Dự án chuyển hướng nước khổng lồ cứu nguy hạn hán ở Trung Quốc

Khánh Minh |

Dự án Nam thủy Bắc điều của Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc chuyển nước từ miền Nam giàu nước của Trung Quốc sang miền Bắc khô cằn.

Mặc dù tỉnh Giang Tô phía Đông Trung Quốc và tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc - hai nguồn nước chính cho dự án chuyển hướng nước Nam-Bắc (Nam thủy Bắc điều) - đã trải qua ​​những đợt nắng nóng khắc nghiệt gần đây, các chuyên gia cho biết nó sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động chung của dự án có vai trò quan trọng trong việc chuyển nước từ miền Nam giàu nước của Trung Quốc sang miền Bắc khô cằn.

Trong một diễn biến mới nhất, đoạn đi qua lòng sông Hoàng Hà đã hoàn thành cuộc kiểm định vào ngày 25.8, đánh dấu quá trình kiểm định của tất cả 155 đơn vị trong dự án và hoạt động chính thức của toàn bộ dự án - Tân Hoa xã đưa tin.

Chen Jia - nhà nghiên cứu độc lập về chiến lược quốc tế - cho biết, việc vận hành chính thức tuyến phía đông và tuyến giữa của dự án sẽ tối ưu hóa một cách có hệ thống các nguồn thủy điện và tăng cường khả năng đối phó với lũ lụt và hạn hán của Trung Quốc.

Tuyến giữa - tuyến nổi bật nhất do vai trò cung cấp nước cho thủ đô Bắc Kinh - bắt đầu tại Hồ chứa Đan Giang Khẩu trên sông Hán Giang tại Hồ Bắc ở miền Trung và chạy theo hướng Đông Bắc đến Bắc Kinh và Thiên Tân. Tuyến này bắt đầu cung cấp nước vào tháng 12.2014.

Tuyến giữa của dự án Nam thuỷ Bắc Điều. Ảnh: CGTN
Tuyến giữa của dự án Nam thuỷ Bắc Điều. Ảnh: CGTN

Tuyến phía đông bắt đầu cung cấp nước vào tháng 11.2013, chuyển nước từ Giang Tô đến các khu vực bao gồm cả tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc.

Tính đến ngày 25.8, hơn 56 tỉ mét khối nước đã được chuyển dọc theo tuyến, tạo ra những lợi ích đáng kể về kinh tế, xã hội và sinh thái.

Vào tháng 8, các nguồn nước của hai tuyến - Dương Châu ở Giang Tô và Đan Giang Khẩu ở Hồ Bắc - đã trải qua những đợt nắng nóng nghiêm trọng với nhiệt độ kỷ lục trên 40 độ C, gây ra lo ngại về việc cung cấp nước cho dự án Nam thủy Bắc điều. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, nhiệt độ quá nóng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của dự án.

Lin Boqiang - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn - nói với Hoàn cầu Thời báo hôm 26.8: “Khi các công trình nước khổng lồ như vậy đang được thiết kế và xây dựng, các vấn đề như điều kiện thời tiết sẽ được xem xét”.

Ảnh chụp từ trên không cầu máng Shahe - dự án trọng điểm tuyến giữa của Dự án chuyển hướng nước từ Nam sang Bắc của Trung Quốc - ở huyện Lộc Sơn, thành phố Bình Đông, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, ngày 22.5.202. Ảnh: Tân Hoa xã
Ảnh chụp từ trên không cầu máng Shahe - dự án trọng điểm tuyến giữa của Dự án chuyển hướng nước từ Nam sang Bắc của Trung Quốc - ở huyện Lộc Sơn, thành phố Bình Đông, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, ngày 22.5.202. Ảnh: Tân Hoa xã

Các sở cấp nước của hai thành phố cũng đang tranh thủ triều cường của sông để tăng cường xả nước, đảm bảo cấp nước dọc tuyến.

Các con đập ở quận Giang Đô, Dương Châu, tỉnh Giang Tô - một nguồn cung cấp cho tuyến phía đông của dự án chuyển hướng nước từ Nam sang Bắc - đã liên tục bơm 57,93 triệu mét khối nước từ tháng 7 đến cuối tháng 8 - tờ Yangtze Evening Post đưa tin.

