Kinh tế Trung Quốc đối mặt 4 thách thức lớn

Ngọc Vân |

Kinh tế Trung Quốc đối mặt 4 thách thức lớn khi sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chậm lại trong quý II.

Tăng trưởng chậm lại

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 17.7, GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng 6,3% trong quý II/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này thấp hơn kỳ vọng của một nhóm các nhà kinh tế được Reuters thăm dò.

So với quý I/2023, GDP quý 2 chỉ tăng 0,8%, chậm lại đáng kể so với mức tăng 2,2% trong quý I.

Năm ngoái, các đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Trung Quốc, bao gồm cả trung tâm tài chính Thượng Hải.

Nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ trong quý đầu tiên của năm nay sau khi dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch, với GDP tăng 4,5%.

Tuy nhiên, theo một loạt số liệu kinh tế trong những tháng gần đây, động lực đó đã phai nhạt. Dữ liệu ngày 17.7 cho thấy, chi tiêu của người tiêu dùng giảm rõ rệt và niềm tin kinh doanh giảm sút.

CNN dẫn lời Harry Murphy Cruise - nhà kinh tế học tại Moody's Analytics - cho biết, sau đợt tăng trưởng vào những tháng đầu năm 2023, dư âm đại dịch đang cản trở sự phục hồi của Trung Quốc - đề cập đến sự bùng nổ ban đầu của nhu cầu bị dồn nén sau khi mở cửa trở lại.

Sự phục hồi suy yếu đã khiến Bắc Kinh đưa ra một số biện pháp kích thích, nhưng “cần nhiều biện pháp hơn nữa” - Cruise nói thêm.

Làm thế nào Trung Quốc đối phó với sự suy giảm là mối quan tâm của các nhà đầu tư và hoạch định chính sách toàn cầu, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, người đã đến thăm Bắc Kinh vào đầu tháng này.

“Trung Quốc là nhà nhập khẩu rất lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy khi tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại sẽ tác động đến tăng trưởng ở nhiều quốc gia và chúng ta đang thấy điều đó” - bà Yellen nói với các phóng viên trong chuyến đi tới Ấn Độ.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu sau khi dữ liệu kinh tế được công bố.

Một nhân viên làm việc tại xưởng sản xuất lò vi sóng của Tập đoàn Midea, gã khổng lồ thiết bị gia dụng Trung Quốc, ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Xinhua
Một nhân viên làm việc tại xưởng sản xuất lò vi sóng của Tập đoàn Midea, gã khổng lồ thiết bị gia dụng Trung Quốc, ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Xinhua

Bốn thách thức

Nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với bốn thách thức chính.

Thứ nhất, người tiêu dùng ngày càng thận trọng trong việc chi tiêu.

Dữ liệu ngày 17.7 cho thấy, doanh số bán lẻ tăng 3,1% trong tháng 6, thấp hơn đáng kể so với mức 12,7% của tháng 5; đánh dấu mức tăng chậm nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, khi Trung Quốc dỡ bỏ hầu hết hạn chế do COVID-19.

Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân, xương sống của nền kinh tế và là nguồn tạo việc làm lớn nhất, do dự trong việc tuyển dụng hoặc đầu tư mới.

Đầu tư vào tài sản cố định như đường sá và cơ sở hạ tầng từ khu vực tư nhân đã giảm 0,2% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm trước.

Ngược lại, đầu tư của khu vực nhà nước đã tăng 8,1% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6.

Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức cao kỷ lục mới. Tỉ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 tuổi lên đến 21,3% trong tháng 6, phá vỡ kỷ lục 20,8% trước đó được thiết lập vào tháng 5.

Tỉ lệ này có thể tăng thêm, trước khi giảm dần sau tháng 8, phát ngôn viên của NBS Fu Linghui nói trong cuộc họp báo hôm 17.7. Ông cho hay, điều này là do một số lượng lớn sinh viên đại học và những người tìm việc trẻ tuổi khác dự kiến sẽ tham gia vào thị trường lao động trong mùa tốt nghiệp.

Thứ ba, thị trường bất động sản vẫn sa lầy trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất được ghi nhận. Đầu tư vào ngành bất động sản đã giảm 7,9% trong 6 tháng đầu năm nay. Nguồn cầu cũng yếu với lượng bán giảm 5,3% tính theo diện tích sàn.

