Phương Tây trừng phạt Nga: Ai thiệt hơn ai?

Ngọc Vân |

Phương Tây gánh chịu hậu quả của các biện pháp trừng phạt Nga, trong khi nền kinh tế Nga đang hoạt động tốt.

Cựu Phó Thủ tướng Áo Heinz-Christian Strache cho biết, các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây không thể làm suy sụp nền kinh tế Nga mà ngược lại chỉ gây tổn hại cho Châu Âu.

RT đưa tin, phát biểu tại một cuộc mít tinh ủng hộ trung lập ở Vienna - cũng là cuộc biểu tình phản đối các biện pháp trừng phạt Nga - ông Strache cho hay việc Áo tham gia trừng phạt hóa ra lại là tự mình hại mình.

Ông nói: “Áo đã cho Châu Âu thấy các biện pháp trừng phạt đang gây tổn hại cho chính mình như thế nào. Các biện pháp này đã khiến giá điện và khí đốt tăng vọt, ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng".

Đồng thời, theo ông Strache, các hạn chế đã không thể làm suy yếu nền kinh tế Nga. “Năm nay, Nga đã tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh, thu về 220 tỉ USD doanh thu" - ông Strache nói.

Ảnh: AFP
Cựu Phó Thủ tướng Áo Heinz-Christian Strache. Ảnh: AFP

Trừng phạt Nga chưa có tác dụng

Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào tháng Hai năm nay, cộng đồng quốc tế đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt Nga.

Các dự báo vào mùa xuân năm nay dự đoán GDP của Nga sẽ giảm ít nhất 7-8% (và có thể lên tới 11%) trong năm 2022. Giá cả dự kiến ​​tăng 20-25%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được dự báo giảm tới 25-28%.

Nhưng Nga không bị ảnh hưởng nặng nề như dự đoán của phương Tây. Các nhà dự báo cho biết GDP của Nga năm 2022 có thể sẽ giảm, nhưng chỉ giảm khoảng 3,3−3,4%. Trong khi đó, lạm phát có thể sẽ kết thúc năm ở mức khoảng 12% - tồi tệ, nhưng không quá đau đớn như dự đoán. Và đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính sẽ giảm chỉ 1%.

Lý do Nga trụ vững

Theo đài NPR, một báo cáo của Bruegel - tổ chức tư vấn kinh tế có trụ sở tại Bỉ - đã chỉ ra một số sai sót trong chính sách trừng phạt và một số điểm mạnh trong hệ thống phòng thủ của Nga.

Ngân hàng trung ương Nga đã thiết kế và thực hiện chính sách "Pháo đài Nga" nhằm bảo vệ hệ thống tài chính Nga. Dù bị đóng băng 40% dự trữ, song nhờ sự quản lý có thẩm quyền, hệ thống đã phục hồi và ngân hàng tiếp tục nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ - lên tới 300 tỉ USD - để có thể can thiệp vào thị trường tiền tệ và thị trường nợ. 

Mặc dù các ngân hàng Nga mất quyền truy cập vào hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, nhưng nhiều kênh khác tiếp tục cho phép các ngân hàng Nga tương tác với thế giới bên ngoài. Nói cách khác, bất chấp một số cú sốc lớn, ngân hàng trung ương đã giữ cho hệ thống tài chính của Nga nguyên vẹn và ngăn chặn sự sụp đổ của nền kinh tế Nga nói chung.

Báo cáo lưu ý, nền kinh tế Nga ít phụ thuộc vào nhập khẩu hơn so với hầu hết các nền kinh tế lớn, tiên tiến và các thị trường mới nổi khác. Các biện pháp trừng phạt ban đầu đã làm rất tốt trong việc hạn chế quyền tiếp cận của Nga đối với các mặt hàng nhập khẩu chính, chẳng hạn như nguyên vật liệu cho sản xuất.

Ngân hàng trung ương Nga. Ảnh: AFP
Ngân hàng trung ương Nga. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, bất chấp cú sốc ban đầu, Nga đã xoay trục nhanh chóng và bắt đầu nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ các quốc gia như Trung Quốc, Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ - những quốc gia không tham gia chế độ trừng phạt. Nói tóm lại, khi nói đến việc nhập khẩu các nguyên vật liệu chính, Nga đã bị loại khỏi một số thị trường, nhưng sau đó nước này đã tìm thấy các thị trường mới để đáp ứng nhiều nhu cầu của mình.

