“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Lừa đảo và cưỡng hiếp đệ tử

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Sau khi được làm “lễ tấn phong” vào năm 2008, trở thành "Phật sống Lhosang Tenzin”, Vương Hưng Phu càng trở nên táng tận lương tâm hơn và phạm nhiều tội ác tày trời với đệ tử.

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc - Kỳ 1: Từ cai ngục hóa “Phật sống”

Những tội ác này của Vương Hưng Phu bao gồm lừa đảo, lạm dụng tình dục hay thậm chí cưỡng hiếp đệ tử.

Tuy nhiên, trước khi tội ác của Vương bị phanh phui, nhiều đệ tử của người này từng bị quấy rối nhưng không hề lên án Vương. Một số thậm chí còn chọn đứng về phía Vương, bao biện cho Vương.

Một người họ Ngụy - là đệ tử của Vương - cho biết vị “Phật sống” giả mạo này đã thao túng tâm lý các đệ tử bằng cách bắt họ thề không phản bội ông ta. Nếu không, họ sẽ phải chịu quả báo khủng khiếp và thậm chí mất mạng.

Theo ông Laxianjia - Phó giám đốc viện tôn giáo thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tây Tạng học của Trung Quốc, Phật giáo Tây Tạng bao gồm "Phật giáo ngoại đạo" và "Phật giáo bí truyền”.

Thông thường, một đệ tử cần trải qua hơn 20 năm trong thời kỳ "Phật giáo ngoại đạo" với sư phụ của mình. Trong giai đoạn này, đệ tử có thể chất vấn và thậm chí đổi sư phụ. Nhưng một khi đệ tử vượt qua giai đoạn "Phật giáo ngoại đạo" sang "Phật giáo bí truyền", thì đệ tử phải hoàn toàn tuân theo những lời dạy của bậc thầy mà mình đã xác định đi theo trong giai đoạn "Phật giáo ngoại đạo".

Ông Laxianjia tin rằng Vương Hưng Phu lợi dụng mối quan hệ giữa đệ tử và sư phụ trong giai đoạn "Phật giáo bí truyền" để thao túng tâm lý các học trò, khiến họ tình nguyện ở trong vòng kiểm soát của Vương.

Trong quá trình Vương bị giam giữ, chuyên gia Laxianjia cũng chất vấn Vương và kết luận vị “Phật sống” giả mạo này thực sự không biết gì về Phật giáo.

 
Biệt thự của Vương Hưng Phu ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo.

Một đệ tử của Vương tiết lộ rằng, hầu hết học trò đi theo ông đều đang gặp rắc rối trong cuộc sống cá nhân hoặc rắc rối trong gia đình. Trong khi đó, Vương lại rất giỏi sử dụng một số giáo lý Phật giáo để xoa dịu, an ủi những người này.

Một số người cũng nghi ngờ Vương, nhưng nỗi trăn trở của họ nhanh chóng biến mất khi chứng kiến Lurong tiếp nhận Vương vào tu viện.

Lợi dụng tôn giáo để trục lợi

Theo điều tra của cảnh sát, Vương chủ yếu lợi dụng các lớp học của mình để trục lợi, và số tiền y thu được từ 300 nhân dân tệ đến 8.000 nhân dân tệ. Vương cũng bán “nhạc cụ tôn giáo” và tổ chức “hoạt động tôn giáo” để kiếm tiền. Trong hơn 10 năm, vị “Phật sống” giả mạo này kiếm được gần 200 triệu nhân dân tệ (hơn 711 tỷ đồng).

Từ đó, Vương gửi tiền cho vợ và con trai, ngoài ra còn mua nhà và bất động sản trên khắp Trung Quốc. Người này khai đã đưa cho Lurong hơn 40 triệu nhân dân tệ (142 tỷ đồng).

Ngoài hành vi lừa đảo, Vương thậm chí còn sử dụng khái niệm "Yuganaddha" để quấy rối và cưỡng hiếp các nữ đệ tử.

