Hệ lụy với EU khi nền kinh tế đầu tàu Đức suy thoái

Song Minh |

Đức, nền kinh tế đầu tàu của EU, đã sa sút kể từ khi mất nguồn dầu mỏ và khí đốt Nga giá rẻ.

Văn phòng thống kê quốc gia Đức cho biết, nền kinh tế Đức, từng là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của châu Âu, đã rơi vào suy thoái vào đầu năm 2023 trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Dữ liệu GDP cho thấy những tín hiệu tiêu cực đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế đầu tàu EU mất đi tiềm năng tăng trưởng, theo RT.

Tại sao suy thoái kinh tế của Đức lại quan trọng?

Là thành viên lớn nhất và giàu có nhất của EU, Đức đã xây dựng sức mạnh kinh tế dựa trên năng lực sản xuất, hội nhập vào thương mại quốc tế và hệ sinh thái vận tải và hậu cần mạnh mẽ. Đây là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới quy đổi theo sức mua tương đương (PPP), sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản.

Điều gì đang làm tê liệt gã khổng lồ kinh tế của EU?

Các vấn đề về chuỗi cung ứng và tranh chấp thương mại sau đại dịch, cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ, tất cả đã gây căng thẳng cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức.

Sản xuất công nghiệp bị đình trệ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, tắc nghẽn nguồn cung và chuyển sang năng lượng xanh. Tiếp theo đó là sức mua giảm và các đơn đặt hàng công nghiệp giảm dần.

Thách thức lớn đối với Đức là gì?

Vấn đề quan trọng nhất đối với chính phủ Đức là phục vụ bền vững nhu cầu năng lượng cho cơ sở công nghiệp của đất nước trong quá trình chuyển đổi xanh.

Đức là một trong những quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới và sản xuất chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế, trong nhiều thập kỷ đã dựa vào năng lượng giá rẻ của Nga để phát triển.

Tác động của lệnh trừng phạt và khủng hoảng năng lượng là gì?

Trong số các thành viên EU, Đức bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác dụng phụ từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, do nguồn cung khí đốt của Nga đã giảm đáng kể.

Vụ phá hoại đường ống Nord Stream - một trong những đường ống dẫn khí chính khí đốt của Nga tới châu Âu - đã làm tăng thêm khó khăn. Do đó, Đức không còn nhận được khí đốt trực tiếp từ Nga, trong khi trước đó đã nhập khẩu hơn 50% từ nước này.

Đường ống dẫn khí Nord Stream từ Nga sang Đức ngừng hoạt động sau các vụ nổ vào tháng 9.2022. Ảnh: Xinhua
Đường ống dẫn khí Nord Stream từ Nga sang Đức ngừng hoạt động sau các vụ nổ vào tháng 9.2022. Ảnh: Xinhua

Cùng lúc, giá khí đốt bán buôn của châu Âu đạt mức chưa từng thấy trong năm 2022 do các lệnh trừng phạt đối với Nga, gây lo ngại về quá trình phi công nghiệp hóa, đặc biệt là ở Đức.

Những rủi ro nào khác đe dọa nền kinh tế hàng đầu của châu Âu?

Là một trung tâm công nghiệp, Đức đang phải đối mặt với những thách thức lớn về công nghệ và chính trị. Thiếu lao động có trình độ là một vấn đề lớn khác, buộc Berlin phải tự do hóa hơn nữa việc nhập cư.

Một nghiên cứu gần đây của Viện Kinh tế Đức cho thấy các ngành công nghiệp có hơn 630.000 vị trí tuyển dụng người lao động có trình độ mà họ không thể lấp đầy vào năm 2022, tăng từ 280.000 một năm trước đó.

Sự thúc đẩy năng lượng xanh của EU có hữu ích không?

Các nhà sản xuất Đức đã phải vật lộn để sản xuất ôtô và thiết bị nhà máy do thiếu phụ tùng và lao động, cũng như giá năng lượng tăng cao.

Hơn nữa, họ buộc phải đầu tư hàng trăm tỉ euro trong những năm tới để đáp ứng các tiêu chuẩn năng lượng sạch mới của khối.

