Việt Nam đủ điều kiện công bố hết COVID-19

NHÓM PV |

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Bình Dương - cho rằng, nên xét công bố hết dịch COVID-19.

Việt Nam đủ điều kiện công bố hết COVID-19

Sáng 29.5, Quốc hội thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Bình Dương - cho rằng, nên xét công bố hết dịch COVID-19.

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Việt Nam có thể yên tâm công bố khi đã đủ điều kiện về tỉ lệ bệnh nặng, đạt tỉ lệ bao phủ vaccine rộng, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã ổn định.

Theo đó, dịch bệnh COVID-19 có thể được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, tức là tương tự như các bệnh lý chuyên khoa khác. Khi đó, việc chi trả cũng cần thực hiện những bệnh lý chuyên khoa khác.

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, khi hết dịch vẫn có nhiều điều đáng tiếc xảy ra, những bài học kinh nghiệm xương máu. Vì vậy, chúng ta cần khẩn trương chuẩn bị cả cơ sở vật chất, văn bản pháp luật, quy trình hướng dẫn cần thiết để ứng phó tốt hơn với các loại dịch khác.

Ông Hiếu đề nghị Bộ Y tế giao cho các bệnh viện, địa phương quyết định việc sử dụng để tránh lãng phí những cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được mua sắm, cho tặng.

Khám một bệnh nhân chỉ được 27.000 đồng mà còn bị trừ ngược, trừ xuôi

Về phát triển y tế dự phòng, theo ông Hiếu đây là nhiệm vụ khó khăn, thách thức lớn nhất trong giai đoạn hiện nay. Khó khăn nổi trội nhất vấn là nhân lực, thu nhập và chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng, tăng lương, xây cơ sở đẹp, mua máy móc không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

"Lương không thể tăng mãi, cơ sở khang trang mà không có bệnh nhân, máy móc hiện đại mà không có ai biết sử dụng thì cuối cùng lại lãng phí rất lớn" - ông Hiếu nói.

Theo vị đại biểu, trạm y tế xã có hai nhiệm vụ. Thứ nhất là dự phòng, tiêm chủng, phòng chống dịch, tuyên truyền. Thứ hai là điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh, quản lý các bệnh mãn tính, sơ cứu - cấp cứu tại cộng đồng.

Tuy nhiên, nhiệm vụ thứ hai ngày càng teo tóp, khiến cho việc hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất trở nên bội phần khó khăn so với trước.

Theo ông, dự phòng là mục tiêu quan trọng nhưng chữa bệnh cũng cần được coi là chìa khóa để y tế cơ sở đủ sức tồn tại và phát triển. Sự bất hợp lý về chính sách đã bóp nghẹt sự phát triển của trạm y tế xã phường.

"Không có lý gì cùng một bệnh nền nếu chữa ở xã chỉ được sử dụng thuốc hạ huyết áp giá 100 đồng. Trong khi đó nếu lên huyện, lên tỉnh thì được sử dụng thuốc đắt tiền hơn.

Ngoài ra, một đêm trực tiền thù lao không đáng là bao, khám một bệnh nhân chỉ được 27.000 đồng mà còn bị trừ ngược, trừ xuôi" - ông Hiếu băn khoăn.

Đặt câu hỏi, làm cách nào để một hệ thống dày công xây dựng từ nhiều thế hệ đi trước không bị teo tóp và mất hoàn toàn chức năng điều trị? Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nêu rõ, cần nên thử nghiệm mô hình mới, coi trạm y tế xã, phường là phòng khám của Trung tâm y tế huyện.

Các tiêu chuẩn con người là tương đương nhau cả người bệnh và nhân viên y tế. Các bác sĩ trung tâm y tế quận, huyện sẽ có buổi khám ngoại trú cố định ở các xã, phường.

Theo đại biểu, với từng địa phương cũng cần có kế hoạch chi tiết tới từng trạm y tế, không mặc đồng phục cho tất cả hệ thống trạm y tế.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, số hóa ngành y tế bao gồm quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh từ xa sẽ là chìa khóa thành công cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đề nghị đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực phát triển y tế cơ sở

Còn đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Lâm Đồng) cho biết, thực tiễn công tác chống dịch vừa qua đã bộc lộ những vấn đề như hệ thống y tế cơ sở chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm đương công việc.