Theo chuyên gia Laxianjia, khái niệm "Yuganaddha" trong Phật giáo Tây Tạng chỉ sự gắn kết, kết hợp giữa “trí tuệ” và “phương pháp”, chứ không phải những điều vô nghĩa như Vương rao giảng.

Khi Vương bị bắt, cảnh sát phát hiện bao cao su và “chất bôi trơn” dùng khi quan hệ tình dục. Vương cho rằng những đệ tử bị ông hãm hiếp đã đồng thuận khi quan hệ.

Một số đệ tử khai rằng bị Vương gọi đến phòng riêng để quan hệ tình dục.

Theo lời kể của một phụ nữ bị Vương Hưng Phu cưỡng hiếp vào năm 2013, người này nhận phòng khách sạn theo yêu cầu của vị “Phật sống” giả mạo. Vương đến phòng trong khi mặc trang phục thường dân. Người phụ nữ quỳ lạy Vương và kể cho y nghe những vấn đề của gia đình cô, cầu xin được Vương ban phước lành.

Tuy nhiên, Vương dần trở nên mất kiên nhẫn. Y nói rằng đệ tử cần phải cúng dường cho sư phụ cả thân và tâm. Sau đó, Vương lột quần áo của cô.

"Lúc đó tôi biết ông ta muốn làm gì. Tôi khá sợ hãi. Nhưng tôi nghĩ ông ta là Phật sống, tôi sợ nếu tôi phản nghịch thì sẽ phải chịu quả báo. Tôi không dám chống lại. Tôi chỉ biết quỳ xuống khóc và lạy ông ta”, cô nói.

Cho đến nay, cơ quan chức năng có bằng chứng cho thấy Vương Hưng Phu đã tấn công tình dục ít nhất 10 "đệ tử" nữ trong suốt nhiều năm.

Theo thông tin một sĩ quan cảnh sát cung cấp cho Hoàn cầu Thời báo, hầu hết nạn nhân của các vụ tấn công tình dục đều miễn cưỡng thực hiện. Do Vương có hành vi đồi bại trong thời gian dài như vậy, có thể số phụ nữ bị vị “Phật sống” này cưỡng hiếp có thể còn nhiều hơn con số được xác nhận.

Cảnh sát phát hiện nhiều tiền mặt và ngoại tệ tại nơi ở của Wang. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo.
Cảnh sát phát hiện nhiều tiền mặt và ngoại tệ tại nơi ở của Vương. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo.

Đồng phạm của “Phật sống” giả mạo

Vương sẽ không có cơ hội thực hiện những tội ác tày trời như vậy nếu không có Lurong, trụ trì tại Tu viện Eruo.

Lurong đã vi phạm quy ước truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, biến Vương từ một thầy khí công “rởm” thành “Phật sống”, và giúp y lừa gạt rất nhiều tín đồ tại Trung Quốc.

Vào đầu năm 2016, Lurong nhận được tin báo từ một nữ tín đồ rằng Vương tấn công tình dục phụ nữ và cướp tiền. Khi đó, Lurong nhận thức được về tội ác của Vương.

Tuy nhiên, Vương đã “dằn mặt” Lurong, nhấn mạnh Tu viện Eruo tồn tại được là nhờ tiền tài trợ từ các tín đồ của Vương.

Để không đánh mất "cỗ máy kiếm tiền" cho tu viện, Lurong trở thành đồng phạm của Vương. Ông không những công bố "báo cáo điều tra" để chứng minh Vương trong sạch, mà còn thuê người xóa các bài đăng tiêu cực về Vương trên mạng.

Hình phạt duy nhất Lurong áp dụng cho Vương bắt y tự thú trước tháp thiêng và cảnh cáo Vương phải làm một "nhà sư có tư cách".

"Tôi cảm thấy Lurong muốn dùng tiền của tôi để tu bổ lại tu viện, nhằm nâng cao uy tín của mình trong lòng người dân địa phương", Vương nói.

