Kinh tế toàn cầu đối mặt thử thách lớn nhất từ Thế chiến 2

Song Minh |

Nền kinh tế toàn cầu đang bên bờ vực của khủng hoảng chồng khủng hoảng, đối mặt thử thách lớn nhất kể từ Thế chiến 2.

Trong bối cảnh Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đầu tiên được tổ chức trực tiếp kể từ năm 2020 đã khai mạc tại Davos, Thụy Sĩ hôm 23.5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất kể từ sau Thế chiến 2.

Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva nói rằng, thế giới đang phải đối mặt với một loạt các tai họa tiềm tàng. Bà cảnh báo, cuộc xung đột Nga - Ukraina bồi thêm vào những tác động của đại dịch COVID-19, đè nặng lên sự phục hồi kinh tế và làm gia tăng lạm phát khi chi phí lương thực và nhiên liệu tăng vọt.

Lãi suất tăng đang gây thêm áp lực lên các quốc gia, công ty và hộ gia đình với những khoản nợ chồng chất. Sự hỗn loạn của thị trường và những ràng buộc liên tục của chuỗi cung ứng cũng gây ra rủi ro.

Xung đột Nga - Ukraina khiến giá nhiên liệu tăng vọt. Ảnh: Getty
Xung đột Nga - Ukraina khiến giá nhiên liệu tăng vọt. Ảnh: Getty

Thêm vào đó là biến đổi khí hậu. Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol kêu gọi các nước có những lựa chọn đầu tư đúng đắn để đối phó với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu hóa thạch do xung đột Nga - Ukraina gây ra.

Mức độ thách thức đối với nền kinh tế thế giới đã được nhấn mạnh trong báo cáo mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm 23.5, cho thấy GDP của các nước G7 đã giảm 0,1% trong quý 1.2022 so với ba tháng trước đó.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói: “Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề nếu chỉ tập trung vào một trong những vấn đề.

Nếu không có vấn đề nào trong số này được giải quyết, tôi sợ là chúng ta sẽ chứng kiến ​​một cuộc suy thoái toàn cầu - với những hệ lụy to lớn, không chỉ đối với khí hậu, bảo vệ khí hậu mà còn đối với sự ổn định toàn cầu”.

Để hạn chế căng thẳng kinh tế, IMF đang kêu gọi các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp họp tại Davos thảo luận về việc hạ các rào cản thương mại.

Nhưng khi các quốc gia đang giải quyết cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trong nước, một số đang đi theo hướng ngược lại, thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực và nông sản, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt và đẩy giá cả trên toàn cầu.

Đầu tháng này, quyết định cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ đã khiến giá ngũ cốc tăng vọt, mặc dù đây là một nước xuất khẩu tương đối nhỏ. Indonesia đã cấm hầu hết xuất khẩu dầu cọ vào tháng 4 để bảo vệ nguồn cung trong nước, nhưng sẽ dỡ bỏ lệnh cấm trong tuần này.

Phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 23.5, Tổng thống Joe Biden cho biết, suy thoái không phải là điều không thể tránh khỏi. Ông nhắc lại rằng, Nhà Trắng đang xem xét loại bỏ một số thuế quan với hàng hóa Trung Quốc từ thời ông Donald Trump, điều mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho rằng, gây hại nhiều hơn có lợi với người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ.

Jason Furman, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Barack Obama, cho biết: “Giải pháp tốt nhất mà chính quyền có là dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hoá Trung Quốc. Giải pháp đó không lớn, nhưng sẽ lớn hơn bất kỳ lựa chọn nào khác mà họ có”.

Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung ảnh hưởng đến kinh tế hai nước. Ảnh: Getty
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung ảnh hưởng đến kinh tế hai nước. Ảnh: Getty

Ông Furman nói với CNN rằng, Mỹ “đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất so với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới”. Người tiêu dùng lo lắng về lạm phát, nhưng họ vẫn có một khoản tiết kiệm lớn và chi tiêu vẫn mạnh mẽ.

Ông Furman bày tỏ lo lắng hơn về rủi ro suy thoái trong khoảng một năm hoặc xa hơn trong tương lai. Ông cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed nên cố gắng “hạ cánh mềm”, nhưng không rõ liệu có thành công hay không.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể suy giảm trong quý này do ảnh hưởng của các đợt phong toả vì COVID-19 ở Thượng Hải, Bắc Kinh và hàng chục thành phố khác, cùng với hậu quả của cuộc khủng hoảng bất động sản. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất chủ chốt ở mức kỷ lục hôm 20.5 sau khi doanh số bán nhà ở sụp đổ.

Zhu Ning, giáo sư tại Học viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải, cho biết ông tin rằng các nhà chức trách vẫn có nhiều lựa chọn để giải quyết hàng loạt thách thức mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt. Theo ông Trung Quốc vẫn còn nhiều dư địa nếu muốn, như hạ lãi suất, để kích thích tiền tệ cho nền kinh tế.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga tiết lộ chiến lược quan hệ với Trung Quốc và phương Tây

Khánh Minh |

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiết lộ chiến lược địa chính trị của Nga cũng như tương lai mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc và phương Tây.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến tụt sau Mỹ lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ

Khánh Minh |

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự báo tụt sau Mỹ trong năm nay do ảnh hưởng của COVID-19 kéo dài.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 giảm còn 3,6%

Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ triển vọng kinh tế thế giới năm nay và năm tới do chiến sự Nga - Ukraina làm gián đoạn thương mại toàn cầu, đẩy giá dầu lên cao, đe dọa nguồn cung lương thực và sự không chắc chắn từ COVID-19 tăng. Nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức tư vấn cũng dự báo tương tự trong thời gian gần đây.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nga tiết lộ chiến lược quan hệ với Trung Quốc và phương Tây

Khánh Minh |

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiết lộ chiến lược địa chính trị của Nga cũng như tương lai mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc và phương Tây.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến tụt sau Mỹ lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ

Khánh Minh |

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự báo tụt sau Mỹ trong năm nay do ảnh hưởng của COVID-19 kéo dài.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 giảm còn 3,6%

Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ triển vọng kinh tế thế giới năm nay và năm tới do chiến sự Nga - Ukraina làm gián đoạn thương mại toàn cầu, đẩy giá dầu lên cao, đe dọa nguồn cung lương thực và sự không chắc chắn từ COVID-19 tăng. Nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức tư vấn cũng dự báo tương tự trong thời gian gần đây.