EU mắc kẹt giữa giúp ngũ cốc Ukraina và lệnh cấm của các nước Đông Âu

Ngọc Vân |

EU đau đầu tìm kiếm sự cân bằng giữa việc giúp Ukraina xuất khẩu ngũ cốc với yêu cầu của 5 nước Đông Âu gia hạn lệnh cấm bán ngũ cốc Ukraina ở các nước này.

Ukraina hiện hoàn toàn phụ thuộc vào các tuyến đường thay thế của EU để xuất khẩu ngũ cốc sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận kéo dài một năm cho phép ngũ cốc được vận chuyển an toàn qua các cảng Biển Đen.

Trong khi đó, 5 quốc gia thành viên phía đông EU dự kiến gia hạn lệnh cấm bán ngũ cốc Ukraina trong nước cho đến ít nhất là cuối năm 2023 để bảo vệ thị trường của chính họ - theo Reuters.

Thỏa thuận hiện tại để bảo vệ nông dân ở 5 quốc gia gần Ukraina - Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia - sẽ hết hạn vào ngày 15.9.

Các cuộc tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng nội địa của Ukraina trên sông Danube - tuyến xuất khẩu đường thủy cuối cùng của nước này - trong những tuần kể từ khi thỏa thuận Biển Đen sụp đổ đã gây thêm áp lực lên EU.

Vì sao ngũ cốc Ukraina tăng ở các nước Đông Âu?

Ngũ cốc Ukraina được miễn thuế hải quan của EU, khiến nó rẻ hơn so với sản xuất trong nước ở các quốc gia Đông Âu.

Khoảng cách gần và chi phí hậu cần cao đã thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina sang 5 nước nói trên tăng chưa từng có vào năm 2022 và đầu năm 2023, khiến nông dân các nước này lao đao vì không bán được nông sản của mình.

Nhập khẩu ngũ cốc của Ba Lan tăng gần gấp 3 lần vào năm 2022 lên 3,27 triệu tấn, trong đó 75% là ngũ cốc của Ukraina, chủ yếu là ngô và lúa mì. Nhập khẩu cao tiếp tục cho đến tháng 3.2023.

Romania - một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất của EU - cho biết, tính đến tháng 5 năm nay, 3,2 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraina vẫn nằm trong biên giới nước này. Nhập khẩu của Romania trước khi bắt đầu xung đột Ukraina là không đáng kể.

Hungary nhập khẩu 2,5 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraina vào năm 2022, trong khi trước đó chỉ khoảng 50.000 tấn/năm. Năm 2023, con số này lên tới 300.000 tấn cho đến khi lệnh cấm nhập khẩu được đưa ra.

Tại Slovakia, nhập khẩu ngũ cốc của Ukraina tăng lên 339.000 tấn trong nửa cuối năm 2022, gấp gần 10 lần so với nửa đầu năm.

Điều gì xảy ra sau khi cấm nhập khẩu?

Tháng 4 năm nay, Ba Lan và Hungary đơn phương đóng cửa biên giới đối với việc nhập khẩu ngũ cốc và thực phẩm khác của Ukraina. Romania - tuyến đường trung chuyển thay thế lớn nhất của Ukraina - không cấm nhưng niêm phong các phương tiện vận chuyển.

Vào tháng 5, EU cho phép 5 quốc gia - Ba Lan, Romania, Hungary và Slovakia đều có biên giới với Ukraina, cùng Bulgaria nằm ở phía nam sông Danube - cấm bán lúa mì, ngô và hạt có dầu của Ukraina trong nước cho đến ngày 5.6, sau đó kéo dài đến ngày 15.9, trong khi vẫn cho phép ngũ cốc Ukraina quá cảnh để xuất khẩu tiếp.

Sau lệnh cấm, lượng quá cảnh tăng mạnh. Vận chuyển lúa mì từ Ukraina qua Ba Lan tăng lên hơn 90.000 tấn trong tháng 6 từ mức 43.000-51.000 tấn/tháng trong quý I.2023.

