Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu: Còn quá nhiều vấn đề cần giải quyết

Song Minh |

Sau khi ngân hàng Credit Suisse sụp đổ vào cuối tuần qua, cuộc khủng hoảng ngân hàng đã khiến các tổ chức tài chính và cơ quan quản lý phải vật lộn để ngăn chặn sự lây lan.

Credit Suisse - khập khiễng trong nhiều thập kỷ do quản lý yếu kém và bê bối - cuối cùng đã không chống chọi được với cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu mới.

Sự tiếp quản nhanh chóng và ngoạn mục Credit Suisse của đối thủ UBS - nhờ sự dàn xếp của chính quyền Thụy Sĩ hôm 19.3 - đã cứu một con domino khổng lồ đang chao đảo.

Theo CNN, vài giờ sau, một nhóm các ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới đã nhất trí tăng tần suất hoạt động hoán đổi USD kỳ hạn 7 ngày từ hàng tuần (hiện nay) lên hàng ngày. Việc tăng tần suất hoán đổi USD sẽ cải thiện cung cấp thanh khoản, thúc đẩy sự di chuyển của đồng USD thông qua hệ thống tài chính toàn cầu để duy trì các khoản vay cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ các nền kinh tế lớn của thế giới.

Câu hỏi mà các nhà đầu tư và khách hàng lo lắng muốn được trả lời trong tuần này: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Các ngân hàng khác có sụp đổ hay được cứu? Liệu các cơ quan quản lý có buộc phải can thiệp với nhiều kế hoạch giải cứu hơn không?

Tại Mỹ, cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu cách đây gần hai tuần với sự sụp đổ đột ngột của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và ngân hàng Signature trong khoảng thời gian ba ngày. Vụ phá sản này khiến sóng xung kích lan rộng ra hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Ảnh: Xinhua
Chi nhánh ngân hàng Signature ở Millbrae, California, ngày 13.3.2023. Ảnh: Xinhua

Các ngân hàng khu vực có hồ sơ tương tự SVB, bao gồm First Republic Bank, PacWest và Western Alliance, đã đứng trên bờ vực trong tuần qua. Những khách hàng lo lắng đã rút hàng chục tỉ USD tiền mặt từ các ngân hàng nhỏ hơn và gửi chúng vào các tổ chức lớn hơn được vốn hóa tốt hơn.

Để thanh toán cho khách hàng rút tiền, các ngân hàng khu vực đã tranh giành để tiếp cận đủ tiền mặt. Ngân hàng First Republic nhận được khoản vay 70 tỉ USD từ JPMorgan Chase một tuần trước và một khoản vay 30 tỉ USD khác từ một tập đoàn gồm 11 ngân hàng vào ngày 16.3. Điều đó dường như vẫn chưa đủ, cổ phiếu của ngân hàng First Republic giảm thêm 33% vào ngày 17.3.

Và nhiều ngân hàng khác - danh tính có thể sẽ vẫn chưa được biết trong một thời gian khá dài - đã tìm kiếm các khoản vay khẩn cấp từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần qua. Các ngân hàng đã vay khoản tiền kỷ lục 153 tỉ USD từ cửa sổ chiết khấu của Fed vào tuần trước - một lựa chọn cuối cùng để các ngân hàng có thể tiếp cận nhanh chóng với tiền mặt.

Tin tốt và tin xấu

Tin tốt: Những khoản vay đó không chỉ ra bất cứ điều gì sai với hệ thống ngân hàng toàn cầu. Không có ngân hàng nào vay từ cửa sổ chiết khấu của Fed vay theo các điều khoản tín dụng thứ cấp - các khoản vay khẩn cấp, qua đêm giúp các ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng tiếp tục hoạt động. Những khoản vay này đi kèm với những hạn chế nghiêm trọng và sự giám sát nhiều hơn từ Fed.

Jill Cetina - nhà phân tích của Moody's - lưu ý, việc các khoản cho vay mà Fed cung cấp là tín dụng cơ bản “cho thấy các cơ quan giám sát ngân hàng Mỹ coi những ngân hàng cần hỗ trợ khẩn cấp là 'khỏe mạnh' và không có nguy cơ đổ vỡ sắp xảy ra”.

Các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu cũng đồng thuận rằng hệ thống ngân hàng an toàn, khoẻ mạnh và đảm bảo dòng chảy tiền mặt.

Tin xấu: Nhìn chung, các ngân hàng có thể khoẻ mạnh, nhưng tất cả những khoản vay đó cho thấy mức độ căng thẳng đối với hệ thống tài chính vào lúc này.

Căng thẳng có nghĩa là các ngân hàng có thể từ chối cho vay tiền, tăng thêm sự giám sát đối với uy tín tín dụng của người đi vay. Điều đó có nghĩa là ít khoản thế chấp hơn và ít tiền chảy vào các doanh nghiệp hơn, từ đó có thể làm chậm nền kinh tế toàn cầu và có khả năng dẫn đến suy thoái.

Đó là lý do tại sao các ngân hàng trung ương của Mỹ, châu Âu, Canada, Anh, Nhật Bản và Thụy Sỹ ra tay vào ngày 19.3. Hành động phối hợp của những ngân hàng này - điều mà thế giới chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu một thập kỷ trước - là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể gây ra những tác động lâu dài và gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ảnh: Xinhua
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ảnh: Xinhua

Điều này sẽ kết thúc thế nào?