Người dân đến y tế cơ sở để được chăm sóc sức khỏe ban đầu chiếm tỉ lệ rất thấp.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Theo đại biểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng trực tiếp nhất là chất lượng dịch vụ và lòng tin của người dân; nguyên nhân gián tiếp phải nói đến cơ chế chính sách và đầu tư của Nhà nước.

Cơ chế chính sách chưa thực sự tạo điều kiện cho y tế cơ sở phát huy khả năng và tiềm năng, dẫn tới người dân tiếp tục vượt tuyến, chịu chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe. Các bệnh viện tuyến trên tiếp tục quá tải và sự hài lòng của người dân khó được cải thiện.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc nhưng đội ngũ y sĩ, bác sĩ tuyến y tế cơ sở cũng chưa được quan tâm, đãi ngộ thỏa đáng. Thu nhập của cán bộ y tế còn thấp, chủ yếu là từ lương, phụ cấp nghề trung bình từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Đại biểu đề nghị tiếp tục đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực để phát triển hệ thống y tế cơ sở. Đồng thời, tiếp tục thực hiện những mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 2348 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát huy tối đa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân trong tình hình mới trên tinh thần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trước hết, trên hết.

Ngày 18.5, Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng, yêu cầu Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch tại Việt Nam.

Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Y tế chuẩn bị nội dung, chương trình, phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức họp công bố kết thúc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố 107 bị can vụ Việt Á, đề nghị truy tố 54 bị can chuyến bay giải cứu

NHÓM PV |

Đến đầu tháng 5.2023, theo báo cáo của Bộ Công an, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can trong vụ Công ty CP Công nghệ Việt Á (Việt Á); đề nghị truy tố đối với 54 bị can trong vụ việc chuyến bay giải cứu.

Nhiều bài học từ việc huy động các nguồn lực xã hội phòng, chống COVID-19

THEO QUOCHOI.VN |

Theo kế hoạch, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo kết quả giám sát và thông qua Nghị quyết về chuyên đề giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Qua công tác xem xét báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và trực tiếp giám sát ở cơ sở, thành viên Đoàn giám sát đề nghị ghi nhận xứng đáng đóng góp của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch và đánh giá kỹ việc huy động nguồn lực xã hội.

Tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Bộ Công an chuyển đơn con trai bà Phương Hằng tố cáo ông Huỳnh Uy Dũng

Anh Tú |

Ngày 30.5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa chuyển đơn tố giác liên quan ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Văn hóa Đại Nam, chồng bà Nguyễn Phương Hằng) đến Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Tăng giá dịch vụ kiểm định kỳ vọng giảm được tiêu cực trong đăng kiểm

NHÓM PV |

Theo các chuyên gia, đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ kiểm định xe sau những sự cố vừa qua là dễ hiểu. Việc này để tăng thu nhập cho đăng kiểm viên nhằm thu hút nguồn nhân lực, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.

Học trò con liệt sĩ cảm động, khắc ghi về sự giúp đỡ của bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Học trò cũ của bà Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, Nghệ An - kể lại chuyện cảm động về việc cô giáo đã tận tình giúp đỡ mình trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nhiều cầu treo ở vùng biên Đắk Lắk hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Hoàng Nguyên |

Nhiều cây cầu treo ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) bị trộm dây cáp, lan can, mất ốc vít... nhưng chỉ được sửa chữa hết sức qua quýt như dùng vải buộc tạm.

Đê gốm sứ Sông Hồng: Đừng biến nghệ thuật thành rác

Minh Ánh |

"Biến rác thành nghệ thuật, đừng biến nghệ thuật thành rác", KTS Trần Huy Ánh, Uỷ viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhận định khi nói về công trình gốm sứ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội tại đê sông Hồng.

Khởi tố 107 bị can vụ Việt Á, đề nghị truy tố 54 bị can chuyến bay giải cứu

NHÓM PV |

Đến đầu tháng 5.2023, theo báo cáo của Bộ Công an, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can trong vụ Công ty CP Công nghệ Việt Á (Việt Á); đề nghị truy tố đối với 54 bị can trong vụ việc chuyến bay giải cứu.

Nhiều bài học từ việc huy động các nguồn lực xã hội phòng, chống COVID-19

THEO QUOCHOI.VN |

Theo kế hoạch, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo kết quả giám sát và thông qua Nghị quyết về chuyên đề giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Qua công tác xem xét báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và trực tiếp giám sát ở cơ sở, thành viên Đoàn giám sát đề nghị ghi nhận xứng đáng đóng góp của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch và đánh giá kỹ việc huy động nguồn lực xã hội.

Tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.