Liệu ASEAN có tận dụng được lợi thế từ cú hích nông nghiệp xanh của EU?

Thanh Hà |

EU muốn bảo vệ nông nghiệp xanh ở Đông Nam Á nhưng mối quan hệ thương mại còn hạn chế, các quy định và sự mất lòng tin có thể cản trở điều này.

Sự chuyển hướng được đền đáp

Khi ngành sản xuất và du lịch sụp đổ trong 3 năm đại dịch COVID-19, một số chính phủ Đông Nam Á nhận ra cần bơm thêm tiền vào lĩnh vực nông nghiệp bị thiếu vốn và bị đánh giá thấp. Sự chuyển hướng đầu tư này đang được đền đáp.

Theo dữ liệu của chính phủ, so với năm 2019, ngành nông nghiệp ở Campuchia tăng trưởng khoảng 6% mỗi năm trong hai năm qua. Năm ngoái, xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam tăng 9,3% lên mức giá trị kỷ lục mới hơn 52,3 tỉ USD.

Bất chấp sự tăng trưởng lành mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đông Nam Á, vẫn có những lo ngại, theo cây viết David Hutt của Deutsche Welle.

Lĩnh vực này góp phần quan trọng cho biến đổi khí hậu trong khu vực. Ngân hàng Thế giới ước tính, nông nghiệp chiếm 19% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2020, cao thứ hai trong số các ngành.

Và thị trường xuất khẩu của nông nghiệp Đông Nam Á vẫn còn chưa đa dạng. Ví dụ, Trung Quốc mua khoảng một nửa tổng số nông sản xuất khẩu từ Campuchia và khoảng 1/4 nông sản xuất khẩu của Thái Lan vào năm 2022.

Theo dữ liệu của chính phủ Việt Nam, năm 2022, EU chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Theo Deutsche Welle, hiện nay, Việt Nam và một số chính phủ Đông Nam Á khác đang theo đuổi nền nông nghiệp "xanh" hoặc "bền vững" để thúc đẩy xuất khẩu sang các quốc gia châu Âu và thu hút các cơ hội đầu tư lấy môi trường làm trung tâm của EU.

Cuối năm 2021, Ngân hàng Đầu tư châu Âu đã cung cấp khoản tài trợ trị giá 15 triệu euro (16 triệu USD) cho nông nghiệp bền vững ở Campuchia.

Vào tháng 8 năm ngoái, EU hợp tác với Bangkok và Chiang Mai ở Thái Lan để sản xuất lương thực bền vững.

Tại Philippines, EU có Sáng kiến ​​Nhóm Châu Âu về Kinh tế Xanh trị giá 60 triệu euro (64 triệu USD).

Cơ chế chuyển đổi Just Transition Mechanism của EU đặt mục tiêu huy động khoảng 55 tỉ euro (58,9 tỉ USD) từ năm 2021 đến năm 2027 để giúp các khu vực khác hướng tới nền kinh tế có lượng khí thải trung tính.

Tiêu thụ vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Hải Nguyễn
Tiêu thụ vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Hải Nguyễn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và cho rằng lĩnh vực này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm lên tới 3% cho đến năm 2030.

Đến thời điểm đó, Bộ muốn phân bón hữu cơ chiếm khoảng 1/3 lượng sử dụng toàn quốc, đồng thời đặt ra các mục tiêu về tiết kiệm nước và che phủ rừng.

Thái Lan và Philippines, những nền kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ chốt, cũng đang nhanh chóng đi theo hướng  này. "An ninh lương thực vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc gia của chúng tôi.

Được củng cố trong tầm nhìn của chúng tôi về một Philippines thịnh vượng, kiên cường và an toàn vào năm 2040" - Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr phát biểu tại Davos vào tháng trước.

Trước khi dẫn đầu phái đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam vào năm ngoái, Cao ủy EU về nông nghiệp Janusz Wojciechowski lưu ý, bước đột phá lớn trong thương mại nông nghiệp đã được thực hiện nhờ việc ký kết hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam vào năm 2020.

Thông qua hiệp định thương mại này, ông viết, "công dân EU được tăng cường tiếp cận với trà và cà phê Việt Nam, cùng với một loạt các loại hạt, gia vị và trái cây nhiệt đới ấn tượng". Cũng nhờ đó mà một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được bảo hộ “chỉ dẫn địa lý” như hồng không hạt Bảo Lâm, vải thiều Lục Ngạn.

