Tiềm năng kinh tế số Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ

Thanh Hà |

Các doanh nghiệp Mỹ kì vọng việc cải thiện mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, cùng với các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam về nền kinh tế kĩ thuật số, sẽ tạo ra cơ hội trong nhiều ngành công nghiệp, từ phát trực tuyến video đến quốc phòng.

Đó là thông điệp của ông Ted Osius - Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, người vừa dẫn đầu một phái đoàn thương mại bao gồm đại diện từ Netflix, công ty mẹ của Facebook - Meta, SpaceX và Lockheed Martin - tới Hà Nội. Cựu Đại sứ Mỹ tại  Việt Nam cho hay, nhóm doanh nghiệp Mỹ đến tìm hiểu thị trường đã được lãnh đạo Việt Nam "trải thảm đỏ" chào đón.

Ông Osius cho biết, các quan chức Việt Nam và các doanh nghiệp đã giải quyết những mối quan tâm của nhau trong các cuộc đàm phán "rất thực tế" và "phi thường".

Tờ Nikkei chỉ ra, rất ít quốc gia đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong quan hệ như Việt Nam - Mỹ. Thương mại là động lực chính giúp mối quan hệ được cải thiện, với việc Mỹ ngày càng phụ thuộc vào Việt Nam về chất bán dẫn và hàng may mặc, đồng thời xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, quảng cáo YouTube cũng như các hàng hóa và dịch vụ khác sang Vệt Nam.

“Có những lĩnh vực mới chưa có cơ hội trước đây, như hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh" - ông Osius nói. Ông cho biết, Boeing, Lockheed và Raytheon đã chốt được doanh số bán hàng cho Việt Nam. Boeing xác nhận đã thảo luận với các quan chức về một "mối quan hệ đối tác đang phát triển" có phạm vi từ quốc phòng, hàng không đến sản xuất.

“Boeing đã và đang tăng cường hiện diện tại Việt Nam bằng cách đầu tư vào xây dựng năng lực địa phương và hợp tác với các tổ chức Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất, cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật, an toàn hàng không, tính bền vững, nghiên cứu và công nghệ, đào tạo và phát triển kỹ năng” - người phát ngôn của Boeing xác nhận.

Khi được hỏi về việc SpaceX khám phá thị trường Việt Nam, ông Osius nói: "Họ phóng vệ tinh, vì vậy họ hỗ trợ về viễn thông... Việc họ ở đó có nghĩa là họ quan tâm".

Trong 52 doanh nghiệp trong chuyến công du Việt Nam của phái đoàn Mỹ - ASEAN còn có Pfizer, Pepsi, Visa, Apple và Amazon Web Services (AWS). Giám đốc điều hành Apple Tim Cook tiết lộ, nhà sản xuất iPhone đã đạt kỉ lục doanh số bán hàng vào năm ngoái tại Việt Nam. Việt Nam cũng đang trở thành nhà sản xuất hàng đầu của công ty. Việt Nam được coi là quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc sản xuất MacBook, ngoài các thiết bị Apple khác mà nước này đã sản xuất.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã bỏ lỡ các khoản đầu tư khác của Mỹ. Nhà sản xuất chip Intel đã chọn Malaysia để đặt nhà máy trị giá 7 tỉ USD và nhà cung cấp đám mây Amazon Web Services có kế hoạch rót 5 tỉ USD vào Thái Lan. Ông Osius chỉ ra, điều này đôi khi là quyết định kinh doanh, tùy thuộc vào khách hàng ở đâu.

Trong khi Facebook và Google đã phổ biến ở Việt Nam từ lâu, ông Osius cũng nhận thấy tăng trưởng trong các dịch vụ mới hơn ở Việt Nam, như Netflix. “Người Việt Nam biết đây là một thị trường cạnh tranh" - ông nói, đồng thời cho biết thêm, chính phủ Việt Nam đang tạo ra các điều kiện để thu hút các công ty công nghệ. Ông nhấn mạnh, các công ty công nghệ muốn có mặt tại Việt Nam và sẵn sàng đối thoại hơn là hoàn toàn ở ngoài lề.

