Cuộc đua tìm lãnh đạo mới cho NATO

Song Minh |

Cuộc đua trở thành lãnh đạo tiếp theo của NATO đang nóng lên, nhưng phần lớn diễn ra trong bóng tối, chưa có dấu hiệu của người chiến thắng.

Theo Reuters, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, người Na Uy, dự kiến rời bỏ chức vụ vào cuối tháng 9 tới sau 9 năm tại vị.

Nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn việc kế vị ông Stoltenberg diễn ra tại, hoặc thậm chí trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Lithuania vào giữa tháng 7 tới.

31 quốc gia của NATO - trải dài từ Mỹ qua thành viên Phần Lan đến Thổ Nhĩ Kỳ - không có nhiều thời gian tạo ra sự đồng thuận cần thiết để chọn một nhà lãnh đạo mới. Họ cũng có thể yêu cầu ông Stoltenberg gia hạn nhiệm kỳ lần thứ tư.

Bất cứ ai nắm quyền NATO vào thời điểm quan trọng này sẽ đối mặt với thách thức kép là vừa giữ các đồng minh cùng hỗ trợ Ukraina vừa đề phòng bất kỳ sự leo thang nào có thể kéo NATO trực tiếp vào cuộc chiến với Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuần trước tuyên bố ông thích công việc này. Tuy nhiên, khi một số chính phủ thúc đẩy việc có một nữ tổng thư ký NATO đầu tiên, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng đang nổi lên như một ứng cử viên nặng kí.

Mặc dù tổng thư ký NATO có vai trò rất công khai, song cuộc cạnh tranh cho chức vụ này cực kì không rõ ràng, chủ yếu diễn ra trong các cuộc tham vấn giữa các nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao. Những cuộc tham vấn đó tiếp tục cho đến khi tất cả các thành viên NATO đồng ý rằng họ đã đạt được sự đồng thuận.

Jamie Shea, cựu quan chức cấp cao của NATO, người đã phục vụ trong liên minh 38 năm, cho biết các nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm một chính trị gia và nhà ngoại giao có trình độ chuyên môn cao.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace. Ảnh: Xinhua
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace. Ảnh: Xinhua

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen

Nhiều nhà ngoại giao cho rằng ông Wallace ít có khả năng cho vị trí tổng thư ký NATO, mặc dù ông được tôn trọng rộng rãi trong liên minh.

Nhiều người cũng muốn có một cựu thủ tướng hoặc tổng thống để đảm bảo ông chủ của NATO có ảnh hưởng chính trị cấp cao nhất. Ông Stoltenberg, 64 tuổi, từng là thủ tướng của Na Uy.

Và một số, đặc biệt là Pháp, muốn một người nào đó đến từ một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, hy vọng sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa NATO và EU.

Thủ tướng Đan Mạch Frederiksen đáp ứng tất cả các tiêu chí trên. Mặc dù bà nói bà không phải là một ứng cử viên, nhưng bà không nói bà không quan tâm đến công việc này. Theo các nhà ngoại giao NATO, đằng sau hậu trường, bà Frederiksen đang được xem xét nghiêm túc.

Tên của bà Frederiksen lần đầu tiên xuất hiện công khai trong một bài viết trên tờ VG của Na Uy vào tháng trước và lại có một loạt quan tâm của giới truyền thông trong tuần này khi Nhà Trắng thông báo bà sẽ đến thăm Mỹ vào đầu tháng Sáu.

Bà nói với các phóng viên ở Copenhagen hôm 24.5: "Tôi không nộp đơn cho bất kì vị trí công việc nào”, bác bỏ suy đoán rằng chuyến thăm có thể dẫn đến một cuộc phỏng vấn xin việc trong NATO.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh: Xinhua
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh: Xinhua

Theo truyền thống, chiếc ghế tổng thư ký NATO thuộc về một người châu Âu, nhưng bất kì ứng cử viên nghiêm túc nào cũng cần có sự ủng hộ từ Washington, cường quốc thống trị của NATO.

Một nguồn thạo tin của Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn chưa có ứng cử viên ưa thích và một "cuộc tranh luận sôi nổi" giữa các trợ lí hàng đầu đang diễn ra.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho hay "còn quá sớm để suy đoán xem Mỹ sẽ hỗ trợ ai".

Bà Frederiksen, 45 tuổi, thuộc Đảng Dân chủ Xã hội, trở thành thủ tướng trẻ nhất Đan Mạch năm 2019. Bà được ca ngợi về khả năng quản lý khủng hoảng trong đại dịch COVID-19 và đắc cử nhiệm kì hai vào năm ngoái.

Bà sẽ phải từ bỏ chức vụ thủ tướng Đan Mạch nếu nhận công việc ở NATO, điều mà các nhà bình luận chính trị cho rằng sẽ đẩy chính phủ mong manh của bà đến bờ vực sụp đổ.

Và một chiến dịch tranh cử tổng thư ký NATO sẽ không thuận buồm xuôi gió.

Đan Mạch không đạt được mục tiêu của NATO là chi 2% GDP cho quốc phòng, chỉ ở mức 1,38%, mặc dù bà Frederiksen đã cam kết tăng tốc các nỗ lực để đạt được mục tiêu.