Thứ tư, nền kinh tế toàn cầu đang xuống dốc đã gây thêm khó khăn cho Trung Quốc. Theo số liệu hải quan công bố vào tuần trước, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 12,4% trong tháng 6, đây là tốc độ nhanh nhất trong ba năm. Nhập khẩu giảm 6,8%, tệ hơn so với dự đoán của thị trường.

Để thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất cơ bản để thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng.

Chính phủ cũng gia hạn giảm thuế cho người tiêu dùng mua xe điện mới đến năm 2027, nhằm khuyến khích bán hàng và sản xuất tại thị trường xe điện lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các biện pháp này chưa đủ. Các nhà phân tích của Goldman Sachs nói: “Để chống lại những cơn gió ngược tăng trưởng dai dẳng, chúng tôi mong đợi nhiều biện pháp nới lỏng có mục tiêu hơn trong những tháng tới, tập trung vào tài chính, nhà ở và tiêu dùng”.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Bão Talim dự kiến đổ bộ vào Trung Quốc đêm nay

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Talim (bão số 1) tiếp tục mạnh lên và dự kiến đổ bộ vào Trung Quốc đêm nay (17.7).

Lo ngại khi Trung Quốc xây siêu đập gấp 3 đập Tam Hiệp

Song Minh |

Siêu dự án thủy điện của Trung Quốc với công suất dự kiến 60 gigawatt sẽ tạo ra lượng điện gấp ba lần so với đập Tam Hiệp, hiện là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới.

Lý giải nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Thanh Hà |

Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu sau khi từ bỏ chính sách zero-COVID và mở cửa lại biên giới vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng trong nước và thương mại của Trung Quốc đã giảm.

Dẫn giải cựu Cục phó Quản lý thị trường Trần Hùng đến toà vụ mua bán sách giáo khoa giả

Việt Dũng |

Hà Nội - Cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hùng cùng 35 bị cáo hầu tòa trong vụ sản xuất, mua bán sách giả.

Vụ chuyến bay giải cứu: Đề xuất thực nghiệm xác định cặp chứa tiền hay rượu

KHÁNH AN |

Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an), trong vụ chuyến bay giải cứu, có thể thực nghiệm điều tra theo lời khai của bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an) về khả năng chứa đựng số rượu trong chiếc cặp bị cáo Tuấn đã đưa.

Nhà đầu tư thận trọng chờ nhịp điều chỉnh của thị trường chứng khoán

Gia Miêu |

VN-Index duy trì đà tăng điểm nhưng thanh khoản của thị trường chứng khoán có phần sụt giảm nhẹ, thể hiện tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Các chuyên gia dự báo xác suất cao sẽ có nhịp điều chỉnh.

Cháy nhà dân trong đêm, 3 người trong gia đình tử vong

Tô Thế |

Thông tin từ Công an TP Hà Nội, trên địa bàn huyện Hoài Đức vừa xảy ra một vụ cháy khiến 3 người trong cùng một gia đình tử vong.

Vụ học viên kêu cứu: Chốt ngày tổ chức thi và trao bằng cho học viên

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu, sau khi báo Lao Động có loạt bài phản ánh, Trường Đại học Vinh đã có công văn gửi Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình chốt ngày tổ chức thi tốt nghiệp và trao bằng cho các học viên đã thi tốt nghiệp cách đây hơn 6 tháng.

Bão Talim dự kiến đổ bộ vào Trung Quốc đêm nay

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Talim (bão số 1) tiếp tục mạnh lên và dự kiến đổ bộ vào Trung Quốc đêm nay (17.7).

Lo ngại khi Trung Quốc xây siêu đập gấp 3 đập Tam Hiệp

Song Minh |

Siêu dự án thủy điện của Trung Quốc với công suất dự kiến 60 gigawatt sẽ tạo ra lượng điện gấp ba lần so với đập Tam Hiệp, hiện là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới.

Lý giải nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Thanh Hà |

Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu sau khi từ bỏ chính sách zero-COVID và mở cửa lại biên giới vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng trong nước và thương mại của Trung Quốc đã giảm.