Trông đợi thêm các FTA mới

Một quan chức EU nói với Deutsche Welle rằng, họ hy vọng hợp tác về nông nghiệp xanh sẽ phát triển khi Brussels tìm cách ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới với một số chính phủ Đông Nam Á khác.

Một thỏa thuận thương mại có thể được thống nhất với Indonesia vào cuối năm nay sau một vòng đàm phán khác vừa diễn ra đầu tháng 2. Thái Lan và Philippines đều bày tỏ mong muốn nối lại đàm phán với EU. Thỏa thuận thương mại với Thái Lan và Philippines có thể thúc đẩy đáng kể thương mại theo ngành với EU.

"Nhiều quốc gia trong ASEAN đang nỗ lực tăng cả sản lượng nông nghiệp và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm được sản xuất tại địa phương - tất cả đều nhằm tăng cường an ninh lương thực, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu nông sản" - Chris Humphrey, giám đốc điều hành của Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN, nói.

Ông Humphrey cho biết thêm, dù nhiều doanh nghiệp châu Âu đang hợp tác chặt chẽ với các chính phủ ASEAN trong lĩnh vực này và có nhiều cơ hội để tăng xuất khẩu nông sản từ Đông Nam Á sang châu Âu, nhưng các nhà xuất khẩu cũng phải đối mặt với nhiều trở ngại.

Điều đó bao gồm khoảng cách và logistic liên quan đến thương mại, nhưng "cũng có những lo ngại xung quanh việc đáp ứng các yêu cầu quy định của EU". Những tiêu chuẩn của EU, đối với nhiều hộ sản xuất nhỏ, là mức chưa thể đáp ứng được.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Quốc gia EU tặng xe của tài xế say rượu cho Ukraina

Thanh Hà |

Một quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) chấp thuận tặng xe của tài xế say rượu cho Ukraina. 

ASEAN thăng hạng tích cực trong Chỉ số Quyền lực Châu Á 2023

Thanh Hà |

Theo Chỉ số Quyền lực Châu Á (Asia Power Index) năm 2023 của Viện Lowy, các quốc gia ở Đông Nam Á đang “năng động hơn bao giờ hết về mặt ngoại giao”, trong khi sức ảnh hưởng của Trung Quốc chịu tác động của chính sách zero-COVID và “sức mạnh thông minh” của Nhật Bản trong khu vực tiếp tục giảm đi.

Cơ hội để ASEAN đa dạng chuỗi cung ứng sau COVID-19

Ngọc Vân |

Cú sốc cung và cầu do tác động của COVID-19 buộc các nước, trong đó có các nước ASEAN, phải xem xét lại chiến lược thương mại, theo Bộ trưởng Thương mại Pháp.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Bản tin công đoàn: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc; Công ty PouYuen không tái ký HĐLĐ với 3.000 lao động; Niềm vui Mái ấm Công đoàn trước thềm 27.2 của đoàn viên ngành y tế Cần Thơ...


Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì xe “độ chế” trung chuyển du khách tại Kỳ Co

Hoài Luân |

Bình Định - Để trung chuyển du khách từ đỉnh đèo xuống đến bãi biển tại Dự án điểm du lịch Kỳ Co, chủ đầu tư dùng các xe "độ chế", không có dây an toàn khiến nhiều người ngồi trên xe cảm thấy lo lắng, bất an.

Quốc gia EU tặng xe của tài xế say rượu cho Ukraina

Thanh Hà |

Một quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) chấp thuận tặng xe của tài xế say rượu cho Ukraina. 

ASEAN thăng hạng tích cực trong Chỉ số Quyền lực Châu Á 2023

Thanh Hà |

Theo Chỉ số Quyền lực Châu Á (Asia Power Index) năm 2023 của Viện Lowy, các quốc gia ở Đông Nam Á đang “năng động hơn bao giờ hết về mặt ngoại giao”, trong khi sức ảnh hưởng của Trung Quốc chịu tác động của chính sách zero-COVID và “sức mạnh thông minh” của Nhật Bản trong khu vực tiếp tục giảm đi.

Cơ hội để ASEAN đa dạng chuỗi cung ứng sau COVID-19

Ngọc Vân |

Cú sốc cung và cầu do tác động của COVID-19 buộc các nước, trong đó có các nước ASEAN, phải xem xét lại chiến lược thương mại, theo Bộ trưởng Thương mại Pháp.