Hồ chứa Đan Giang Khẩu ở Hồ Bắc đã tăng lưu lượng xả nước và cung cấp 131 triệu m3 nước trong 4 ngày từ 19 đến 22.8, theo tờ Hubei Daily.

“Ngay cả khi tình trạng thiếu nước xảy ra ở các tỉnh này, mạng lưới quốc gia sẽ nhanh chóng bù đắp. Do đó, nhiệt độ cao cục bộ sẽ không ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể và điều tiết nguồn nước ở Trung Quốc” - Chen nói.

Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi Wei Shanzhong phát biểu trong một cuộc họp báo hồi tháng 6 rằng Trung Quốc đã tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi trong năm nay, với 10.644 dự án mới trị giá 414,4 tỉ nhân dân tệ (60,30 tỉ USD).

Số liệu chính thức cho thấy, đầu tư vào xây dựng công trình thủy lợi của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ vượt 800 tỉ nhân dân tệ (118 tỉ USD) trong năm nay.

Trung Quốc cũng đã khởi động dự án xây đường hầm khổng lồ để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực và phát triển kinh tế.

Trung Quốc xây hầm Dẫn Giang Bổ Hán dẫn nước từ đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc xây hầm Dẫn Giang Bổ Hán dẫn nước từ đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Đường hầm Dẫn Giang Bổ Hán (Yinjiangbuhan) sẽ đưa nước từ đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới ra sông Hán Giang - một nhánh chính của sông Dương Tử (sông Trường Giang).

Đến hồ chứa Đan Giang Khẩu ở hạ lưu sông Hán Giang, nước sẽ chảy về phía bắc đến tận Bắc Kinh qua con kênh mở dài 1.400km của dự án Nam thủy Bắc điều.

Päijänne - đường hầm dẫn nước dài nhất thế giới ở Phần Lan - trải dài 120km trong nền đá sâu 130m. Theo SCMP, đường hầm Dẫn Giang Bổ Hán dài gấp đôi và nhiều phần sẽ đi sâu tới 1km dưới lòng đất.

Sẽ mất một thập kỷ và 60 tỉ nhân dân tệ (8,9 tỉ USD) để xây dựng đường hầm Dẫn Giang Bổ Hán - theo một bài viết ngày 8.7 của Nhật báo Quang Minh có trụ sở tại Bắc Kinh.

Niu Xinqiang - Chủ tịch Viện Khảo sát, Quy hoạch, Thiết kế và Nghiên cứu Trường Giang - cho biết: “Dẫn Giang Bổ Hán sẽ kết nối đập Tam Hiệp và dự án Nam thủy Bắc điều - hai dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc”. Lễ khởi công diễn ra vào ngày 7.7.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Lời cảnh tỉnh từ đập Tam Hiệp Trung Quốc

Ngọc Vân |

Sản lượng điện từ đập Tam Hiệp - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới - đã giảm 40% so với năm ngoái do hạn hán kỷ lục, trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt nguy cơ thiếu điện.

Đập Tam Hiệp “bất lực” trước hạn hán, thiếu điện ở Trung Quốc

Ngọc Vân |

Đập Tam Hiệp tăng cường xả nước để giúp giảm bớt hạn hán nghiêm trọng ở trung lưu sông Dương Tử, nhưng cũng không thấm vào đâu trước nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc.

Trung Quốc xây đường hầm cực lớn dẫn nước từ đập Tam Hiệp về Bắc Kinh

Song Minh |

Trung Quốc khởi động dự án xây đường hầm khổng lồ để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực và phát triển kinh tế.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lời cảnh tỉnh từ đập Tam Hiệp Trung Quốc

Ngọc Vân |

Sản lượng điện từ đập Tam Hiệp - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới - đã giảm 40% so với năm ngoái do hạn hán kỷ lục, trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt nguy cơ thiếu điện.

Đập Tam Hiệp “bất lực” trước hạn hán, thiếu điện ở Trung Quốc

Ngọc Vân |

Đập Tam Hiệp tăng cường xả nước để giúp giảm bớt hạn hán nghiêm trọng ở trung lưu sông Dương Tử, nhưng cũng không thấm vào đâu trước nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc.

Trung Quốc xây đường hầm cực lớn dẫn nước từ đập Tam Hiệp về Bắc Kinh

Song Minh |

Trung Quốc khởi động dự án xây đường hầm khổng lồ để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực và phát triển kinh tế.