EU thay khí đốt Nga, đối mặt nhiều rủi ro

Linh Nhi |

Thay vì thay khí đốt Nga bằng năng lượng tái tạo thế hệ tiếp theo, EU lại chuyển sang khí đốt Mỹ, nhưng cũng đối mặt nhiều rủi ro.

EU, vốn từ lâu phụ thuộc vào khí đốt Nga, đã gần như cắt đứt sự phụ thuộc này trong vòng chưa đầy 2 năm. Nguồn thay thế ưa thích là khí đốt từ Mỹ - được nhiều người coi là dồi dào, hợp lý về mặt chính trị và ít có khả năng bị tắc nghẽn hơn so với các đường ống dẫn khí từ Nga.

Nhưng nguồn cung khí đốt Mỹ ngày càng trở nên rủi ro hơn. Bloomberg đưa tin, ngày 26.1, Mỹ công bố quyết định ngừng phê duyệt giấy phép xuất khẩu mới đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), trong bối cảnh phản ứng dữ dội từ các cử tri quan tâm đến khí hậu.

Việc tạm dừng sẽ không ảnh hưởng đến các nhà máy đang được xây dựng hoặc đang hoạt động, nhưng có nguy cơ trì hoãn hoặc thậm chí chệch hướng một số dự án lớn dự kiến được tung ra thị trường vào cuối thập kỷ này và thời gian sau đó.

Leslie Palti-Guzman - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và thông tin thị trường tại SynMax - cho biết, LNG của Mỹ tiếp tục là nền tảng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn cung của châu Âu. Quyết định của Mỹ gửi đi một thông điệp về sự đoàn kết và độ tin cậy của nguồn cung trong trung và dài hạn. Điều này đặc biệt quan trọng vào thời điểm mà nguồn cung từ Nga và các chủ hàng khác có thể bị sa lầy trong tình trạng khó lường.

Trong một thời gian rất ngắn, Mỹ đã giành được một phần đáng kể nguồn cung khí đốt của châu Âu, làm lu mờ bất kỳ đợt giao hàng nào còn lại của Nga. Các chuyến hàng đang bùng nổ của Mỹ ngày nay chiếm khoảng một nửa lượng nhập khẩu LNG của châu Âu và tỉ lệ này được nhiều người dự đoán sẽ còn tăng thêm.

Nếu tính cả khí đốt được vận chuyển qua đường ống, Mỹ là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai của châu Âu sau nước láng giềng Na Uy.

Dự án phát triển khí đốt Midia ở làng Vadu, đông nam Romania. Ảnh: Xinhua
Dự án phát triển khí đốt Midia ở làng Vadu, đông nam Romania. Ảnh: Xinhua

Mặc dù Mỹ là một đồng minh lớn của G7 với sức mạnh kinh tế vượt trội và sự ổn định chính trị tương đối, việc phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia thân thiện cũng mang lại rủi ro.

Quyết định của châu Âu đổi khí đốt Nga lấy LNG của Mỹ thay vì chuyển hướng mạnh mẽ hơn sang năng lượng tái tạo có nghĩa là an ninh năng lượng của châu Âu vẫn phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, như mùa bão Đại Tây Dương hay các quyết định chính trị ở Washington.

Để mua được nhiên liệu quan trọng, sưởi ấm các ngôi nhà ở châu Âu, tạo ra năng lượng và cung cấp cho các ngành công nghiệp của châu Âu, các nhà kinh doanh giờ đây phải tính đến các sự kiện cách xa hàng nghìn kilomet. Việc ngừng hoạt động tại các nhà máy ở Vịnh Mexico hoặc những đợt rét đậm đột ngột từ Houston đến Quảng Châu có thể vẽ lại bản đồ các giao dịch có lợi nhuận chỉ sau một đêm.

“Sự phụ thuộc của châu Âu vào LNG của Mỹ sẽ chỉ tăng lên nếu khí đốt Nga không xuất hiện trở lại và Qatar quyết định không tham gia vào cuộc chiến giá cả để giành thị phần. Rủi ro là có sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ trong tương lai" - Ira Joseph, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu, Đại học Columbia (Mỹ) cho biết.

