“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Từ cai ngục hóa “Phật sống”

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Hàng loạt hành vi phạm pháp và đồi bại của hai “Phật sống” giả mạo bị phanh phui trong cuộc điều tra ở Trung Quốc. Phiên tòa kết thúc đầu năm 2021 buộc các đối tượng liên quan nhận hình phạt thích đáng.

Trong những năm qua, khi Phật giáo Tây Tạng trở nên phổ biến tại Trung Quốc, nhiều người, bao gồm cả một số nhân vật nổi tiếng trên truyền hình, tôn thờ các vị Phật sống. Nhìn thấy lợi nhuận từ việc này, một số kẻ đã lợi dụng sự sùng bái của người dân để tích lũy gia tài đồ sộ, hay thậm chí cưỡng hiếp đệ tử.

Trong bài điều tra được đăng tải vào tháng 2.2021, tờ Hoàn cầu Thời báo tiết lộ cách thức hai vị “Phật sống” giả mạo lợi dụng tôn giáo để trục lợi và hãm hiếp các đệ tử.

“Thầy khí công rởm”

Vương Hưng Phu, người tự nhận mình là "Phật sống" và lấy pháp danh là Lhosang Tenzin, đã lừa đảo hàng trăm triệu USD, và thậm chí cưỡng hiếp một số phụ nữ trong nhiều thập kỷ qua.

Vương có 21 "đạo tràng" và hơn 3.000 "đệ tử" trên khắp Trung Quốc. Trước khi tự xưng là "Phật sống", Vương tự nhận là "thầy khí công" vào cuối những năm 1980, khi Trung Quốc nổ ra trào lưu học bộ môn khí công.

 
Vương Hưng Phu giả làm “Phật sống” để làm lễ cho tín đồ. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo.

Giống như nhiều võ sư khí công giả mạo khác, Vương Hưng Phu hưởng lợi từ làn sóng này. Y lợi dụng Phật giáo Tây Tạng và bịa ra cái gọi là "trường học bí mật dạy về cách nạp năng lượng cho tâm trí”.

Vương mở rộng mạng lưới trường học nói trên ra nhiều thành phố, bao gồm Tế Nam, Thành Đô và Thẩm Dương. Nhờ đó, người này kiếm được hơn 5.000 NDT (khoảng 773 USD), thậm chí lên đến 7.000 NDT một tháng. Đây là mức thu nhập cao tại thời điểm cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 ở Trung Quốc.

Nhìn thấy cơ hội kiếm lời trước mắt, Vương – khi đó đang là quản giáo trại giam – không còn quan tâm đến công việc chính nữa. Y liên tục xin nghỉ việc và sau đó bị sa thải.

Vào cuối những năm 1990, khi chính phủ Trung Quốc xử phạt những thầy khí công giả mạo lừa đảo người dân, Vương biến trường học của mình thành “viện nghiên cứu ứng dụng lý thuyết yoga cổ xưa”. Tại đây, y phát triển cái gọi là “bí thuật yoga tối cao” để lừa tiền các môn đệ.

Con đường trở thành “Phật sống” giả mạo

Năm 2006, Vương quen biết một vị Phật sống tên là Gongzhi ở Tu viện Eruo, thuộc châu tự trị Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Gongzhi là vị Phật sống khá nổi tiếng trong vùng. Khi đó, ông đang ốm nặng.

Về phía Vương, người này đang chạy vạy tìm cách để “hợp thức hóa” hình thức trục lợi của mình bằng cách lợi dụng Phật giáo Tây Tạng. Vương đã cố gắng hết sức để gây thiện cảm với Gongzhi.

Y đưa các "đệ tử" đến quyên góp tiền và hàng hóa trị giá hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,5 tỉ đồng) cho ngôi chùa của Gongzhi. Vương cũng tuyên bố đã vào chùa nghiên cứu Phật giáo suốt nhiều năm qua, và chính y cũng là hóa thân của “Phật sống”.

“Mánh khóe” này đã khiến Gongzhi nhận Vương làm đệ tử duy nhất đến từ khu vực ngoài Tây Tạng. Gongzhi cũng dặn dò đệ tử Lurong – người sẽ trở thành trụ trì tương lai của Tu viện Eruo – rằng, phải đối tốt với Wang.