Báo cáo của Google, Bain và Temasek ước tính, nền kinh tế kĩ thuật số của Việt Nam ở mức 23 tỉ USD vào năm 2022, tương đương 5,6% tổng sản phẩm quốc nội. Việt Nam đặt mục tiêu dịch vụ kĩ thuật số chiếm 20% nền kinh tế vào năm 2025 được đưa ra trong Quyết định 749 của Thủ tướng vào năm 2020. “Việt Nam có khát vọng rất lớn với nền kinh tế kĩ thuật số. Việt Nam biết rằng, nếu muốn đạt được những mục tiêu đó, họ phải duy trì đối thoại và các công ty cần thấy rằng, đối thoại có hiệu quả" -  ông Osius nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội đón đầu nền kinh tế số đang lên ở Indonesia

Thanh Hà |

Pang Xue Kai, công dân Singapore, chuyển tới Jakarta (Indonesia) năm 2018, khi anh 28 tuổi.

Thể thao điện tử, mũi nhọn mới của nền kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo - Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC), thể thao điện tử (Esports) hội tụ đủ các yếu tố để trở thành mũi nhọn của nền kinh tế số.

Kinh tế số Việt Nam: Nhỏ nhưng có “võ”

Xuyên Đông |

Quy mô thị trường số của Việt Nam hiện nay còn nhỏ, xếp thứ 25/39 quốc gia được khảo sát. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam nhanh thứ hai thế giới, năm 2022 chỉ sau Ấn Độ.

Học sinh, sinh viên "xanh mặt vàng mắt" vì bài tập dịp nghỉ lễ

Trang Hà |

Bên cạnh sự háo hức với những kế hoạch du lịch cùng gia đình, học sinh và sinh viên luôn hiện hữu nỗi ám ảnh mang tên “bài tập về nhà” dịp lễ.

Xúc động dòng người xếp hàng dài vào lăng viếng Bác Hồ "ngày vui đại thắng"

Minh Hà - Thái Mạnh |

Ngày lễ 30.4, trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 48 năm giải phóng miền Nam Việt Nam thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân từ nhiều miền của đất nước và du khách quốc tế xếp hàng dài chờ đợi đến lượt được vào viếng Lăng Bác Hồ.

Phát hiện một quả bom hơn 500kg ở sông Đuống, Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Quả bom dài khoảng hơn 2m, đường kính từ 40-45cm, nặng khoảng hơn 500kg, cách mặt nước 10m, vị trí quả bom gần trạm bơm Tình Quang, cách bờ sông Đuống khoảng 50m.

U22 Thái Lan thắng U22 Singapore 3-1 trong trận ra quân SEA Game 32

Nhóm PV |

U22 Thái Lan có trận ra quân thuận lợi tại SEA Game 32 khi thắng U22 Singapore 3-1.

Đằng sau những khoảnh khắc kinh điển quy tụ dàn siêu sao đắt giá thế giới

Huyền Chi |

Sau 20 năm, bìa tạp chí có sự góp mặt của Tom Hanks, Tom Cruise, Brad Pitt... vẫn được coi là một khoảnh khắc kinh điển.

Cơ hội đón đầu nền kinh tế số đang lên ở Indonesia

Thanh Hà |

Pang Xue Kai, công dân Singapore, chuyển tới Jakarta (Indonesia) năm 2018, khi anh 28 tuổi.

Thể thao điện tử, mũi nhọn mới của nền kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo - Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC), thể thao điện tử (Esports) hội tụ đủ các yếu tố để trở thành mũi nhọn của nền kinh tế số.

Kinh tế số Việt Nam: Nhỏ nhưng có “võ”

Xuyên Đông |

Quy mô thị trường số của Việt Nam hiện nay còn nhỏ, xếp thứ 25/39 quốc gia được khảo sát. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam nhanh thứ hai thế giới, năm 2022 chỉ sau Ấn Độ.