Khách du lịch Trung Quốc chưa sẵn sàng bùng nổ

Thanh Hà |

Phó giáo sư Yong Chen - trường EHL Hospitality Business School, Thuỵ Sĩ - nhận định trong bài viết đăng trên EHL Insights rằng, khách du lịch Trung Quốc chưa hoàn toàn sẵn sàng du lịch bù hậu đại dịch COVID-19.

Những con số đáng lưu ý

Du lịch toàn cầu năm 2021 đạt 448 triệu lượt khách và chi tiêu 637 tỉ USD, bằng 1/3 so với mức trước COVID-19 năm 2019. Nói một cách dễ hiểu, quy mô du lịch toàn cầu hiện tương đương với năm 1990 về lượng khách du lịch.

Phó giáo sư Yong Chen chỉ ra, cuộc suy thoái chưa từng có do COVID-19 làm lu mờ mọi tác động của cuộc suy thoái 1990-1991, các cuộc tấn công khủng bố 2001-2002 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 cộng lại.

Trên thực tế, du lịch toàn cầu có thể sẽ chững lại sau năm 2019 ngay cả khi COVID-19 không bùng phát. Thị trường Trung Quốc - chiếm 10% lượng khách du lịch toàn cầu và 18% chi tiêu - đã có dấu hiệu chững lại do tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm.

Nhìn lại, thập kỷ gần đây, từ 2010-2020, là thời kỳ hoàng kim của du lịch toàn cầu, với động lực thúc đẩy là du lịch nước ngoài của người Trung Quốc. Trung Quốc đã vượt Đức năm 2021 về lượng khách du lịch khởi hành và vượt Mỹ năm 2013 về chi tiêu để trở thành thị trường có nguồn khách du lịch lớn nhất.

Mọi thị trường du lịch đều lao dốc trong đại dịch. Do không có nền kinh tế mới nổi nào có thể sớm thay thế thị trường Trung Quốc nên nhiều điểm đến mong chờ sự trở lại của du khách Trung Quốc khi Bắc Kinh dỡ bỏ chính sách zero-COVID. Tuy nhiên, liệu khách du lịch Trung Quốc có sẵn sàng trở lại du lịch bù?

Hai nguyên tắc cơ bản trong kinh tế du lịch

Để trả lời câu hỏi này, Phó giáo sư Yong Chen lưu ý, chúng ta phải thừa nhận thực tế là COVID-19 gây ra những tác động toàn cầu nghiêm trọng và dai dẳng hơn nhiều so với bất kỳ cú sốc nhu cầu nào kể từ những năm 1990.

Dù nhu cầu du lịch có tính co giãn trong ngắn hạn, nhưng duy trì tăng trưởng du lịch dựa trên sức khoẻ của nền kinh tế toàn cầu và mức tăng thu nhập khả dụng của người tiêu dùng. Đây là một trong những lý do khiến du lịch nước ngoài của người Trung Quốc bùng nổ giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, COVID-19 làm suy yếu nền tảng kinh tế này.

Phó giáo sư trường EHL Hospitality Business School chỉ ra, những người dự đoán khách du lịch Trung Quốc trở lại du lịch bù đã bỏ qua nhu cầu cơ bản của nền kinh tế du lịch.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại từ mức 3,2% năm 2022 xuống 2,7% trong năm 2023 trong khi tăng trưởng của Trung Quốc có thể phục hồi nhẹ từ 3,2% năm 2022 lên 4,4% năm 2023.

Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế toàn cầu cũng như của nền kinh tế đang phát triển lớn nhất trong thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cùng lúc đó, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu so với đồng USD đang làm giảm bớt sức mua của khách du lịch Trung Quốc khi đi du lịch nước ngoài.

Dù vậy, ông Yong Chen chỉ ra, trở ngại lớn nhất của phục hồi ngành du lịch toàn cầu nằm ở mức độ cung bắt kịp cầu như thế nào.

Khi châu Âu huỷ bỏ chính sách COVID-19 vào giữa năm 2022, ngành du lịch ở đây đã và vẫn đang vật lộn để tiếp tục tăng khả năng cung ứng, đặc biệt là trong ngành hàng không, bao gồm tăng chuyến bay, sắp xếp lại đường bay, thuê và đào tạo lại nhân sự.

Tuy nhiên, thách thức là tình trạng sa thải trên diện rộng của ngành du lịch và khách sạn đã ảnh hưởng tới tâm lý của người lao động.

Do đó, ngành này vẫn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp cũng do dự hoạt động hết công suất vì không chắc nhu cầu du lịch tăng có thể duy trì và giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận không.

Do đó, hàng loạt chuyến bay đã bị hoãn, huỷ và hàng dài xếp hàng tại các sân bay trong mùa hè năm ngoái.

