Giao thông công cộng xanh nở rộ ở Đông Nam Á

Song Minh |

Chuyển đổi hệ thống giao thông công cộng sang xe điện đang được tiến hành nhanh chóng ở các nước Đông Nam Á.

Tại Thái Lan, Bangkok sẽ chuyển toàn bộ đội xe buýt công cộng sang xe điện trong vòng 3 năm tới. Những nỗ lực tương tự cũng đang được tiến hành ở Indonesia và Việt Nam, theo Nikkei.

Những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính đã bắt đầu một cách nghiêm túc ở Đông Nam Á, nơi tác động của biến đổi khí hậu đang được cảm nhận rõ rệt qua lũ lụt và hạn hán do thời tiết bất thường.

Cơ quan quản lý giao thông công cộng Bangkok có kế hoạch loại bỏ xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo từng giai đoạn.

Theo truyền thông nhà nước, chính quyền sẽ thay thế tất cả số xe này bằng 3.200 xe buýt điện vào năm 2025.

Tại Indonesia, 1.000 xe điện sẽ được giới thiệu trong hệ thống xe buýt công cộng Transjakarta của Jakarta vào cuối năm 2023, với kế hoạch tiếp theo là mở rộng con số này lên 3.000 vào năm 2025.

Những nỗ lực nhằm đưa xe điện vào hệ thống giao thông công cộng đang được đẩy mạnh khi các quốc gia Đông Nam Á đứng trước áp lực trung hòa carbon trong bối cảnh nhận thức về môi trường ngày càng tăng trên khắp thế giới.

Ngoài ra, đằng sau những động thái này là động lực kinh tế mới về kinh doanh xanh. Các nước đang cạnh tranh để thu hút các nhà sản xuất xe điện của Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nơi khác đến đầu tư.

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu mở rộng tỉ lệ xe điện trong số xe mới vào năm 2030 và đưa ra các ưu đãi thuế cho các nhà sản xuất xe điện.

Xe buýt điện ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP
Xe buýt điện ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP

Indonesia giảm thuế cho các công ty liên quan đến xe điện, bao gồm cả các nhà sản xuất pin.

Tại Việt Nam, một công ty trong nước đã bắt đầu chuẩn bị sản xuất xe buýt điện. VinFast, trực thuộc Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam, vào cuối tháng 10.2022 đã nhận được tổng cộng 135 triệu USD từ quỹ đầu tư do Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tổ chức khác thành lập để thúc đẩy nỗ lực chống biến đổi khí hậu. VinFast có kế hoạch sử dụng số tiền này cho các cơ sở để sản xuất xe buýt điện và thiết bị sạc.

Rào cản đối với xe buýt điện công cộng thấp hơn so với xe khách vì xe buýt chạy trên các tuyến cố định nên dễ dự đoán thời điểm cần sạc và do đó cần ít trạm sạc hơn.

Hệ thống xe buýt công cộng không phải là lĩnh vực duy nhất mà các nỗ lực trung hòa carbon đang được tiến hành ở Đông Nam Á.

SMRT - nhà điều hành giao thông công cộng lớn ở Singapore - đã áp dụng hệ thống vận hành thế hệ tiếp theo cho đường sắt đô thị từ Thales, nhà sản xuất thiết bị điện tử của Pháp.

Hệ thống này giảm mức tiêu thụ năng lượng bằng cách tối ưu hóa khả năng tăng tốc, giảm tốc và phanh của đoàn tàu để có những chuyến đi suôn sẻ và hiệu quả.

Chính phủ Malaysia đang khuyến khích chuyển đổi sang các phương tiện giao thông phát thải ít khí nhà kính hơn. Tháng 9 năm ngoái, Malaysia đã công bố một chương trình nhằm tăng tỷ lệ giao thông công cộng ở các khu vực đô thị lên 50% vào năm 2040, từ mức 20% vào năm 2018.

Các nỗ lực điện khí hóa cũng đang được tiến hành đối với vận tải đường biển và đường sông. Tại Thái Lan, một chiếc thuyền chở khách chạy bằng điện đã bắt đầu hoạt động thường xuyên trên một con kênh ở Bangkok vào cuối tháng 2 năm ngoái. Con thuyền có sức chứa khoảng 40 hành khách, được trang bị các tấm pin mặt trời áp mái có thể sạc lại pin trong 90 đến 120 phút.