Giải pháp sẽ là khách hàng ngừng rút tiền gửi. Nhưng hệ thống ngân hàng và các cơ quan quản lý sẽ phải xoa dịu nỗi sợ hãi trước khi điều đó xảy ra trên toàn hệ thống.

Đó là lý do ngày càng có nhiều lời kêu gọi chính quyền Mỹ đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi của khách hàng, bất kể họ có bảo hiểm hay không có bảo hiểm. Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) đảm bảo tiền gửi tại các ngân hàng đủ điều kiện lên tới 250.000 USD cho mỗi tài khoản. Các nước châu Âu vận hành các chương trình tương tự.

Nếu các cơ quan quản lý bảo hiểm tất cả các khoản tiền gửi thuộc mọi quy mô, tương tự như những gì đã xảy ra với khách hàng của ngân hàng SVB và Signature sau khi các ngân hàng này sụp đổ, điều đó có thể khiến khách hàng tin tưởng rằng tiền của họ an toàn trong các ngân hàng khu vực.

Moody's cho biết có "khả năng cao" là các cơ quan quản lý liên bang có thể viện dẫn một ngoại lệ rủi ro hệ thống để bảo vệ tất cả những người gửi tiền không được bảo hiểm tại ngân hàng First Republic. Nhưng nếu các cơ quan quản lý đưa ra ngoại lệ cho chỉ một ngân hàng nữa, điều đó có nghĩa là sẽ phải giải cứu mọi ngân hàng đang bấp bênh.

Với cuộc khủng hoảng trần nợ sắp xảy ra và sự giám sát chặt chẽ về việc sử dụng tiền của người nộp thuế để tài trợ cho bất cứ thứ gì gần giống như một gói cứu trợ, chính quyền Tổng thống Joe Biden gần như chắc chắn sẽ thích một giải pháp cơ bản hơn cho cuộc khủng hoảng.

Các vấn đề của Credit Suisse - đã hình thành trong nhiều năm - không liên quan đến các vụ phá sản gần đây tại các ngân hàng Mỹ. Nhưng sau khi UBS ra tay giải cứu Credit Suisse, làn sóng rút tiền gửi từ các ngân hàng của Mỹ đã giảm bớt và các ngân hàng trung ương cố gắng cung cấp nhiều USD, thì có hy vọng cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện tại sẽ qua đi và thế giới tránh được suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là cuộc khủng hoảng này vẫn chưa kết thúc.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Số phận ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse được định đoạt

Song Minh |

Ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse đã được ngân hàng lớn nhất nước này UBS mua lại trong một thoả thuận lịch sử hôm 19.3.

Hàng trăm ngân hàng Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản như SVB

Song Minh |

Gần 200 ngân hàng Mỹ phải đối mặt với rủi ro tương tự rủi ro dẫn đến sự sụp đổ và phá sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB).

Biến động giá vàng giữa khủng hoảng phá sản ngân hàng Mỹ

Ngọc Vân |

Giá vàng tăng giữa khủng hoảng phá sản ngân hàng Mỹ, tuy nhiên vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn cho nhiều nhà đầu tư.

Gạt bỏ áp lực từ USD, giá vàng bật tăng mạnh mẽ sau quyết định của Fed

Khương Duy |

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm bất chấp những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng. Sau quyết định này, giá vàng quay đầu bật tăng, trong khi đó giá USD giảm mạnh.

Hà Nội sẽ mở lại tàu du lịch hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến cho phép nhiều loại hình kinh doanh mở lại ở hồ Tây, trong đó có kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ.

Nhà chung cư dưới 2 tỉ đồng khan hiếm tại nội thành Hà Nội

Thu Giang |

Tình trạng lệch pha cũng cầu bất động sản ngày càng lớn khiến phân khúc nhà chung cư vừa túi tiền, có mức giá dưới 2 tỉ đồng tại nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm.

Ôtô gia đình không tự động gia hạn đăng kiểm khi chu kỳ kiểm định kéo dài

LÂM ANH |

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 02/TT-BGTVT miễn kiểm định với xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm, áp dụng từ ngày 22.3. Thông tư đã quy định kéo dài chu kỳ đăng kiểm đối với một số loại xe tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tuổi đời của phương tiện.

Giữ gìn sách cổ, sách quý ở Huế

Tường Minh |

Huế được gọi là “thành phố sách” bởi nơi đây, bắt đầu từ triều Nguyễn đã có những thư viện rất lớn của nhà nước, cùng với đó là những thư phòng tư nhân...

Số phận ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse được định đoạt

Song Minh |

Ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse đã được ngân hàng lớn nhất nước này UBS mua lại trong một thoả thuận lịch sử hôm 19.3.

Hàng trăm ngân hàng Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản như SVB

Song Minh |

Gần 200 ngân hàng Mỹ phải đối mặt với rủi ro tương tự rủi ro dẫn đến sự sụp đổ và phá sản của Ngân hàng Silicon Valley (SVB).

Biến động giá vàng giữa khủng hoảng phá sản ngân hàng Mỹ

Ngọc Vân |

Giá vàng tăng giữa khủng hoảng phá sản ngân hàng Mỹ, tuy nhiên vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn cho nhiều nhà đầu tư.