Trạm vũ trụ quốc tế ISS thuộc về quốc gia nào?

Anh Vũ |

Nhiều người cho rằng trạm vũ trụ quốc tế ISS thuộc sở hữu của NASA (Mỹ), trong khi một số lại cho rằng, nó thuộc về Roscosmos của Nga.

Phải mất tới hơn một thập kỉ cùng hơn 30 nhiệm vụ để hoàn thành trạm vũ trụ quốc tế (ISS), cấu trúc lớn nhất mà loài người từng đưa vào vũ trụ.

Trạm vũ trụ quốc tế

Theo Space.com, việc xây dựng trạm vũ trụ quốc tế ISS bắt đầu vào năm 1998 và kéo dài cho đến khi hoàn thành vào năm 2011. Quá trình phát triển dự án, ban đầu được gọi là Freedom, đã bị trì hoãn do các vấn đề kĩ thuật và kinh phí. Tuy nhiên, “nhà ga” vũ trụ này đã có người ở từ tháng 11.2000.

Văn phòng Tổng thanh tra của NASA báo cáo rằng, NASA tiêu tốn khoảng 3 tỉ USD mỗi năm để vận hành ISS. Điều này chiếm khoảng một phần ba ngân sách cho các chuyến bay vũ trụ của con người.

Theo NASA, 258 người từ 20 quốc gia khác nhau đã đến thăm ISS tính đến tháng 5.2022. Hầu hết họ đến từ Mỹ (158 người) và Nga (54 người). Cả thời gian nghiên cứu và phi hành gia trên ISS đều được phân bổ dựa trên tiền hoặc các nguồn lực khác do các cơ quan khác nhau đóng góp.

Trạm vũ trụ lớn nhất của chúng ta hiện quay quanh hành tinh ở khoảng cách hơn 400 km so với mặt đất. Do kích thước khổng lồ của các tấm pin mặt trời, trạm vũ trụ ISS thực sự có thể được phát hiện bằng mắt thường vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn khi bay trong một khu vực.

Bên trong trạm vũ trụ Quốc tế ISS. Ảnh: NASA
Bên trong trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ảnh: NASA

Nỗ lực hợp tác đa quốc gia

Do hầu hết những người tới thăm và làm việc tại ISS là người Mỹ và Nga, nhiều người tin trạm vũ trụ thuộc về một trong hai quốc gia này. Tuy nhiên, đây chỉ là một sự hiểu lầm phổ biến.

ISS là một dự án đa quốc gia, không thuộc sở hữu của bất cứ một quốc gia nào. Trên thực tế, ISS là kết quả của những nỗ lực hợp tác giữa Mỹ, Châu Âu, Nga, Nhật Bản và Canada, theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).

Space.com cho biết thêm, 15 quốc gia đã đóng góp cho sự hình thành của trạm vũ trụ ISS. Các đối tác chính của ISS là NASA của Mỹ, Roscosmos của Nga và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Các cơ quan này có đóng góp lớn nhất về kinh phí, nhưng những cơ quan từ các quốc gia khác như Cơ quan Thám hiểm Hàng không vũ trụ Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ Canada cũng đã hợp tác với ISS trong nghiên cứu của mình.

Nhờ sự triển khai của công ty hàng không vũ trụ tư nhân Axiom Space, các phi hành gia tư nhân đang làm việc trên các tổ hợp quỹ đạo. Đôi khi, các phi hành gia từ các quốc gia như UAE cũng đến thăm ISS.

Các kế hoạch cho “nhà ga vũ trụ” đã vạch ra rằng, nó sẽ hoạt động đến năm 2024. Tuy nhiên, NASA đã phê duyệt rằng, khoảng thời gian này sẽ được kéo dài đến năm 2030. Về vấn đề này, Nga đã tuyên bố sẽ rút lui sau năm 2024 để tập trung vào việc xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình vào khoảng năm 2028.

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được việc trạm vũ trụ ISS sẽ được vận hành như thế nào sau khi Nga rời đi và các kế hoạch sau năm 2030 cho ISS cũng không được trình bày rõ ràng.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Taxi bay, phương tiện đầy hứa hẹn tại Thế vận hội Paris 2024

Anh Vũ |

Nhà sản xuất taxi bay Volocopter đang muốn chứng minh với các giám đốc điều hành tại Triển lãm Hàng không Paris rằng, họ đang đi đúng hướng, chuẩn bị sẵn sàng để đưa đón khách hàng quanh khu vực diễn ra Thế vận hội 2024.

Trung Quốc chào đón 3 phi hành gia trở về từ trạm vũ trụ Thiên Cung

Anh Vũ |

Nhiệm vụ đánh dấu sứ mệnh thành công đầu tiên của một phi hành gia Trung Quốc sau 25 năm đào tạo.

Trung Quốc đưa phi hành gia dân sự đầu tiên lên trạm vũ trụ

Thanh Hà |

Trung Quốc sẽ đưa phi hành gia dân sự đầu tiên lên trạm vũ trụ Thiên Cung trong phi hành đoàn cất cánh ngày 30.5.

Trung Quốc đột ngột giảm mua dầu của Nga

Khánh Minh |

Trung Quốc đột ngột giảm mua dầu của Nga trong tháng 6 sau khi đạt mức kỷ lục vào tháng 5.

Bóng đá Việt Nam với yếu tố cần cù và thông minh

TAM NGUYÊN |

Với bóng đá Việt Nam và đội tuyển quốc gia trong giai đoạn này, sự nâng tầm được đặt vào khía cạnh tư duy…

Điểm chuẩn lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến tăng 0,5-1 điểm

Chân Phúc |

Ngày 20.6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã công bố điểm thi lớp 10 năm 2023. Qua thống kê cho thấy, phổ điểm lớp 10 có sự biến động, dự kiến điểm chuẩn vào trường THPT công lập sẽ tăng từ 0,5 - 1 điểm so với năm 2022.

Truy xuất nguồn gốc điện tử, tăng độ an toàn của thực phẩm

Thùy Trang |

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đang được triển khai tại TP Đà Nẵng là sự phối hợp tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc minh bạch, đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm. Và, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi nâng cao được niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm của mình.

Bão Bret tiến sát Biển Caribe, vùng áp thấp mới hình thành ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Các điều kiện bão nhiệt đới dự kiến phát triển ở Lesser Antilles vào chiều và tối 22.6 khi bão Bret tiến đến Biển Caribe.

Taxi bay, phương tiện đầy hứa hẹn tại Thế vận hội Paris 2024

Anh Vũ |

Nhà sản xuất taxi bay Volocopter đang muốn chứng minh với các giám đốc điều hành tại Triển lãm Hàng không Paris rằng, họ đang đi đúng hướng, chuẩn bị sẵn sàng để đưa đón khách hàng quanh khu vực diễn ra Thế vận hội 2024.

Trung Quốc chào đón 3 phi hành gia trở về từ trạm vũ trụ Thiên Cung

Anh Vũ |

Nhiệm vụ đánh dấu sứ mệnh thành công đầu tiên của một phi hành gia Trung Quốc sau 25 năm đào tạo.

Trung Quốc đưa phi hành gia dân sự đầu tiên lên trạm vũ trụ

Thanh Hà |

Trung Quốc sẽ đưa phi hành gia dân sự đầu tiên lên trạm vũ trụ Thiên Cung trong phi hành đoàn cất cánh ngày 30.5.