Thành phố già nhất Trung Quốc: Cửa sổ nhìn lại quá khứ, nghĩ về tương lai

Thanh Hà |

Nằm ở cửa sông Dương Tử và Hoàng Hải, thành phố Nam Thông của Trung Quốc có nhiều cư dân cao tuổi đến mức giống như một cộng đồng hưu trí. Tuy nhiên, không nhiều người ở đây thực sự nghỉ hưu.

Những người cao tuổi đang làm bảo vệ cổng nhà máy, mở cửa hàng tạp hóa, rửa bát, phục vụ thực khách tại các quán ăn địa phương, làm việc cực nhọc trên cánh đồng cải dầu và làm những công việc khác.

Nam Thông ngày nay là thành phố già nhất ở Trung Quốc, xét về nhân khẩu học. Dựa trên tổng điều tra dân số quốc gia năm 2020, trong tổng số 7,7 triệu dân của Nam Thông, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 30%, gần gấp đôi mức 18,7% trung bình toàn quốc.

Nam Thông là cái nôi của nền công nghiệp hóa hiện đại của Trung Quốc, nơi những nhà máy dệt đầu tiên của đất nước được xây dựng vào những năm 1890. Tuy nhiên, những năm 1990, quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các thành phố Tô Châu và Thượng Hải lân cận đã thu hút người dân địa phương rời đi. Ngày nay, thành phố đang già đi nhanh chóng.

Do đó, theo Nikkei, Nam Thông được xem như khung cửa sổ để nhìn thấy quá khứ cũng như tương lai của Trung Quốc. Dữ liệu nhân khẩu học của thành phố giống với những dự đoán chính thức của Trung Quốc về diện mạo của toàn bộ đất nước vào năm 2035 nếu các xu hướng hiện tại được duy trì. Nhiều trường học đóng cửa hoặc sáp nhập và các hiệu thuốc bán nhiều tã cho người lớn hơn trẻ em.

Tại Rudong, một quận ở Nam Thông, xu hướng này thậm chí còn gay gắt hơn, với 39% dân số trên 60 tuổi. "Những người trẻ tuổi không thích kiểu lao động vất vả này. Họ thích làm việc ở các thành phố lớn hơn" - bà Wang Qiao, ngoài 70 tuổi, chia sẻ trong khi dọn bàn tại một quán ăn ở Rudong. Các đồng nghiệp của bà Wang cũng đều đã ngoài 70 tuổi.

Đến năm 2035, ước tính khoảng 400 triệu người ở Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên, chiếm 30% dân số, theo dự đoán của chính phủ. Tỉ lệ người già so với người trẻ dự kiến tăng theo hướng mất cân bằng sau khi số ca tử vong vượt quá số ca sinh trong năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1961.

Vào tháng 1.2023, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc xác nhận điều mà các học giả và nhà kinh tế dự đoán: Dân số Trung Quốc giảm trong năm 2022, giảm mạnh 850.000 người xuống còn 1,412 tỉ người. Lần gần đây nhất dân số Trung Quốc giảm so với năm trước đó là năm 1961.

Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng, suy giảm dân số Trung Quốc sẽ kéo dài và có khả năng không thể đảo ngược. Tình trạng này do chính sách một con mà Trung Quốc triển khai từ năm 1980 đến năm 2016. Tác động của sự suy giảm dân số với nền kinh tế Trung Quốc sẽ còn sâu rộng, nhất là khi xem xét kinh nghiệm từ các quốc gia khác.

Với dân số giảm vào năm ngoái, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ các nền kinh tế lớn của châu Á theo xu hướng tương tự. Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, trong đó Hàn Quốc có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới. Dân số Singapore, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) đang giảm trong khi tốc độ tăng dân số ở Việt Nam, Philippines và những nước khác cũng chậm lại.

Theo Nikkei, ở những quốc gia may mắn nhất, tình trạng lão hóa xảy ra khi đất nước tương đối thịnh vượng - nghĩa là nhiều người cao tuổi có thể hưởng chế độ hưu trí tốt. Ví dụ, Nhật Bản có thu nhập trung bình đạt mức của các quốc gia phát triển trước khi dân số nước này ổn định.

Trong khi đó, Trung Quốc đối mặt với vấn đề dân số trong hoàn cảnh kinh tế rất khác: Chưa phải là một quốc gia có thu nhập cao. Do đó, dân số giảm có thể là lực cản với tăng trưởng kinh tế khi một lượng lớn người về hưu sẽ chiếm tỉ trọng lớn hơn bao giờ hết trong nguồn lực của đất nước.

Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải dự đoán, dân số Trung Quốc có thể bị đẩy xuống còn 587 triệu người vào năm 2100, chưa bằng một nửa so với hiện nay. Điều đó có nghĩa là vào thời điểm đó, cứ 100 người Trung Quốc trong độ tuổi lao động thì sẽ có 120 người già cần hỗ trợ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc lên kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu

Duy Phương |

Trung Quốc đang lên kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu để đối phó với tình trạng dân số già đi nhanh chóng.

Trung Quốc chưa sẵn sàng để chăm sóc dân số già

Thanh Hà |

Dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng, nhưng SCMP đặt câu hỏi liệu nước này đã sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi chưa.

Dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc: Lợi thế hay khủng hoảng

Thanh Hà |

Ấn Độ sắp thay thế Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới và Liên Hợp Quốc dự định công bố điều này vào tháng 4 tới.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Vụ việc 4 tiếp viên hàng không: Có thể khởi kiện người dùng hình ảnh

Việt Dũng |

Các chuyên gia luật cho rằng, những cá nhân, tổ chức nhân vụ việc 4 tiếp viên hàng không, sử dụng hình ảnh của họ để xuyên tạc, có thể bị xử lý theo pháp luật.

Gian nan vận động hiến tạng, hồi sinh những ca bệnh ngấp nghé cửa tử

Thùy Linh |

Danh sách chờ ghép tạng tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia luôn có khoảng 3000 bệnh nhân. Đây là những ca bệnh nặng, ngấp nghé "cửa tử", nếu như không có nguồn tạng hiến từ người cho chết não thì họ sẽ không có cơ hội sống. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Trung Quốc lên kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu

Duy Phương |

Trung Quốc đang lên kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu để đối phó với tình trạng dân số già đi nhanh chóng.

Trung Quốc chưa sẵn sàng để chăm sóc dân số già

Thanh Hà |

Dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng, nhưng SCMP đặt câu hỏi liệu nước này đã sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi chưa.

Dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc: Lợi thế hay khủng hoảng

Thanh Hà |

Ấn Độ sắp thay thế Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới và Liên Hợp Quốc dự định công bố điều này vào tháng 4 tới.