Zhou Wei, một chuyên gia về Tây Tạng học, cho biết hành vi của Lurong cũng vi phạm nghiêm trọng đạo đức theo quan điểm của Phật giáo Tây Tạng.

"Nó hoàn toàn vi phạm triết lý của Phật giáo Tây Tạng và khái niệm ‘liêm chính’ trong tôn giáo. Tất cả đều là hành vi quanh co chối tội”, ông Zhou phân tích.

Đây cũng là lý do khiến cả hai bị khởi tố về tội “tổ chức, lợi dụng tà đạo để vi phạm pháp luật”. Hành vi của hai người này hoàn toàn lệch chuẩn so với Phật giáo Tây Tạng và từ lâu đã trở thành “tà giáo”.

(Mời độc giả đón đọc bài tiếp theo: “Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc - Kỳ 3: Khi “Phật sống” hầu tòa trong tuyến bài "Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc" trên laodong.vn vào 20h ngày 9.1.2022).

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo)
TIN LIÊN QUAN

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Từ cai ngục hóa “Phật sống”

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Hàng loạt hành vi phạm pháp và đồi bại của hai “Phật sống” giả mạo bị phanh phui trong cuộc điều tra ở Trung Quốc. Phiên tòa kết thúc đầu năm 2021 buộc các đối tượng liên quan nhận hình phạt thích đáng.

Đại biểu Quốc hội: Vụ Tịnh thất Bồng Lai rất đau lòng, cần làm rõ sai phạm

Vương Trần |

Liên quan tới sự việc "Tịnh thất Bồng Lai" đang gây xôn xao dư luận, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, nếu sự việc xảy ra đúng như phản ánh thì đây là hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm những giá trị đạo đức của dân tộc, là việc đau lòng và chúng ta cần phải lên án.

Từ vụ Tịnh Thất Bồng Lai đến cú lừa và sự trục lợi ở các gameshow

Mi Lan |

Khi Tịnh Thất Bồng Lai bị điều tra, những sự thật chấn động bị lộ ra, vô tình làm lộ tẩy cả sự trục lợi, hành vi câu kéo rating bất chấp của các gameshow mà Tịnh Thất Bồng Lai cử người tham gia.

Khởi tố 4 bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng tại “Tịnh thất Bồng Lai”

An Long |

Long An - Công an đã khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Tùng Vân. 3 người khác tại “Tịnh thất bồng lai” cũng bị khởi tố và bắt tạm giam.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

“Phật sống” giả mạo ở Trung Quốc: Từ cai ngục hóa “Phật sống”

Hương Ly (Theo Hoàn Cầu thời báo) |

Hàng loạt hành vi phạm pháp và đồi bại của hai “Phật sống” giả mạo bị phanh phui trong cuộc điều tra ở Trung Quốc. Phiên tòa kết thúc đầu năm 2021 buộc các đối tượng liên quan nhận hình phạt thích đáng.

Đại biểu Quốc hội: Vụ Tịnh thất Bồng Lai rất đau lòng, cần làm rõ sai phạm

Vương Trần |

Liên quan tới sự việc "Tịnh thất Bồng Lai" đang gây xôn xao dư luận, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, nếu sự việc xảy ra đúng như phản ánh thì đây là hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm những giá trị đạo đức của dân tộc, là việc đau lòng và chúng ta cần phải lên án.

Từ vụ Tịnh Thất Bồng Lai đến cú lừa và sự trục lợi ở các gameshow

Mi Lan |

Khi Tịnh Thất Bồng Lai bị điều tra, những sự thật chấn động bị lộ ra, vô tình làm lộ tẩy cả sự trục lợi, hành vi câu kéo rating bất chấp của các gameshow mà Tịnh Thất Bồng Lai cử người tham gia.

Khởi tố 4 bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng tại “Tịnh thất Bồng Lai”

An Long |

Long An - Công an đã khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Tùng Vân. 3 người khác tại “Tịnh thất bồng lai” cũng bị khởi tố và bắt tạm giam.