Người Nhật Bản tránh nghề giáo vì lương thấp và hàng núi công việc

Thanh Hà |

Thời gian làm việc dài, lương thấp, điều kiện lớp học nhiều thách thức và hàng núi công việc hành chính khiến cuộc sống của các giáo viên trên khắp Nhật Bản ngày càng khó khăn và khiến nhiều người không muốn theo đuổi sự nghiệp giáo dục.

Báo cáo đầu năm nay trên tờ Nihon Keizai chỉ ra, vẫn còn gần 2.800 vị trí cần tuyển dụng ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên khắp Nhật Bản, tăng khoảng 30% so với một năm trước.

Ngoài thiếu nhân sự, kỷ lục 5.897 giáo viên Nhật Bản đã nghỉ việc vì các vấn đề sức khỏe tâm thần trong năm 2021, trong đó có gần 3.000 giáo viên tiểu học. Trong tổng số này, hơn 1.100 giáo viên quyết định hoàn toàn bỏ nghề.

Một giáo viên tại trường trung học Nhật Bản kiếm được trung bình 400.000 yên (3.000 USD)/tháng. Dù đây là mức lương hợp lý, nhưng giáo viên Nhật Bản nhận thấy thu nhập của họ không tăng nhiều như lạm phát, vốn đã đẩy giá thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác tăng cao trong 18 tháng qua.

Có thể thấy rằng, vấn đề lớn nhất với giáo viên là thời gian làm việc dài. Giáo viên phải có mặt ở trường trước khi lớp học bắt đầu lúc 8 giờ sáng và ở lại rất lâu sau khi học sinh về nhà. Ngoài lên kế hoạch bài giảng, giáo viên còn chấm bài của học sinh và điền vào các thủ tục giấy tờ từ Bộ Giáo dục và cơ quan giáo dục địa phương. Theo các giáo viên, phần lớn hoạt động này là không cần thiết.

Nghiên cứu về cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong ngành giáo dục, được Bộ Giáo dục Nhật Bản công bố vào tháng 1 năm nay cho thấy, giáo viên làm thêm giờ trung bình 95 giờ 32 phút mỗi tháng. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, người lao động có nguy cơ bị “karoshi” hoặc chết do làm việc quá sức nếu làm thêm hơn 80 giờ/tháng.

Liên đoàn Giáo viên Quốc gia Nhật Bản phát hiện, hơn 12% giáo viên đã yêu cầu ban giám hiệu nhà trường giảm bớt khối lượng công việc, tốt nhất là thuê thêm giáo viên và giảm quy mô lớp học. “Tuy nhiên, do kinh phí được phân bổ cho giáo dục thiếu, chúng tôi vẫn chưa thành công trong việc mang lại sự thay đổi trong vấn đề này" - Keiko Uchida, quan chức của liên đoàn giáo viên, cho biết.

Nhật Bản cũng tụt hậu so với nhiều quốc gia phát triển khác trong tài trợ cho giáo dục, theo SCMP.

“Trong 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, chỉ có Hungary chi cho giáo dục và nghiên cứu ít hơn Nhật Bản” - một giáo viên giấu tên làm việc tại Hokkaido cho hay.

Theo ông nói, phần khó nhất với giáo viên là sau khi kết thúc ngày giảng dạy phải điền báo cáo và giấy tờ không cần thiết từ cơ quan giáo dục địa phương. “Điều đó có nghĩa là họ thường làm việc kéo dài đến tối, đồng thời phải giám sát các hoạt động của các câu lạc bộ, như thể thao vào cuối tuần. Và họ không được trả tiền cho những giờ làm thêm đó. Cha tôi cũng là giáo viên trung học và tôi nhớ rằng, thật kì diệu nếu ông ấy được nghỉ cả ngày vào cuối tuần vì ông ở phụ trách câu lạc bộ bóng chày. Cha tôi không được trả tiền cho hoạt động đó" - giáo viên này nói.

Do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng nhưng mức lương giáo viên không biến động, nhiều giáo viên đang tìm những công việc bán thời gian khác nhau để trang trải sinh hoạt phí.

Một giáo viên dạy toán bị bắt ở Nagoya vào tháng 2 năm nay sau khi tiếp cận một phụ nữ trên phố - người phụ nữ này là cảnh sát chìm - và mời cô vào một "host club" (quán rượu nơi nhân viên nam ngồi cạnh tiếp chuyện khách hàng nữ giới).