Một số đồng minh cũng cho rằng lần đầu tiên công việc này nên được giao cho một nước Đông Âu, đặc biệt là khi cuộc chiến của Nga ở Ukraina đã khiến khu vực này trở nên quan trọng hơn đối với NATO.

Nếu bà Frederiksen nhận được công việc, bà ấy sẽ là tổng thư ký NATO thứ ba liên tiếp đến từ một quốc gia Bắc Âu.

Những khả năng khác

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen của Đức và Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland là những cái tên khác xuất hiện trong các cuộc thảo luận giữa các nhà ngoại giao và báo chí.

Nhưng các nhà ngoại giao nói rằng Thủ tướng Estonia Kallas được coi là quá hiếu chiến với Nga đối với một số thành viên NATO, Đức muốn bà von der Leyen ở lại Ủy ban châu Âu, còn Phó Thủ tướng Canada Freeland phải đối mặt với những trở ngại lớn khi là một người không phải người châu Âu đến từ một quốc gia bị coi là chậm chạp trong chi tiêu quốc phòng.

Những cái tên khác xuất hiện là Thủ tướng kì cựu của Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez.

Nhưng ông Rutte khẳng định không muốn công việc đó, còn ông Sanchez có một cuộc tổng tuyển cử để chiến đấu vào cuối năm nay.

Sự thiếu hụt rõ ràng các ứng cử viên tiềm tàng làm tăng khả năng nhiệm kì của ông Stoltenberg lại được gia hạn, có lẽ cho đến một hội nghị thượng đỉnh NATO khác vào năm 2024.

Tổng thư ký Stoltenberg cho biết ông không muốn ở lại lâu hơn, nhưng ông không nói sẽ trả lời như thế nào nếu được yêu cầu làm như vậy.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Tàu sân bay lớn nhất thế giới tham gia tập trận NATO

Thanh Hà |

Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford lên đường đến Oslo, Na Uy ngày 24.5.

Bất ngờ với tỉ lệ người Đức phản đối Ukraina gia nhập NATO

Khánh Minh |

Hơn một nửa người Đức được hỏi phản đối Ukraina gia nhập NATO.

Xung đột Nga - Ukraina đẩy Nhật Bản đến gần NATO

Khánh Minh |

Nhật Bản đang đàm phán để mở một văn phòng liên lạc NATO, văn phòng đầu tiên thuộc loại này ở châu Á, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraina khiến thế giới trở nên bất ổn hơn.

Xử lý điểm sạt lở đá nguy hiểm trên núi Bài Thơ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Do phong hóa và nước mưa nên một điểm trên núi Bài Thơ, ở khu vực có những bài thơ cổ phía đường ven biển - nơi du khách thường ghé thăm - xuất hiện nguy cơ sạt lở đá và đã có một tảng đá nhỏ rơi xuống. Hiện, một nhóm thợ đang dùng cần cẩu cao cả trăm mét để lên vách núi xử lý điểm sạt lở này.

Diễn viên Hà Hương: "Nguyệt thảo mai" không giúp tôi đổi đời

Nhóm Pv |

Bộ phim "Phía trước là bầu trời" gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x. Trong "3 phút với người nổi tiếng" tuần này, diễn viên Hà Hương đã có những tâm sự về vai diễn "Nguyệt thảo mai" - vai diễn ấn tượng trong bộ phim này.

3 khu nghỉ dưỡng đẹp gần Vườn quốc gia Nam Cát Tiên ở Đồng Nai

Mai Anh |

Nằm ngay gần Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, 3 khu nghỉ dưỡng này được nhiều du khách lựa chọn khi khám phá rừng nhiệt đới ở Đồng Nai.

Bán chênh nhà ở xã hội: Tăng sức ép, giảm niềm tin của người lao động

NHÓM PV |

Lợi dụng sự khan hiếm của nhà ở xã hội (NƠXH), tại một số dự án đang triển khai, nhiều đối tượng trung gian, cò mồi bán kiếm tiền chênh lệch từ người lao động. Điều này dẫn tới sự gia tăng áp lực về chi phí với người lao động, người thu nhập thấp đồng thời làm giảm sút niềm tin của họ vào chính sách nhân văn về NƠXH.

"Cần trưng cầu giám định lại tư pháp vụ án bà Lê Thị Dung"

QUANG ĐẠI |

Theo chuyên gia pháp lý Trần Hậu Định (Hà Tĩnh), tại văn bản của Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, Trung tâm GDTX có thể vận dụng các văn bản khác có liên quan để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, do đó, cần trưng cầu giám định tư pháp lại về quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên để bảo đảm chính xác, khách quan.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới tham gia tập trận NATO

Thanh Hà |

Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford lên đường đến Oslo, Na Uy ngày 24.5.

Bất ngờ với tỉ lệ người Đức phản đối Ukraina gia nhập NATO

Khánh Minh |

Hơn một nửa người Đức được hỏi phản đối Ukraina gia nhập NATO.

Xung đột Nga - Ukraina đẩy Nhật Bản đến gần NATO

Khánh Minh |

Nhật Bản đang đàm phán để mở một văn phòng liên lạc NATO, văn phòng đầu tiên thuộc loại này ở châu Á, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraina khiến thế giới trở nên bất ổn hơn.