Kể từ khi bắt đầu xung đột Nga - Ukraina, Romania đã vận chuyển khoảng 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraina qua cảng Constanta ở Biển Đen - 8,6 triệu tấn vào năm 2022 và 7,5 triệu tấn trong nửa đầu năm nay.

Khối lượng tăng trong tháng 5 và tháng 6, đặc biệt là qua sà lan trên sông Danube từ các cảng sông của Ukraina.

Thu hoạch ngũ cốc ở Ukraina, tháng 7.2022. Ảnh: Xinhua
Thu hoạch ngũ cốc ở Ukraina, tháng 7.2022. Ảnh: Xinhua

EU sẽ xử lý yêu cầu gia hạn thế nào?

Ngày 19.7, 5 quốc gia đã yêu cầu kéo dài lệnh cấm cho đến ít nhất là cuối năm nay. EU sẽ xem xét lệnh cấm vào đầu tháng 9, có tính đến kết quả thu hoạch, công suất lưu trữ và tình hình ở các nước thứ ba về khả năng tiếp cận ngũ cốc.

Ba Lan - nước sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 10 hoặc tháng 11 - tuyên bố sẽ không mở cửa biên giới vào ngày 15.9, làm gia tăng áp lực lên Brussels để gia hạn các biện pháp bảo vệ.

Trong khi đó, Lithunaia yêu cầu Ủy ban châu Âu phát triển một tuyến đường vận chuyển ngũ cốc của Ukraina qua các cảng Baltic. Năm cảng ở Lithuania, Latvia và Estonia có tổng năng lực xuất khẩu ngũ cốc là 25 triệu tấn.

Nhưng vấn đề chính sẽ là chi phí vận chuyển trên các tuyến đường bộ thay thế, được gọi là "Tuyến đường đoàn kết".

Ukraina ước tính chi phí phụ trội của tuyến đường này là 30-40 USD/tấn. Viorel Panait - giám đốc điều hành cảng Comvex cho biết - chi phí vận chuyển bằng đường bộ qua Ba Lan tăng thêm 40 USD/tấn so với qua cảng Constanta của Romania.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nổ như động đất dữ dội ở kho chứa ngũ cốc của Thổ Nhĩ Kỳ

Song Minh |

Vụ nổ kho chứa ngũ cốc của Thổ Nhĩ Kỳ tại cảng Derince làm ít nhất 10 người bị thương.

Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mọi giải pháp thay thế hành lang ngũ cốc ở Biển Đen

Ngọc Vân |

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không hỗ trợ bất kỳ giải pháp nào thay thế hành lang Biển Đen để vận chuyển ngũ cốc.

EU hết tiền hỗ trợ vận chuyển ngũ cốc Ukraina thay tuyến Biển Đen

Khánh Minh |

EU không có tiền và phương án rõ ràng để hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển ngũ cốc Ukraina thay tuyến Biển Đen.

Dấu hiệu điều động thiết bị trái quy định của Công ty Bách Long tại Bắc Giang

Nhóm phóng viên |

Mặc dù không được phép huy động thiết bị qua lại giữa các dự án cùng thời điểm triển khai, tuy nhiên, Công ty Cổ phần Bách Long vẫn điều động thiết bị trùng lặp tại 3 gói thầu ở huyện Lạng Giang và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...

Nổ như động đất dữ dội ở kho chứa ngũ cốc của Thổ Nhĩ Kỳ

Song Minh |

Vụ nổ kho chứa ngũ cốc của Thổ Nhĩ Kỳ tại cảng Derince làm ít nhất 10 người bị thương.

Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mọi giải pháp thay thế hành lang ngũ cốc ở Biển Đen

Ngọc Vân |

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không hỗ trợ bất kỳ giải pháp nào thay thế hành lang Biển Đen để vận chuyển ngũ cốc.

EU hết tiền hỗ trợ vận chuyển ngũ cốc Ukraina thay tuyến Biển Đen

Khánh Minh |

EU không có tiền và phương án rõ ràng để hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển ngũ cốc Ukraina thay tuyến Biển Đen.