Đập Tam Hiệp Trung Quốc vận hành thang nâng tàu đỉnh nhất thế giới

Song Minh |

Thang nâng tàu thủy (ship lift) lớn nhất thế giới tại đập Tam Hiệp Trung Quốc được xây dựng bằng công nghệ hiện đại bậc nhất.

Làm thế nào để nâng con tàu nặng 3.000 tấn lên độ cao 113 mét so với mặt đất? Một thang nâng tàu ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, có thể đạt được kỳ tích đó chỉ trong 40 phút - Hoàn cầu Thời báo cho hay.

Đứng bên trong và nhìn xung quanh, thiết bị lớn nhất thuộc loại này trên thế giới trông giống một tòa nhà khổng lồ hơn là một chiếc thang máy - một “phép màu” kỹ thuật thể hiện sinh động sức mạnh sản xuất của Trung Quốc.

Quy mô, chiều cao nâng và sức nâng của thang máy vượt qua một số thang máy nổi tiếng ở nước ngoài khoảng 1,5-3 lần, khiến nó trở thành thiết bị nâng tàu lớn nhất và thách thức nhất về mặt công nghệ trên thế giới - Huang Xing, Giám đốc điều hành cấp cao của Wuchang Shipbuilding Industry Group Co, nhà sản xuất thang máy cho hay.

"Ví dụ, thang nâng tàu Strépy-Thieu ở Bỉ có sức tải 1.000 tấn và chiều cao nâng 70 mét, trong khi thang Luneburg Elbe-Seitenkanal ở Đức có sức nâng 1.350 tấn và chiều cao 38 mét" - Huang nói.

Cận cảnh thang nâng tàu thủy lớn nhất thế giới ở đập Tam Hiệp. Video: Xinhua

Tính năng tuyệt vời nhất của thang nâng tàu ở đập Tam Hiệp là độ an toàn. Thang có bốn bộ truyền động được bố trí đối xứng sử dụng bánh răng và giá đỡ, buồng tàu được hỗ trợ vững chắc tại bốn điểm, ngăn chặn hiệu quả hiệu ứng khuếch đại do nước nghiêng hoặc lắc lư bên trong buồng và giảm thiểu nguy cơ lật buồng.

"Hơn nữa, chúng tôi đã triển khai các cơ chế đệm và giảm chấn trong khoang tàu để hấp thụ các tác động và rung động. Điều này có nghĩa là ngay cả trong trường hợp xảy ra động đất khi thang nâng tàu đang hoạt động, lực địa chấn sẽ được truyền đến các cột tháp, thay vì khiến khoang bị rơi hoặc gặp bất kỳ tai nạn lớn nào" - Huang cho biết.

Ông nói thêm, các biện pháp này đảm bảo an toàn cho thang nâng tàu bằng cách ngăn ngừa các sự cố nghiêm trọng, mang lại hoạt động ổn định và an toàn ngay cả trong những điều kiện đầy thách thức.

Ảnh: Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc
Bên trong thang nâng tàu ở đập Tam Hiệp. Ảnh: Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc

Thang nâng tàu hiện là một trong những phương tiện điều hướng cố định tại đập Tam Hiệp. Mục đích chính của nó là cung cấp một lối đi nhanh chóng cho hành khách và tàu chở hàng, cũng như các tàu chuyên dụng, qua đập.

Thời gian để tàu đi qua đập bằng thang máy là khoảng 40 phút, ngắn hơn đáng kể so với 150 phút khi đi qua âu tàu.

Tiện ích do thang nâng tàu mang lại đã nâng cao đáng kể hiệu quả của việc vận chuyển và đảm bảo giao thông thông suốt trên sông Dương Tử.

Trong nửa đầu năm nay, đập Tam Hiệp đã ghi nhận sản lượng vận chuyển là 84,15 triệu tấn, tăng 9,32% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao lịch sử mới về sản lượng vận chuyển.

Ảnh: Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc
Thang nâng tàu giúp tiết kiệm thời gian tàu bè đi lại qua đập Tam Hiệp. Ảnh: Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm hoạt động của đập Tam Hiệp. Tổng sản lượng hàng hóa đi qua âu tàu tại đập thủy điện lớn nhất thế giới đã vượt 1,91 tỉ tấn.

Trong hai thập kỷ qua, hơn 993.000 con tàu với khoảng 12,24 triệu hành khách đã đi qua âu tàu nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc.

Dự án Tam Hiệp là một hệ thống kiểm soát nước đa chức năng, bao gồm một con đập dài 2.309 mét và cao 185 mét, âu tàu 5 tầng ở phía bắc và phía nam, 34 máy phát điện tuabin với công suất phát điện 22,5 triệu kilowatt.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc cải tổ thị trường điện, dầu mỏ và khí đốt

Ngọc Vân |

Ngày 11.7, Trung Quốc phê duyệt đề xuất cải tổ thị trường thị trường điện, dầu mỏ và khí đốt - CCTV đưa tin.

Đập Tam Hiệp Trung Quốc tạo ra lượng điện khổng lồ trong 20 năm vận hành

Thanh Hà |

Nhà máy thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc trên sông Dương Tử đã tạo ra hơn 1.600 terawatt giờ (TWh) điện sạch từ năm 2003.

Dấu ấn kỷ lục mới của đập Tam Hiệp Trung Quốc

Ngọc Vân |

Sản lượng hàng hóa đi qua âu tàu đập Tam Hiệp đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2023.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Trung Quốc cải tổ thị trường điện, dầu mỏ và khí đốt

Ngọc Vân |

Ngày 11.7, Trung Quốc phê duyệt đề xuất cải tổ thị trường thị trường điện, dầu mỏ và khí đốt - CCTV đưa tin.

Đập Tam Hiệp Trung Quốc tạo ra lượng điện khổng lồ trong 20 năm vận hành

Thanh Hà |

Nhà máy thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc trên sông Dương Tử đã tạo ra hơn 1.600 terawatt giờ (TWh) điện sạch từ năm 2003.

Dấu ấn kỷ lục mới của đập Tam Hiệp Trung Quốc

Ngọc Vân |

Sản lượng hàng hóa đi qua âu tàu đập Tam Hiệp đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2023.