Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan: Trụ trì lừa đảo, phạm tội ấu dâm

Hương Ly |

Năm 2013, dư luận Thái Lan xôn xao sau khi một video gây sốc được tăng tải trên Youtube, cho thấy hình ảnh một nhà sư có tên Wiraphon Sukphon cùng hai nhà sư khác đang ngồi trên máy bay riêng, đeo kính râm hàng hiệu và mang túi Louis Vuitton.

Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan - Kỳ 1: Sư giả không biết tụng kinh 

Hình ảnh gây tranh cãi này khiến dư luận đổ dồn sự chú ý vào cuộc điều tra của các nhà chức trách Thái Lan. 4 năm sau, Wiraphon bị bắt với hàng loạt cáo buộc nghiêm trọng, bao gồm lừa đảo, rửa tiền, và cưỡng hiếp trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên.

 
Wiraphon Sukphon xuất hiện trong video năm 2013 khi ngồi trên máy bay riêng, đeo kính hàng hiệu và dùng túi Louis Vuitton. Ảnh: Chiangrai Times.

Sư trụ trì “biến chất”

Wiraphon Sukphon, hiện 41 tuổi, từng là trụ trì của tu viện Pa Khantitham ở tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan. Y lấy pháp danh là Luang Pu Nen Kham và tự nhận mình là hóa thân của một nhà sư nổi tiếng sống cách đây vài thế kỷ.

Thai PBS – Đài phát thanh truyền hình công cộng Thái Lan - dẫn thông tin từ hồ sơ vụ án cho thấy trong khoảng thời gian từ ngày 17.2.2009 đến ngày 27.6.2013, Wiraphon đã lừa người dân quyên góp tiền để xây dựng cái mà y mô tả là tượng Phật bằng ngọc lục bảo lớn nhất thế giới.

Wiraphon tuyên bố y được được Indra, một vị thần trong đạo Hindu, chỉ dẫn làm như vậy trong giấc mơ.

Nói với các đệ tử trung thành của mình, Wiraphon khẳng định bức tượng Phật phải được làm bằng ngọc lục bảo chính hãng từ Ý. Ngoài ra, một công trình khác cũng cần được xây dựng để che chắn cho tượng Phật. Tòa nhà này phải được dựng lên từ 199 cây cột, và giá của mỗi cột là 300.000 baht (hơn 200 triệu đồng).

Vị trụ trì này thậm chí còn kêu gọi tín đồ quyên tiền để đúc tượng bản thân bằng vàng, để xây một ngôi chùa khác, và mua một con tàu của Mỹ chuyên vận chuyển hàng cứu trợ đến người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

 
Wiraphon Sukphon ở Bangkok sau khi được dẫn độ từ Mỹ về Thái Lan năm 2017. Ảnh: AFP

Nghe theo lời kêu gọi quyên góp tiền, vàng và vật phẩm của Wiraphon, 29 người đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này. Tổng cộng, họ “cúng dường” cho sư trụ trì 28,6 triệu baht (khoảng 19,2 tỷ đồng).

Theo đơn kiện, Wiraphon dùng 1,13 triệu baht từ số tiền quyên góp để mua một ôtô. Ngoài ra, số tiền này cũng chưa bao giờ được sử dụng vào mục đích như y đã tuyên bố trước đó.

Theo EFE, vào năm 2013, Văn phòng chống rửa tiền của Thái Lan tiết lộ Wiraphon khi đó có từ 10 đến 16 tài khoản ngân hàng với tổng giá trị hơn 200 triệu baht (134,6 tỷ đồng). Số tiền này được cho đều là tiền quyên góp của tín đồ dành cho tu viện.

114 năm tù cho hàng loạt tội danh

Sau khi dính cáo buộc ở tu viện, Wiraphon chạy trốn sang Mỹ và tiếp tục thành lập tu viện ở bang California.

Vào năm 2014, cảnh sát Thái Lan ban hành lệnh bắt giữ Wiraphon. Y bị bắt ở Mỹ vào năm 2016 và bị dẫn độ về Thái Lan vào năm 2017.

Theo Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) của Thái Lan, tại thời điểm bị bắt, Wiraphon có 41 tài khoản ngân hàng, sở hữu ít nhất 83 ôtô và hàng loạt bất động sản khác bao gồm đất đai, nhà ở và chung cư.

 
Wiraphon Sukphon đến tòa án ở Bangkok vào ngày 17/10/2018. Ảnh: AFP.

Vào tháng 8.2017, tòa kết án Wiraphon tổng cộng 114 năm tù với các tội danh lừa đảo, rừa tiền và tội phạm công nghệ cao. Tuy nhiên, theo Mục 91 của Bộ luật Tố tụng Hình sự Thái Lan, thời hạn tù tối đa là 20 năm.

Tòa cũng buộc y phải trả lại số tiền đã lừa đảo của 29 cá nhân nói trên.

Đến năm 2018, Wiraphon tiếp tục bị kết án một tội danh khác là cưỡng hiếp trẻ vị thành niên. Tại thời điểm bị cưỡng hiếp năm 2008, nạn nhân chưa đủ 15 tuổi. Wiraphon cũng khiến cô gái này có thai.