Các biện pháp trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Nga thậm chí còn kém hiệu quả hơn. Nhiều quốc gia đã ngừng mua một số hàng hóa nhất định từ Nga, nhưng dòng chảy của các mặt hàng chủ chốt vẫn tiếp tục không suy giảm. Và lạm phát tăng cao chỉ giúp ích cho Nga trong lĩnh vực này.

Bruegel ước tính, thay vì giảm, thu nhập từ xuất khẩu của Nga đã tăng hơn 40% lên khoảng 120 tỉ USD từ đầu năm đến nay do giá cả cao hơn.

Đóng góp lớn nhất cho doanh thu là khí đốt - loại nhiên liệu vẫn có nhu cầu cao trên khắp Châu Âu và không giống như than, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ khác, khí đốt chưa bị trừng phạt.

Đồng rúp Nga dường như cũng ở trạng thái tốt như vậy. Khi các biện pháp trừng phạt lần đầu tiên được áp dụng, đồng rúp đã giảm mạnh, nhưng đến tháng 4, tỉ giá hối đoái đã trở lại mức trước chiến sự Ukraina. Hiện tại, đồng rúp dao động ở mức khoảng 60 rúp đổi 1 USD.

Các biện pháp kiểm soát vốn, kết hợp với khối lượng giao dịch giảm và tính năng động của tài khoản vãng lai, tất cả đã giúp hỗ trợ đồng rúp tăng giá.

Rủi ro

Tuy nhiên theo Bruegel, các số liệu thống kê lạc quan đang che giấu một số thiệt hại đối với nền kinh tế Nga.

Sức mạnh của đồng rúp là một ví dụ điển hình về điều này. Đối với người quan sát bình thường, đồng rúp đã phục hồi và đang ở trong tình trạng tốt. Trên thực tế, đồng rúp đang yếu, bởi nó được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn.

Bruegel cho rằng việc Nga xoay trục sang các thị trường mới để nhập khẩu là nhanh chóng và hiệu quả, nhưng sẽ không đủ để giải cứu một số bộ phận quan trọng của nền kinh tế Nga.

Xuất khẩu khí đốt Nga đối mặt khó khăn trong tương lai. Ảnh: AFP
Xuất khẩu khí đốt Nga đối mặt khó khăn trong tương lai. Ảnh: AFP

Xuất khẩu dầu và khí đốt có vẻ như là một điểm mạnh, nhưng đang bị đe dọa trong trung và dài hạn. Canada, Mỹ và Australia đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, trong khi Anh tuyên bố giảm dần xuống 0% vào cuối năm nay. EU, vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu của Nga trong quá khứ, đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển vào cuối năm nay. Đến đầu năm 2023, hơn 90% lượng dầu xuất khẩu trước đây của Nga sang EU sẽ bị cấm.

Đúng là Nga đã tìm thấy thị trường mới cho dầu của mình, nhưng đang bán loại dầu đó với giá chiết khấu đáng kể và có thể sẽ phải tiếp tục làm như vậy nếu các thị trường béo bở nhất vẫn đóng cửa.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Ông Putin phản ứng về bình luận của bà Merkel

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận về tiết lộ của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel về chiến dịch quân sự ở Ukraina và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.

Gazprom phác thảo kết quả đàm phán về khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ

Khánh Minh |

CEO tập đoàn dầu khí Nga Gazprom Alexey Miller và Tổng thống Erdogan thảo luận về việc thành lập trung tâm khí đốt Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga giảm giá khí đốt

Khánh Minh |

Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga giảm giá khí đốt 25% để giúp Ankara bớt áp lực khủng hoảng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Ông Putin phản ứng về bình luận của bà Merkel

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận về tiết lộ của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel về chiến dịch quân sự ở Ukraina và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.

Gazprom phác thảo kết quả đàm phán về khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ

Khánh Minh |

CEO tập đoàn dầu khí Nga Gazprom Alexey Miller và Tổng thống Erdogan thảo luận về việc thành lập trung tâm khí đốt Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga giảm giá khí đốt

Khánh Minh |

Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga giảm giá khí đốt 25% để giúp Ankara bớt áp lực khủng hoảng.