Người đàn ông ở độ tuổi ngoài 20 này đã bị bắt vì nghi ngờ vi phạm sắc lệnh ngăn chặn phiền toái của tỉnh Aichi - quy định nghiêm cấm hành vi chào mời quá khích.

Tờ Mainichi đưa tin, người đàn ông này làm việc với tư cách tiếp viên nam khoảng 3 đêm trong 1 tuần kể từ tháng 8 năm ngoái. Người đàn ông này đã được trả tự do nhưng bị hội đồng giáo dục thành phố xem xét hình thức kỉ luật.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản điều chỉnh thị thực, lao động nước ngoài có cơ hội thường trú

Thanh Hà |

Điều chỉnh về thị thực của Nhật Bản có thể giúp những người lao động từ Philippines, Indonesia, Việt Nam trở thành thường trú nhân.

Lý do người Nhật Bản e dè chưa du lịch nước ngoài sau dịch COVID-19

Thanh Hà |

Lần gần đây nhất Mitsue Nagasaku đi du lịch ở nước ngoài là vào mùa hè năm 2019, một năm trước khi đại dịch khiến du lịch toàn cầu bị tạm dừng. Gần 4 năm sau, biên giới của Nhật Bản đã mở cửa trở lại - nhưng cô vẫn sẽ đi du lịch ở gần nhà.

Thái Lan, Nhật Bản lăm le cạnh tranh mảng kinh doanh sinh lời của Singapore

Thanh Hà |

Singapore đã mở hai khu nghỉ dưỡng phức hợp (IR) sang trọng bậc nhất vào năm 2010 và củng cố vị thế là điểm đến du lịch. Tuy nhiên, Thái Lan, Nhật Bản đang chú ý tới lĩnh vực này và có kế hoạch mở các cơ sở tương tự.

5 ôtô đâm liên hoàn trên Vành đai 3, ùn tắc cục bộ

Tô Thế |

Hà Nội - Khi xảy ra va chạm, 5 ôtô nằm chắn toàn bộ đường vành đai 3 trên cao nên xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ.

Cảnh báo mạo danh ngân hàng, các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Minh Quang |

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo tình trạng lợi dụng nhu cầu vay vốn tăng cao của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, các đối tượng phạm tội mạo danh các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiền trực tuyến với lãi suất rất thấp nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.

Buôn lậu, hàng giả tại TP Hồ Chí Minh không giảm

NGỌC LÊ |

Nhận định về tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, gian lận thương  mại tại TPHCM, đại diện Cục Quản lí thị trường thành phố cho biết: “Tình trạng này không có dấu hiệu giảm, các cơ sở kinh doanh ngày càng có những chiêu trò tinh vi khiến nhà chức trách gặp khó trong các khâu xử lí vi phạm”.

Tiềm năng kinh tế số Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ

Thanh Hà |

Các doanh nghiệp Mỹ kì vọng việc cải thiện mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, cùng với các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam về nền kinh tế kĩ thuật số, sẽ tạo ra cơ hội trong nhiều ngành công nghiệp, từ phát trực tuyến video đến quốc phòng.

Điểm mạnh là không có đội hình mạnh nhất

Lê Vinh |

Với việc huấn luyện viên Philippe Troussier thích những cầu thủ đa năng, chọn ra đội hình mạnh nhất của U22 Việt Nam tại SEA Games 32 lại không hề đơn giản với giới chuyên môn…

Nhật Bản điều chỉnh thị thực, lao động nước ngoài có cơ hội thường trú

Thanh Hà |

Điều chỉnh về thị thực của Nhật Bản có thể giúp những người lao động từ Philippines, Indonesia, Việt Nam trở thành thường trú nhân.

Lý do người Nhật Bản e dè chưa du lịch nước ngoài sau dịch COVID-19

Thanh Hà |

Lần gần đây nhất Mitsue Nagasaku đi du lịch ở nước ngoài là vào mùa hè năm 2019, một năm trước khi đại dịch khiến du lịch toàn cầu bị tạm dừng. Gần 4 năm sau, biên giới của Nhật Bản đã mở cửa trở lại - nhưng cô vẫn sẽ đi du lịch ở gần nhà.

Thái Lan, Nhật Bản lăm le cạnh tranh mảng kinh doanh sinh lời của Singapore

Thanh Hà |

Singapore đã mở hai khu nghỉ dưỡng phức hợp (IR) sang trọng bậc nhất vào năm 2010 và củng cố vị thế là điểm đến du lịch. Tuy nhiên, Thái Lan, Nhật Bản đang chú ý tới lĩnh vực này và có kế hoạch mở các cơ sở tương tự.