Trong phán quyết ngày 17.10.2018, tòa tuyên án Wiraphon phạm tội hiếp dâm và chia cắt nạn nhân khỏi gia đình. Y nhận thêm hình phạt 16 năm tù.

Nói với AFP, một quan chức tòa án nhấn mạnh, Wiraphon đã “lợi dụng chức vụ và danh nghĩa nhà sư – một tầng lớn mà người dân Thái Lan rất coi trọng”. Điều này gây “tiếng xấu” cho giới tăng lữ cũng như những tín đồ tôn giáo chân chính.

(Mời độc giả đón đọc bài tiếp theo: "Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan - Kỳ 3: Sư giả buôn ma túy đá, “phê thuốc” trong chùa" trong tuyến bài "Nhà sư 'biến chất' ở Thái Lan" trên laodong.vn vào 20h ngày 12.1.2022).

Hương Ly
TIN LIÊN QUAN

Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan: Sư giả buôn mua ma túy, "phê thuốc" trong chùa

Hương Ly |

Từ sử dụng, tàng trữ cho tới vận chuyển hàng triệu viên ma túy đá, các “sư giả”, “sư biến chất” ở Thái Lan đã làm xấu đi hình ảnh của giới tăng lữ Phật giáo trong mắt tín đồ và công chúng.

Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan: Trụ trì lừa đảo, phạm tội ấu dâm

Hương Ly |

Năm 2013, dư luận Thái Lan xôn xao sau khi một video gây sốc được tăng tải trên Youtube, cho thấy hình ảnh một nhà sư có tên Wiraphon Sukphon cùng hai nhà sư khác đang ngồi trên máy bay riêng, đeo kính râm hàng hiệu và mang túi Louis Vuitton.

Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan: Sư giả không biết tụng kinh

Hương Ly |

Trong những năm qua, cảnh sát Thái Lan đã phanh phui chân tướng của nhiều đối tượng sư giả, giả mạo người tu hành để lừa tiền, trong khi không có giấy chứng nhận, không biết tụng kinh, giấu vũ khí trong người hay thậm chí đọc ấn phẩm đồi truỵ.

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Khi “Phật sống” hầu tòa

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Sau Vương Hưng Phu, cảnh sát Trung Quốc lật tẩy thêm một “Phật sống” giả mạo khác. Tất cả đối tượng liên quan trong cả hai vụ việc đều phải hầu tòa và nhận bản án thích đáng.

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Lừa đảo và cưỡng hiếp đệ tử

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Sau khi được làm “lễ tấn phong” vào năm 2008, trở thành "Phật sống Lhosang Tenzin”, Vương Hưng Phu càng trở nên táng tận lương tâm hơn và phạm nhiều tội ác tày trời với đệ tử.

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Từ cai ngục hóa “Phật sống”

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Hàng loạt hành vi phạm pháp và đồi bại của hai “Phật sống” giả mạo bị phanh phui trong cuộc điều tra ở Trung Quốc. Phiên tòa kết thúc đầu năm 2021 buộc các đối tượng liên quan nhận hình phạt thích đáng.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan: Sư giả buôn mua ma túy, "phê thuốc" trong chùa

Hương Ly |

Từ sử dụng, tàng trữ cho tới vận chuyển hàng triệu viên ma túy đá, các “sư giả”, “sư biến chất” ở Thái Lan đã làm xấu đi hình ảnh của giới tăng lữ Phật giáo trong mắt tín đồ và công chúng.

Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan: Trụ trì lừa đảo, phạm tội ấu dâm

Hương Ly |

Năm 2013, dư luận Thái Lan xôn xao sau khi một video gây sốc được tăng tải trên Youtube, cho thấy hình ảnh một nhà sư có tên Wiraphon Sukphon cùng hai nhà sư khác đang ngồi trên máy bay riêng, đeo kính râm hàng hiệu và mang túi Louis Vuitton.

Nhà sư “biến chất” ở Thái Lan: Sư giả không biết tụng kinh

Hương Ly |

Trong những năm qua, cảnh sát Thái Lan đã phanh phui chân tướng của nhiều đối tượng sư giả, giả mạo người tu hành để lừa tiền, trong khi không có giấy chứng nhận, không biết tụng kinh, giấu vũ khí trong người hay thậm chí đọc ấn phẩm đồi truỵ.

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Khi “Phật sống” hầu tòa

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Sau Vương Hưng Phu, cảnh sát Trung Quốc lật tẩy thêm một “Phật sống” giả mạo khác. Tất cả đối tượng liên quan trong cả hai vụ việc đều phải hầu tòa và nhận bản án thích đáng.

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Lừa đảo và cưỡng hiếp đệ tử

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Sau khi được làm “lễ tấn phong” vào năm 2008, trở thành "Phật sống Lhosang Tenzin”, Vương Hưng Phu càng trở nên táng tận lương tâm hơn và phạm nhiều tội ác tày trời với đệ tử.

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Từ cai ngục hóa “Phật sống”

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Hàng loạt hành vi phạm pháp và đồi bại của hai “Phật sống” giả mạo bị phanh phui trong cuộc điều tra ở Trung Quốc. Phiên tòa kết thúc đầu năm 2021 buộc các đối tượng liên quan nhận hình phạt thích đáng.