Khi nguồn cung không đủ cầu, chi phí của nhiều doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tăng cao nên giá cả cũng từ đó bị đẩy lên cao, qua đó ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu du lịch từ nhiều thị trường lớn.

Những bất định vẫn còn

Du lịch là hoạt động tiêu dùng đổi chỗ và được lên kế hoạch trước do đó, việc tiêu dùng và một phần của việc tiêu dùng sẽ do khách du lịch thực hiện ở quốc gia sở tại và chuyển tới quốc gia đích đến. Trong môi trường có biến động, có nhiều sự không chắc chắn khi đi du lịch.

Cụ thể, đại dịch COVID-19 vẫn chưa có hồi kết với nhiều đột biến và biến thể của virus lây lan khắp thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa có khung thời điểm tuyên bố hết dịch bệnh COVID-19.

Những bất ổn này chắc chắn sẽ phủ bóng lên sự phục hồi của ngành du lịch cũng như nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023.

Thêm vào đó, sau 3 năm phong toả, Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ chính sách zero-COVID vào đầu năm 2023 - động thái được đánh giá là khiến người dân của chính nước này cũng chưa có chuẩn bị cho sự thay đổi.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Lý do giá vé máy bay tăng vọt khắp châu Á trong năm nay

Thanh Hà |

Du khách trên khắp châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể tiếp tục phải chi nhiều tiền hơn bình thường cho các chuyến bay trong năm 2023 dù máy bay đang trở lại bầu  nhiều như mức trước đại dịch.

Đông Nam Á trải thảm đỏ đón du khách Trung Quốc

Thanh Hà |

Khoảng 8h30 ngày 21.3, khách du lịch Trung Quốc tập trung tại các đường hầm dành cho người đi bộ bên dưới Cung điện Hoàng gia và Chùa Phật Ngọc của Bangkok, Thái Lan.

Thành phố già nhất Trung Quốc: Cửa sổ nhìn lại quá khứ, nghĩ về tương lai

Thanh Hà |

Nằm ở cửa sông Dương Tử và Hoàng Hải, thành phố Nam Thông của Trung Quốc có nhiều cư dân cao tuổi đến mức giống như một cộng đồng hưu trí. Tuy nhiên, không nhiều người ở đây thực sự nghỉ hưu.

5 lý do khiến Hàn Quốc là điểm đến yêu thích của cả thế giới

Mộc Anh |

Hàn Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế nhờ những trải nghiệm độc đáo về văn hóa, ẩm thực, đi lại thuận tiện...

Bí ẩn vụ tai nạn khiến phi công vũ trụ Yuri Gagarin thiệt mạng

Thảo Phương |

Kỹ năng của phi công và điều kiện thời tiết xấu dường như là giả thuyết tầm thường cho cái chết của phi công vũ trụ Yuri Gagarin, song đây cũng là lý do duy nhất thuyết phục.

WHO thay đổi khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thay đổi các khuyến nghị vaccine COVID-19 ngày 28.3.

Lý giải nguyên nhân mù khô kéo dài, ô nhiễm không khí ở tỉnh miền núi

AN AN - MINH HÀ |

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đã phân tích nguyên nhân tình trạng mù khô kéo dài ở Điện Biên cản trở nhiều chuyến bay.

Alibaba tách thành 6 đơn vị, định hình lại đế chế của Jack Ma

Thanh Hà |

Alibaba thông báo kế hoạch chia hoạt động kinh doanh thành 6 đơn vị riêng biệt - động thái hứa hẹn sẽ định hình lại hoàn toàn công ty thương mại điện tử Trung Quốc mà Jack Ma sáng lập gần 25 năm trước.

Lý do giá vé máy bay tăng vọt khắp châu Á trong năm nay

Thanh Hà |

Du khách trên khắp châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể tiếp tục phải chi nhiều tiền hơn bình thường cho các chuyến bay trong năm 2023 dù máy bay đang trở lại bầu  nhiều như mức trước đại dịch.

Đông Nam Á trải thảm đỏ đón du khách Trung Quốc

Thanh Hà |

Khoảng 8h30 ngày 21.3, khách du lịch Trung Quốc tập trung tại các đường hầm dành cho người đi bộ bên dưới Cung điện Hoàng gia và Chùa Phật Ngọc của Bangkok, Thái Lan.

Thành phố già nhất Trung Quốc: Cửa sổ nhìn lại quá khứ, nghĩ về tương lai

Thanh Hà |

Nằm ở cửa sông Dương Tử và Hoàng Hải, thành phố Nam Thông của Trung Quốc có nhiều cư dân cao tuổi đến mức giống như một cộng đồng hưu trí. Tuy nhiên, không nhiều người ở đây thực sự nghỉ hưu.