Tam giác Bermuda của Nhật Bản: Nơi mọi người biến mất

Thanh Hà |

Một khu ổ chuột ở thành phố cảng Osaka, Nhật Bản có danh tiếng khác thường, nơi mọi người đến khi không muốn bị phát hiện.

Khu ổ chuột Kamagasaki có những "jouhatsu-sha" hay "những người bốc hơi", những người từ bỏ cuộc sống của họ ở những vùng khác của Nhật Bản, theo bộ phim tài liệu của SCMP.

Nhiều cư dân của khu ổ chuột được ví như "Tam giác Bermuda" này là những người đã chọn cách biến mất khỏi cuộc sống của họ ở nơi khác theo đúng nghĩa đen, cắt đứt liên lạc với gia đình và bạn bè để bắt đầu lại.

Năm 2021, khoảng 80.000 người được báo cáo mất tích ở Nhật Bản, theo Statista. Nhiều người trong số họ biến mất vì nợ nần, né tránh nghĩa vụ và trách nhiệm, hoặc chỉ để nhấn nút thiết lập lại cuộc sống.

Masashi Tanaka, 49 tuổi, là một người "bốc hơi" như vậy. Tanaka chọn cách biến mất sau khi bị mẹ bạo hành. Vào ngày bộ phim tài liệu của SCMP bấm máy, Tanaka vừa mãn hạn tù vì tội danh liên quan tới ma túy.

Tanaka kể, sau khi vào tù lần đầu tiên, người mẹ nói rằng: "Với mẹ, con đã chết rồi. Đừng viết thư cho mẹ nữa". Sau đó, Tanaka chọn đến Kamagasaki và sống một mình.

Kamagasaki, còn được gọi là Airin Chiku, là khu vực ở Osaka, nơi mọi người có thể có được chỗ ở giá rẻ và công việc thu nhập thấp như lao động công nhật.

Ở đây, có những khách sạn với mức giá chưa tới 15 USD/đêm và mọi người đứng bên đường với hi vọng được ai đó thuê làm những công việc lặt vặt.

Khu ổ chuột này là "yoseba" lớn nhất của Nhật Bản, nơi mà các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể tìm được lao động công nhật, theo tổ chức Hurights Osaka. Cuộc điều tra năm 2008 của The Guardian ước tính có khoảng 25.000 người sống trong khu ổ chuột này.

Nhiều người sống ở khu ổ chuột Kamagasaki đã đổi tên để giấu danh tính thật. Nhà xã hội học Hiroki Nakamori nói với BBC rằng, vì quyền riêng tư được đánh giá cao ở Nhật Bản, những người mất tích có thể rút tiền từ máy ATM mà không bị phát hiện.

"Cảnh sát sẽ không can thiệp trừ khi có lý do khác như phạm tội hoặc tai nạn" - Nakamori nói.

Ông Kodama, 64 tuổi, nói với SCMP rằng ông bỏ nhà đi năm 27 tuổi với "rất ít tiền", chỉ đủ mua vé tàu. Ông bị cho nghỉ việc và đi đến Osaka vì được báo rằng có thể tìm được việc làm ở đây. Ông Kodama đã không gặp gia đình ông trong hơn 35 năm.

"Nếu tôi quay lại, sẽ rất khó xử cho mọi người. Vì vậy, tôi rời đi và sống một mình. Tôi phát ốm với thế giới. Nhưng tôi không đủ can đảm để chết" - ông nói.

Tokyo cũng có một khu ổ chuột tương tự - Sanya - nơi nhiều người lao động công nhật sống và lang thang trên đường phố chờ việc làm.

Theo The Guardian, trong thời kỳ Edo (1603-1868), những người lao động không đủ khả năng thuê nhà trọ thường xuyên ở những nơi khác tại Tokyo đã tận dụng những khu trọ kichinyado giá rẻ của Sanya.

Sau chiến tranh, Sanya trở thành nơi đặt làng lều cho những người vô gia cư do các cuộc ném bom của Mỹ. Những chiếc lều sau đó dần dần trở thành nhà trọ bằng gỗ.

Đến năm 1953, khoảng 6.000 người sống trong 100 nhà trọ giá rẻ. Vào thời kỳ đỉnh cao một thập kỷ sau dó, dân số lao động công nhật đã lên tới 15.000 người, sống rải rác trong hơn 220 chỗ ở tại Sanya.

Năm 1966, chính phủ Nhật Bản lệnh xóa tên Sanya khỏi các hồ sơ chính thức - hiện khu vực này được chia thuộc về 2 quận Kiyokawa và Zutsumi.

Giống như nhiều cộng đồng khác ở Nhật Bản, Sanya đang cảm nhận rõ ràng tình trạng nhân khẩu học của đất nước. Hầu hết trong số 1.500 lao động ước tính sống ở Sanya đều ở độ tuổi 60 và 70, thậm chí có những người ở độ tuổi 80 và 90.

Khu vực này chuyển từ nơi ở của những người lao động chân tay sang nơi dưỡng lão của những người đang sống nhờ vào những khoản trợ cấp ít ỏi.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản hướng tới cho 85% lao động nam nghỉ thai sản

Thanh Hà |

Một đứa trẻ được cha cõng trên vai cha mỉm cười khi đi dạo qua công viên rợp bóng lá thu vàng - hình ảnh điển hình của một “ikumen” Nhật Bản.

Các gia đình trẻ ở Nhật Bản bỏ phố về quê

Khánh Minh |

Các gia đình trẻ ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản rời bỏ thành phố về quê do chi phí nhà ở quá đắt đỏ.

Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.

Dự trữ xăng dầu: Không để phụ thuộc nhà nước hay khoán trắng doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

"Quy hoạch phải phân loại rõ hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động thị trường, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Tài xế taxi chặt chém khách du lịch 500.000 đồng cho quãng đường 3 km

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi kết thúc cung đường chỉ khoảng 3 km, tài xế taxi đưa 5 ngón tay ra hiệu số tiền, hành khách người Mỹ liền đưa 500.000 đồng nhưng không được trả lại tiền thừa.

U23 Việt Nam về nước, ông Troussier đối diện những nỗi lo

ĐÌNH THẢO |

Huấn luyện viên Troussier sau Doha Cup 2023 đã nói rằng đội tuyển U23 Việt Nam có quá ít cơ hội để thi đấu trong quãng thời gian dài, nên chưa có được trạng thái và phong độ tốt nhất.

Người dân khốn khổ vì đường 2,5 km làm gần 8 năm chưa xong

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm, tuy nhiên đến nay, đoạn đường Lương Định Của ( TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) vẫn chưa hoàn thiện, thi công đứt đoạn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Bí thư Hạ Long được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (30.3), tại kỳ họp 13, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhật Bản hướng tới cho 85% lao động nam nghỉ thai sản

Thanh Hà |

Một đứa trẻ được cha cõng trên vai cha mỉm cười khi đi dạo qua công viên rợp bóng lá thu vàng - hình ảnh điển hình của một “ikumen” Nhật Bản.

Các gia đình trẻ ở Nhật Bản bỏ phố về quê

Khánh Minh |

Các gia đình trẻ ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản rời bỏ thành phố về quê do chi phí nhà ở quá đắt đỏ.

Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.