |

Thời gian gần đây, nhiều nơi tại Thủ đô cũng như một số tỉnh thành miền Bắc tiếp tục phải chịu cảnh cắt điện nhiều giờ. Trong các dãy trọ chật chội, oi bức, công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) mất ngủ cả đêm vì bị cắt điện.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM thông tin vụ đề thi Toán lớp 10 có sai sót

Chân Phúc |

Ngày 9.6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Hồ Chí Minh đã có phản hồi về thông tin cho rằng, nội dung bài 5 của đề thi môn Toán kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 có sai sót về kiến thức Vật lí.

Buộc thôi việc cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Hồng Nam - cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

Trung Quốc vận hành hầm gió siêu thanh mạnh nhất thế giới

Khánh Minh |

Hầm gió siêu thanh mạnh nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc sau 5 năm xây dựng.

Hàng triệu sĩ tử Trung Quốc bước vào kì thi đại học khốc liệt nhất thế giới

Thanh Hà |

Hàng triệu học sinh Trung Quốc tham gia kì thi đại học nổi tiếng khắc nghiệt trong ngày 7.6, lần đầu tiên kể từ khi nước này dỡ bỏ chính sách zero-COVID.

4 di chỉ khảo cổ thời nhà Thương ở Trung Quốc hé lộ bí mật hơn 3.600 năm

Thanh Hà |

Bốn địa điểm khảo cổ thời nhà Thương được khai quật ở Bắc Kinh, Trung Quốc và các tỉnh lân cận cung cấp bức tranh có giá trị về việc xây dựng thành phố, hệ thống xã hội, nghi thức chôn cất và sử dụng thủ công mỹ nghệ.