Dịch vụ trọn gói giúp người lao động Hàn Quốc bỏ việc êm đẹp

Thanh Hà |

“Tôi muốn nghỉ việc" - là cụm từ mà nhiều người lao động Hàn Quốc đã suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên, thách thức không chỉ là làm sao để nói ra với lãnh đạo mà còn làm sao để đảm bảo việc nghỉ việc êm đẹp.

Muôn vàn tình huống khó xử

Cô Kwon, 27 tuổi, làm việc tại một công ty bao bì, đang gặp khó khăn này. Kwon không hài lòng về khối lượng công việc và nhiều lần bày tỏ ý định nghỉ việc nhưng không được.

“Vì hợp đồng quy định tôi phải báo trước cho công ty ít nhất 1 tháng trước ngày chấm dứt công việc nên tôi đã làm như vậy. Nhưng họ nói với tôi rằng 1 tháng là không đủ để tìm người thay thế nên tôi cần cho họ thêm thời gian".

Kể từ đó, Kwon phát hiện ra công ty thậm chí chẳng tìm cách tuyển dụng người mới mà lấy đó làm cớ để cô ở lại lâu hơn.

Tất nhiên, người lao động làm việc tại Hàn Quốc có quyền nghỉ việc, không công ty nào có quyền ngăn cản cá nhân nào đó nghỉ việc. Tuy nhiên, điều khiến những người lao động như Kwon ở lại là nỗi sợ hãi rằng một cuộc nghỉ việc không êm đẹp đồng nghĩa với việc khó nhận được các khoản trợ cấp thôi việc mà họ được hưởng.

“Tôi đã cân nhắc việc không đi làm trong một thời gian. Nhưng tôi phát hiện ra công ty có thể đánh dấu tôi là vắng mặt không phép, khiến tôi gặp khó khăn trong việc nhận trợ cấp thôi việc trong tương lai" - Kwon nói.

Một người lao động khác gặp khó khăn khi nghỉ việc là cô Lee, 24 tuổi, dạy tiếng Anh tại một học viện tư nhân. Cô Lee có bất đồng với ông chủ và đã muốn nghỉ việc được một thời gian.

“Sếp của tôi có những kỳ vọng rất cao với công việc mà tôi không thể đáp ứng được. Chúng tôi đã nhiều lần tranh luận về việc lớp học của tôi nên như thế nào. Tôi thấy bà ấy nên thuê một giáo viên khác có thể sắp xếp lớp học theo ý của bà nên đã nhiều lần nói rằng tôi muốn nghỉ việc. Nhưng bất cứ khi nào tôi nói nghỉ việc, thái độ của bà ấy với tôi đột nhiên thay đổi, bà ấy bắt đầu khen tôi trước mặt mọi người rằng tôi là một giáo viên tuyệt vời, khiến tôi cảm thấy tệ vì đã muốn nghỉ việc" - cô Lee cho hay.

Tìm một cuộc ra đi suôn sẻ

Với những người lao động như cô Kwon, cô Lee, một dịch vụ chuyên nghiệp mới đã xuất hiện ở Hàn Quốc. Họ giúp khách hàng bỏ việc.

Công ty luật lao động ByeBye có trụ sở tại Seoul là công ty tiên phong trong dịch vụ này. ByeBye cung cấp một số dịch vụ giúp người lao động nghỉ việc một cách hòa bình.

Gói trọn gói của công ty ByeBye bao gồm tư vấn với luật sư của công ty, gửi đơn xin nghỉ việc cho công ty của khách hàng và nhận bất cứ thứ gì mà khách hàng sẽ nhận được sau khi từ chức.

Toàn bộ dịch vụ, bao gồm tư vấn pháp lý, được thực hiện trực tuyến hoặc qua điện thoại với mức giá cố định là 100.000 won (75,58 USD). Người lao động cũng có thể chọn chỉ sử dụng 1 trong 3 dịch vụ với mức giá rẻ hơn.

Quy trình giúp khách hàng nghỉ việc của ByeBye. Ảnh: ByeBye
Quy trình giúp khách hàng nghỉ việc của ByeBye. Ảnh: ByeBye

Ông O Se-gyeong - luật sư trưởng về lao động của ByeBye - cho biết: “Tôi nhận thấy rằng có một số nền tảng giúp mọi người tìm được việc làm, nhưng không có nền tảng nào giúp họ bỏ việc. Theo khảo sát gần đây của chúng tôi, khoảng 80% người lao động ở Hàn Quốc đã từng nghĩ đến việc nghỉ việc ít nhất 1 lần trong đời. Nhưng khoảng 30% đến 40% trong số họ không thể làm như vậy vì công ty từ chối xử lý đơn xin thôi việc của họ. ByeBye hoạt động để giúp những người lao động và chủ sử dụng lao động như vậy có cuộc chia tay hòa bình".

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra suôn sẻ, ông O cho hay, người lao động có thể nghỉ việc trong vòng 1 hoặc 2 ngày.

Cuộc vật lộn của giới trẻ

Hầu hết khách hàng của ByeBye đều ở độ tuổi 20 và 30 và làm việc trong các công ty nhỏ có quy mô chưa tới 100 người.