Ngành công nghiệp ôtô của Đức, cho đến nay là lớn nhất ở châu Âu, đã từng hỗ trợ hàng trăm nghìn việc làm cho người Đức và chiếm hơn 20% tổng sản lượng kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, nhu cầu đối với ôtô của Đức đã giảm trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển hướng sang xe điện.

Ngành công nghiệp Đức có thể bị đình trệ?

Các nhà kinh tế dự đoán, lĩnh vực công nghiệp, vốn là trụ cột của nền kinh tế Đức, sẽ vẫn trì trệ trong năm nay thay vì phục hồi như kì vọng, làm giảm triển vọng phục hồi kinh tế.

Các chuyên gia dự báo triển vọng rất ảm đạm vì quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo giá cả phải chăng vẫn có thể mất nhiều năm.

Hệ lụy với EU

Nền kinh tế Đức, trước đây là động lực đáng tin cậy để kéo Liên minh châu Âu ra khỏi khủng hoảng, đã trở thành mắt xích yếu ớt.

Các nhà kinh tế nhận thấy tốc độ tăng trưởng của Đức tụt hậu so với phần còn lại của khu vực trong nhiều năm tới, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo đây sẽ là nền kinh tế G7 hoạt động kém nhất trong năm nay.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga có động thái mới về vụ điều tra Nord Stream

Khánh Minh |

Nga triệu đại sứ Đức, Đan Mạch, Thụy Điển vì vụ điều tra Nord Stream bị đình trệ.

Nền kinh tế lớn nhất EU đã bước vào suy thoái

Thanh Hà |

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đã giảm 2 quý liên tiếp, theo số liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) công bố ngày 25.5, có nghĩa là nước này đã bước vào thời kỳ suy thoái.

Giám đốc tình báo Đức nói về thủ phạm vụ nổ Nord Stream

Khánh Minh |

Việc quy kết vụ phá hoại Nord Stream cho bất kì thực thể cụ thể nào là một thách thức, theo giám đốc tình báo Đức.

Khởi tố vụ án xây trái phép 680 căn biệt thự, nhà liên kế ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom) do Công ty cổ phần LDG làm chủ đầu tư.

Cuối tuần này, Chính phủ bàn thảo về công bố hết dịch COVID-19

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 để bàn thảo các nội dung liên quan đến nội dung liên quan đến việc công bố hết dịch COVID-19.

''Sốt'' trà mãng cầu, tiểu thương ngày chốt vèo 1,5 tấn mãng cầu xiêm

MINH HÀ - QUỲNH TRANG |

Từ khi món trà mãng cầu được phổ biến rộng rãi, trở thành hot trend trên mạng xã hội, nhiều chủ cơ sở kinh doanh đồ uống phải đổ xô "săn lùng" nguyên liệu để phục vụ thực khách. Chính điều này đã kéo giá mãng cầu xiêm tăng lên nhanh chóng.

Vụ án tại Tổng Cty Công nghiệp Sài Gòn, cựu giám đốc nhận sai phạm

Anh Tú |

Ngày 29.5, TAND  TP Hồ Chí Minh tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS). Trình bày tại tòa, bị cáo Chu Tiến Dũng, 60 tuổi, cựu tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn thừa nhận tội và gửi lời xin lỗi đến các bị cáo cấp dưới.

Vì sao cảng cá 43 tỉ đồng ở Thanh Hóa không ai mặn mà tham gia đấu giá?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cảng cá Hoằng Phụ (ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được đầu tư hơn 43 tỉ đồng, sau nhiều năm bỏ hoang đã được đưa ra đấu giá, tuy nhiên không đơn vị, doanh nghiệp nào mặn mà tham gia đấu giá.

Nga có động thái mới về vụ điều tra Nord Stream

Khánh Minh |

Nga triệu đại sứ Đức, Đan Mạch, Thụy Điển vì vụ điều tra Nord Stream bị đình trệ.

Nền kinh tế lớn nhất EU đã bước vào suy thoái

Thanh Hà |

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đã giảm 2 quý liên tiếp, theo số liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) công bố ngày 25.5, có nghĩa là nước này đã bước vào thời kỳ suy thoái.

Giám đốc tình báo Đức nói về thủ phạm vụ nổ Nord Stream

Khánh Minh |

Việc quy kết vụ phá hoại Nord Stream cho bất kì thực thể cụ thể nào là một thách thức, theo giám đốc tình báo Đức.