Tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 giảm còn 3,6%

Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ triển vọng kinh tế thế giới năm nay và năm tới do chiến sự Nga - Ukraina làm gián đoạn thương mại toàn cầu, đẩy giá dầu lên cao, đe dọa nguồn cung lương thực và sự không chắc chắn từ COVID-19 tăng. Nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức tư vấn cũng dự báo tương tự trong thời gian gần đây.

Giai đoạn bất ổn lớn

Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn bất ổn lớn do một đại dịch bất thường và hậu quả của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina hợp lại dẫn tới lạm phát nhanh và đè nặng lên phục hồi toàn cầu vốn rất mong manh - New York Times nhận định.

Sự suy yếu của nền kinh tế thế giới được nêu bật thêm vào ngày 19.4 khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế thông tin trong Triển vọng Kinh tế Thế giới rằng sản lượng toàn cầu dự kiến giảm từ 6,1% năm 2021 xuống còn 3,6% trong năm nay. Dự báo hồi tháng Giêng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho nền kinh tế toàn cầu năm nay là 4,4%.

Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lưu ý, triển vọng kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, chủ yếu là do chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina. “Cuộc khủng hoảng này diễn ra khi nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch” - ông nói.

Tác động của chiến sự do Nga phát động với nền kinh tế toàn cầu sẽ là trọng tâm mà các nhà hoạch định chính sách tập hợp ở Washington trong tuần này cho hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB).

Các nhà hoạch định chính sách đang vật lộn với việc duy trì sức ép với Nga đồng thời vẫn giữ đà phục hồi kinh tế đi đúng hướng, bảo vệ người nghèo trên thế giới khỏi giá cả tăng cao. Trong khi một số quốc gia xuất khẩu hàng hóa được hưởng lợi từ thời kỳ giá nhiên liệu và lương thực cao hơn, với hầu hết các nền kinh tế, sự gián đoạn này đang tạo ra sức ép.

Trong bài phát biểu về tình trạng mất an ninh lương thực đang tăng lên ngày 19.4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh: “Các cú sốc về giá và nguồn cung đã và đang hình thành, tăng thêm sức ép lạm phát toàn cầu, tạo ra rủi ro với cân bằng đối ngoại trong cán cân thanh toán và làm suy yếu phục hồi sau đại dịch”.

Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas nói rằng, chiến sự Nga  - Ukraina đang làm chậm tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát - "mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" với nhiều quốc gia. Ông lưu ý, gián đoạn nguồn cung dầu, khí đốt và kim loại của Nga, cùng với gián đoạn xuất khẩu lúa mì và ngô của Ukraina sẽ gây hiệu ứng lan tỏa sang các thị trường hàng hóa và toàn nền kinh tế thế giới "như sóng địa chấn".

Lạm phát mạnh ở thị trường mới nổi

Ukraina và Nga đối mặt với hậu quả kinh tế nặng nề nhất do chiến sự. IMF dự kiến ​​nền kinh tế Ukraina giảm 35% trong năm nay, trong khi nền kinh tế Nga giảm 8,5%.

Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas lưu ý, tới nay, giới chức Nga đã nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính và tránh tổn thất cho các ngân hàng, nhưng những biện pháp trừng phạt hơn nữa nhằm vào ngành năng lượng Nga có thể tác động đáng kể đến nền kinh tế nước này.

Ông Gourinchas chỉ ra, các biện pháp trừng phạt sâu rộng mà Mỹ và các đồng minh áp đặt với Nga là yếu tố chính góp phần dẫn tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Việc siết chặt xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ là một "kịch bản bất lợi" khiến sản lượng trên thế giới tiếp tục chậm lại.

Giá tăng trên thế giới không có dấu hiệu giảm bớt, ngay cả khi các vấn đề chuỗi cung ứng đã giảm bớt, IMF lưu ý. Tổ chức này dự kiến ​​lạm phát tiếp tục tăng trong suốt cả năm 2022 với mức 5,7% ở các nền kinh tế tiên tiến và 8,7% ở các thị trường mới nổi. Lạm phát ở Mỹ đã lên tới 8,5% vào tháng trước, tốc độ nhanh nhất trong 12 tháng kể từ năm 1981.

Các tổ chức quốc tế và nhóm nghiên cứu khác cũng đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong các báo cáo riêng.

Các nhà kinh tế Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington dự đoán tăng trưởng toàn cầu giảm từ 5,8% năm 2021 xuống còn 3,3% vào năm 2022 và 2023.

Trong báo cáo tuần này, Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo về tình trạng của nền kinh tế toàn cầu rằng, đại dịch kéo dài, việc phong tỏa COVID-19 ở Trung Quốc và lạm phát cao hơn có thể làm tăng bất bình đẳng thu nhập và tỉ lệ đói nghèo. Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm 2022 từ 4,1% trong dự báo trước đó xuống còn 3,2%.

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, hơn một nửa các nền kinh tế mới nổi có tỉ lệ lạm phát trên 7% và 60% “các nền kinh tế tiên tiến”, trong đó có Mỹ cùng khu vực đồng euro, có lạm phát trên 5% - tỉ trọng lớn nhất kể từ những năm 1980.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng FTA thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

Khánh Minh |

Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được cho là công cụ quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022, theo nhận định của trang Vietnam Briefing.

Triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế, GDP quý I/2022 dự báo ở mức cao

Vũ Long |

Các chuyên gia kinh tế nhận định, phát triển kinh tế tháng 2.2022 nhiều thuận lợi, hỗ trợ cho tăng trưởng GDP quý I có thể đạt 5,5-5%.

Tăng trưởng kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương chậm lại vì biến thể Delta

Hải Anh |

Phục hồi của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chậm lại do sự lây lan của biến thể Delta, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo ngày 27.9.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Kỳ vọng FTA thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

Khánh Minh |

Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được cho là công cụ quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022, theo nhận định của trang Vietnam Briefing.

Triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế, GDP quý I/2022 dự báo ở mức cao

Vũ Long |

Các chuyên gia kinh tế nhận định, phát triển kinh tế tháng 2.2022 nhiều thuận lợi, hỗ trợ cho tăng trưởng GDP quý I có thể đạt 5,5-5%.

Tăng trưởng kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương chậm lại vì biến thể Delta

Hải Anh |

Phục hồi của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chậm lại do sự lây lan của biến thể Delta, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo ngày 27.9.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.