Giá dầu và giá xăng vẫn ở mức cao kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina. Nếu việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng lên đáng kể ở Đông Nam Á sẽ giúp giảm hơn nữa chi phí điện so với các nguồn năng lượng khác và việc chuyển sang sử dụng điện trong các hệ thống giao thông công cộng tiến xa hơn, thì quá trình trung hòa cacbon có thể tăng tốc đáng kể trên toàn khu vực.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Làn sóng xe điện lan rộng toàn cầu

Liên Hà |

Giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là mục tiêu hàng đầu trong chương trình nghị sự của hầu hết các quốc gia và nhiều chính phủ coi xe điện là một phần của giải pháp.

Dân sẽ bỏ xe cá nhân nếu có phương tiện giao thông công cộng hiện đại

Lê Thanh phong |

Hà Nội liên tục xảy ra nạn kẹt xe, có nhiều nơi kẹt "kinh hoàng", nhưng chưa phải là tình trạng tồi tệ nhất. Nếu như người dân còn đi xe cá nhân, thì sẽ đến lúc không ai đi được nữa.

Cần vực dậy giao thông công cộng

Đặng Tiến |

Giá xăng dầu tăng kỷ lục trong vòng 8 năm qua đã tác động sâu rộng đến thị trường và sức khoẻ của nền kinh tế, trong đó có cả thói quen sử dụng các phương tiện giao thông của người dân, đây có thể là cớ để giao thông công cộng lấy lại thị phần. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, muốn giao thông công cộng phát triển và thu hút được người dân tham gia, bắt buộc phải tăng khả năng kết nối,

Nỗi đau của con voi phải chở khách du lịch suốt 25 năm

Thúy Ngọc |

Voi Pai Lin, 71 tuổi, bị biến dạng cột sống sau 25 năm làm việc trong ngành du lịch tại Thái Lan, với những ngày phải cõng tới 6 khách du lịch một lúc.

Tài chính thông minh: Tránh tiền mất tật oan vì 3 hiểu nhầm về trái phiếu

Nhóm PV |

Sau hàng loạt vi phạm liên quan đến trái phiếu dẫn đến nhiều tổn thất cho nhà đầu tư cá nhân trong thời gian qua, ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ chỉ ra 3 nhầm lẫn cơ bản về sản phẩm này trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Đề nghị tước danh hiệu quân nhân 14 người, khai trừ đảng 2 trường hợp

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với 16 quân nhân vi phạm pháp luật.

Trung Quốc nghi vấn hành vi bất thường về Nord Stream của phương Tây

Song Minh |

Trung Quốc ghi nhận hành vi bất thường của truyền thông phương Tây về vụ nổ Nord Stream.

Vụ nhái nhãn hiệu bia Sabeco: Phạt cá nhân và pháp nhân vi phạm 3,7 tỉ đồng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 16.3, Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên bản án về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” liên quan đến nhãn hàng "Bia Sài Gòn" của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Qua đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt cá nhân, pháp nhân vi phạm 3,7 tỉ đồng.

Làn sóng xe điện lan rộng toàn cầu

Liên Hà |

Giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là mục tiêu hàng đầu trong chương trình nghị sự của hầu hết các quốc gia và nhiều chính phủ coi xe điện là một phần của giải pháp.

Dân sẽ bỏ xe cá nhân nếu có phương tiện giao thông công cộng hiện đại

Lê Thanh phong |

Hà Nội liên tục xảy ra nạn kẹt xe, có nhiều nơi kẹt "kinh hoàng", nhưng chưa phải là tình trạng tồi tệ nhất. Nếu như người dân còn đi xe cá nhân, thì sẽ đến lúc không ai đi được nữa.

Cần vực dậy giao thông công cộng

Đặng Tiến |

Giá xăng dầu tăng kỷ lục trong vòng 8 năm qua đã tác động sâu rộng đến thị trường và sức khoẻ của nền kinh tế, trong đó có cả thói quen sử dụng các phương tiện giao thông của người dân, đây có thể là cớ để giao thông công cộng lấy lại thị phần. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, muốn giao thông công cộng phát triển và thu hút được người dân tham gia, bắt buộc phải tăng khả năng kết nối,