Mặc dù vậy, công bằng mà nói, châu Âu không ngồi yên mà đã bắt đầu ký một số hợp đồng dài hạn hơn để chốt nguồn cung cấp LNG, bao gồm các thỏa thuận với Qatar có thời hạn đến năm 2052. Mozambique, Nigeria, Azerbaijan và Na Uy cũng đang nhắm tới thị trường khí đốt sinh lợi ở châu Âu, giúp đa dạng hóa nguồn cung của châu lục này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, EU vẫn còn quá phụ thuộc vào khí đốt của Mỹ và các công ty châu Âu bắt đầu cảm nhận được những tác động hữu hình. Chẳng hạn, ngành công nghiệp hóa chất của Đức, vốn tạo ra doanh thu khoảng 230 tỉ euro (250 tỉ USD) vào năm ngoái, đã sa lầy vào một cuộc suy thoái sâu sắc, một phần do mất khí đốt giá rẻ của Nga, nguyên liệu chính cho phân bón và nguồn năng lượng cho các ngành công nghiệp nặng.

Nói tóm lại, bằng cách thay đổi các nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch, châu Âu "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa", đổi từ rủi ro tiềm tàng này sang một rủi ro tiềm tàng khác, khiến hệ thống năng lượng của châu lục này vẫn dễ bị tổn thương.

Linh Nhi
TIN LIÊN QUAN

Mông lung số phận đường ống dẫn khí cuối cùng từ Nga sang EU

Song Minh |

Thỏa thuận sử dụng đường ống dẫn khí cuối cùng từ Nga sang EU qua Ukraina sẽ hết hạn trong năm 2024 và chưa rõ có được gia hạn tiếp hay không.

Động thái của Mỹ khiến EU mất nguồn khí đốt huyết mạch

Song Minh |

Mỹ tạm dừng xuất khẩu LNG mới - nhiên liệu được coi là huyết mạch quan trọng với EU, nơi đã tự cắt đứt nhập khẩu khí đốt Nga.

Các phương án thay thế Nord Stream đưa khí đốt vào EU

Linh Nhi |

Sau khi Nord Stream bị phá hủy vào tháng 9.2022, EU đang tìm kiếm những cách thức mới để nhập khẩu khí đốt.

Trên 100 hộ dân hơn 10 năm lay lắt ngóng tiền hỗ trợ tạm cư từ dự án của Vinaconex

Hiếu Anh - Tường Vân |

Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc do Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex là chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Dự án hoàn thiện nhiều năm nay nhưng trên 100 hộ dân thuộc diện phải di dời, nhường đất cho dự án vẫn mỏi mòn chờ đợi tiền hỗ trợ tạm cư.

Cảnh sát 113 đi tuần kịp thời cứu người nghi bệnh tim nằm trong hẻm nửa đêm

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Lúc nửa đêm, Cảnh sát 113 đang đi tuần thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động trong hẻm, qua kiểm tra thấy tim đập yếu nên liền gọi xe cứu thương và hỗ trợ đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Tìm thấy manh mối vụ mất tích máy bay bí ẩn nhất mọi thời đại

Song Minh |

Vụ mất tích máy bay bí ẩn nhất mọi thời đại vừa được các nhà thám hiểm tuyên bố đã tìm thấy manh mối.

Chợ lá dong độc nhất Hà Thành nhộn nhịp khi Tết đến

THẾ ĐẠI |

Từ nhiều năm nay, chợ lá dong phố Trần Quý Cáp (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội) cứ mỗi độ Tết đến lại tấp nập. Những bó lá xanh mướt, lạt gói bánh chưng là những mặt hàng bày bán tại nơi đây.

Hình ảnh Táo Quân 2024 và câu chuyện về chung cư mini

Anh Trang |

Chương trình Táo Quân 2024 có nhiều thay đổi từ mô tuýp tới nghệ sĩ tham gia.

Mông lung số phận đường ống dẫn khí cuối cùng từ Nga sang EU

Song Minh |

Thỏa thuận sử dụng đường ống dẫn khí cuối cùng từ Nga sang EU qua Ukraina sẽ hết hạn trong năm 2024 và chưa rõ có được gia hạn tiếp hay không.

Động thái của Mỹ khiến EU mất nguồn khí đốt huyết mạch

Song Minh |

Mỹ tạm dừng xuất khẩu LNG mới - nhiên liệu được coi là huyết mạch quan trọng với EU, nơi đã tự cắt đứt nhập khẩu khí đốt Nga.

Các phương án thay thế Nord Stream đưa khí đốt vào EU

Linh Nhi |

Sau khi Nord Stream bị phá hủy vào tháng 9.2022, EU đang tìm kiếm những cách thức mới để nhập khẩu khí đốt.