Ban đầu, Lurong không chào đón Wang, nhưng thái độ của ông thay đổi khi thấy Vương có thể giúp quyên tiền để duy trì hoạt động của ngôi chùa.

 
Cảnh sát phát hiện nhiều tiền mặt và ngoại tệ tại nơi ở của Wang. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo.

Năm 2008, Lurong tổ chức "lễ tấn phong” cho Vương một cách bất hợp pháp và tuyên bố Vương là “Phật sống”, với pháp danh Lhosang Tenzin. Lurong thậm chí còn cho Wang một thẻ căn cước giả của người Tây Tạng. Từ đó, Vương Hưng Phu bịa ra “hệ thống luân hồi” cho chính mình.

Năm 2016, Vương Hưng Phu ly hôn với vợ. Khi vụ việc nói trên bị phanh phui, Lurong bị cảnh sát chất vấn về lý do tổ chức “lễ tấn phong" cho Vương một cách bất hợp pháp như vậy, cũng như vì sao lại để Vương trở thành “Phật sống” giả mạo. Lurong trả lời rằng, Vương có nhiều đệ tử, lại có khả năng quyên góp tiền và vật phẩm cho chùa.

Sau khi bị bắt, Vương quay ra chỉ trích Lurong, người mà trước đây ông vẫn thường gọi một cách trìu mến là “anh trai vajra” (vajra, tức chày kim cương, là pháp khí quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng). Vương nói Lurong chỉ coi y như một cỗ máy kiếm tiền, và Vương vô cùng “ân hận” về hành vi của mình.

Những hành vi đồi bại của Vương Hưng Phu bao gồm lừa đảo, tham ô và hãm hiếp nhiều nữ đệ tử trong suốt 10 năm. Hàng loạt tội ác của Vương về sau đều bị phanh phui trong cuộc điều tra của cảnh sát Trung Quốc.

(Mời độc giả đón đọc bài tiếp theo: “Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc - Kỳ 2: Lừa đảo và cưỡng hiếp đệ tử trong tuyến bài "Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc" trên laodong.vn vào 15h ngày 9.1.2022).

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo)
TIN LIÊN QUAN

Tịnh thất Bồng Lai của "hòa thượng Thích Tâm Đức" làm những việc mờ ám

Lê Thanh Phong |

Công an đã khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Tùng Vân (1932), nhân vật đứng đầu của Tịnh thất Bồng Lai.

Vụ “Tịnh thất Bồng Lai”: Ông Lê Tùng Vân và các bị can đối diện mức án gì?

BẢO BÌNH |

Ngoài ông Lê Tùng Vân bị cấm đi khỏi nơi cư trú, 3 bị can khác ở "Tịnh thất Bồng Lai" là Lê Thanh Hoàn Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (30 tuổi) và Lê Thanh Trùng Dương (26 tuổi) đều bị bắt tạm giam.

Đại biểu Quốc hội: Vụ Tịnh thất Bồng Lai rất đau lòng, cần làm rõ sai phạm

Vương Trần |

Liên quan tới sự việc "Tịnh thất Bồng Lai" đang gây xôn xao dư luận, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, nếu sự việc xảy ra đúng như phản ánh thì đây là hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm những giá trị đạo đức của dân tộc, là việc đau lòng và chúng ta cần phải lên án.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Tịnh thất Bồng Lai của "hòa thượng Thích Tâm Đức" làm những việc mờ ám

Lê Thanh Phong |

Công an đã khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Tùng Vân (1932), nhân vật đứng đầu của Tịnh thất Bồng Lai.

Vụ “Tịnh thất Bồng Lai”: Ông Lê Tùng Vân và các bị can đối diện mức án gì?

BẢO BÌNH |

Ngoài ông Lê Tùng Vân bị cấm đi khỏi nơi cư trú, 3 bị can khác ở "Tịnh thất Bồng Lai" là Lê Thanh Hoàn Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (30 tuổi) và Lê Thanh Trùng Dương (26 tuổi) đều bị bắt tạm giam.

Đại biểu Quốc hội: Vụ Tịnh thất Bồng Lai rất đau lòng, cần làm rõ sai phạm

Vương Trần |

Liên quan tới sự việc "Tịnh thất Bồng Lai" đang gây xôn xao dư luận, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, nếu sự việc xảy ra đúng như phản ánh thì đây là hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm những giá trị đạo đức của dân tộc, là việc đau lòng và chúng ta cần phải lên án.