Theo thống kê do ByeBye cung cấp trên trang web, trong số 211 khách hàng, có 75 khách hàng ở độ tuổi ngoài 20 và 98 khách hàng ở độ tuổi ngoài 30 đã sử dụng dịch vụ của công ty từ năm 2021 đến tháng 4.2023. Ngoài ra, 145 khách hàng trong số 211 khách hàng đến từ các công ty quy mô ít hơn 100 người.

Ông O chỉ ra, nhiều khách hàng tìm kiếm sự trợ giúp của ByeBye không phải vì sếp từ chối cho nghỉ mà là để tránh đối đầu.

“Gần đây, tôi có một khách hàng nói rằng cô ấy thường xuyên tranh cãi với sếp và rằng cô ấy đang trầm cảm vì điều đó. Cô ấy liên lạc với chúng tôi để tránh leo thang xung đột hơn nữa" - ông cho hay.

Dịch vụ giúp người lao động nghỉ việc ở Hàn Quốc đã được cung cấp từ năm 2020 nhưng gần đây phổ biến nhờ xuất hiện trên truyền thông địa phương.

Giáo sư Kwak Keum-joo thuộc khoa tâm lý học, Đại học Quốc gia Seoul, nhận thấy xu hướng của thế hệ trẻ là tránh những tình huống khó xử, không thoải mái càng nhiều càng tốt.

“Kể từ đại dịch COVID-19, thế hệ trẻ tiếp xúc với các dịch vụ không tiếp xúc nhiều hơn bao giờ hết, điều này giúp họ tránh được những tình huống không thoải mái với người khác. Rõ ràng, nói với sếp rằng bạn muốn nghỉ việc là một tình huống không thoải mái. Đây là lý do một dịch vụ xin nghỉ việc giúp để bạn không cần trực tiếp đối mặt với sếp đang ngày càng phổ biến trong thế hệ trẻ" - ông nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ngành du lịch phẫu thuật thẩm mỹ bùng nổ ở Hàn Quốc

Thanh Hà |

Ngay cả trước khi lấy hành lý từ băng chuyền ở sân bay quốc tế Incheon của Seoul, hành khách nhập cảnh Hàn Quốc có thể đưa mặt mình vào máy chụp để phân tích định tính về tình trạng của làn da.

Hàn Quốc học kinh nghiệm của Hong Kong, Singapore nhằm tăng tỉ lệ sinh

Thanh Hà |

Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch cho phép các gia đình thuê người giúp việc từ Đông Nam Á để giúp chăm sóc trẻ em và làm việc nhà, như kinh nghiệm của Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore.

Bé trai Hàn Quốc chết sau khi 4 bệnh viện từ chối tiếp nhận

Thanh Hà |

Cậu bé 5 tuổi bị khó thở nặng đã qua đời trong tháng này sau khi 4 bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc từ chối vì thiếu giường bệnh hoặc nhân viên y tế.

"Mặc áo dài sẽ thể hiện được tinh thần người Việt ở nghị trường Quốc hội"

Trần Huyền Chi (thực hiện) |

Xoay quanh đề xuất mặc áo dài ngũ thân đi họp Quốc hội của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), khán giả và giới phê bình vẫn tiếp tục tranh cãi với nhiều chiều ý kiến.

Trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ vai trò đồng phạm của ông Huỳnh Uy Dũng

Anh Tú |

Ngày 1.6, TAND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm. Theo đó, Tòa án yêu cầu VKS và cơ quan điều tra làm rõ vai trò đồng phạm của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng "lò vôi").

Hiệu trưởng và hiệu phó đánh nhau giữa sân trường nhận hình thức kỷ luật

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Ngày 1.6, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Lệ Thủy cho biết, vừa có quyết định thi hành kỷ luật đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngư Thủy Bắc.

30 cảnh sát cấp tài khoản định danh điện tử lưu động cho đại biểu Quốc hội

Việt Dũng |

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thành lập 2 đoàn công tác để thu nhận tài khoản định danh điện tử cho đại biểu Quốc hội.

Novaland đặt mục tiêu lợi nhuận thấp kỷ lục từ khi lên sàn

Đức Mạnh |

Hội đồng quản trị Novaland đặt mục tiêu doanh thu thuần 9.531 tỉ đồng, giảm 14,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn hơn 214 tỉ đồng, giảm mạnh hơn 90%.

Ngành du lịch phẫu thuật thẩm mỹ bùng nổ ở Hàn Quốc

Thanh Hà |

Ngay cả trước khi lấy hành lý từ băng chuyền ở sân bay quốc tế Incheon của Seoul, hành khách nhập cảnh Hàn Quốc có thể đưa mặt mình vào máy chụp để phân tích định tính về tình trạng của làn da.

Hàn Quốc học kinh nghiệm của Hong Kong, Singapore nhằm tăng tỉ lệ sinh

Thanh Hà |

Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch cho phép các gia đình thuê người giúp việc từ Đông Nam Á để giúp chăm sóc trẻ em và làm việc nhà, như kinh nghiệm của Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore.

Bé trai Hàn Quốc chết sau khi 4 bệnh viện từ chối tiếp nhận

Thanh Hà |

Cậu bé 5 tuổi bị khó thở nặng đã qua đời trong tháng này sau khi 4 bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc từ chối vì thiếu giường bệnh hoặc nhân viên y tế.