Châu Âu: Tắm chung, bỏ cà vạt để tiết kiệm năng lượng

Thảo Phương |

Nhiều chính trị gia Châu Âu đã đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng, bao gồm cả việc ngừng đeo cà vạt và tắm chung.

Chủ đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu vẫn đang duy trì sức “nóng” trong năm 2022. Sau khi các lệnh trừng phạt kinh tế được áp đặt lên Nga trong cuộc xung đột với Ukraina, nhiều quốc gia tại Châu Âu phải sử dụng loạt biện pháp nhằm đối phó với giá cả tăng cao của điện và khí đốt tự nhiên.

Một số biện pháp do các chính trị gia Châu Âu đề xuất đã thu hút sự chú ý, song không ít “kế sách” trong số đó nhận về chỉ trích.

Thủ tướng Tây Ban Nha: Không đeo cà vạt để tiết kiệm năng lượng

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã đưa ra một đề xuất sáng tạo, tiết kiệm năng lượng bằng cách làm mát cơ thể: Bỏ cà vạt. “Tôi muốn các bạn thấy rằng, tôi không đeo cà vạt. Điều này có nghĩa tất cả chúng ta đều có thể tiết kiệm năng lượng” - Thủ tướng Sanchez phát biểu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Tây Ban Nha cũng kêu gọi các bộ trưởng và nhân viên văn phòng ngừng đeo cà vạt như một cách đối phó với khủng hoảng năng lượng.

 
Thủ tướng Tây Ban Nha đưa ra sáng kiến không đeo cà vạt để tiết kiệm năng lượng. Ảnh: AFP

“Tôi muốn đưa ra đề nghị cho những người lao động ở khối tư nhân, hãy ngưng sử dụng cà vạt khi nó không thực sự cần thiết. Bằng cách đó, chúng ta có thể cùng nhau góp một phần nhỏ trong công cuộc tiết kiệm năng lượng cho quốc gia” - ông Sanchez nói thêm.

Nhiều khả năng, Thủ tướng Tây Ban Nha chủ trương thu hút sự chú ý của công chúng đến chi phí làm mát, bất chấp những tranh cãi xung quanh tính thực tế của việc yêu cầu người dân ngừng đeo cà vạt để tiết kiệm năng lượng.

Bộ trưởng Năng lượng Thuỵ Sĩ: Tiết kiệm năng lượng bằng cách tắm chung

Bộ trưởng Năng lượng Thuỵ Sĩ, bà Simonetta Sommaruga đề xuất người dân tắm chung để tiết kiệm năng lượng điện, khí đốt. Trong một cuộc phỏng vấn, nữ chính trị gia cho rằng mọi người nên “tắt máy tính, cũng như đèn điện khi không sử dụng và tắm cùng nhau”.

 
Bà Simonetta Sommaruga cho rằng nên tắm chung để năng lượng không bị hao phí. Ảnh: AFP

Dù cố gắng thúc đẩy kế hoạch tiết kiệm năng lượng của chính phủ nhưng bà Sommaruga vẫn nhận về chỉ trích dữ dội. Đáp trả lại phản ứng tiêu cực của công chúng, Bộ trưởng Năng lượng Thuỵ Sĩ cho rằng bà chỉ muốn “nâng cao nhận thức” của người dân trong vấn đề tiết kiệm năng lượng quốc gia.

Nghị viện bang Thuringian (Đức) tặng chăn cho các nghị sĩ

Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 22.9, Nghị viện bang Thuringian (Đức) đã tặng chăn cho các nghị sĩ, giúp họ sưởi ấm trong thời tiết lạnh giá. “Nhiệt độ tại đây đã quá thấp rồi” - bà Birgit Pommer, Chủ tịch Nghị viện Thuringian phát biểu tại tại phiên họp toàn thể ở Erfurt.

 
Các nghị sĩ được tặng chăn trong phiên họp Nghị viện bang Thuringian (Đức). Ảnh: AFP

“Hiện tại, chúng ta có một vài chiếc chăn ở đây, nhưng trước hết hãy nhường nó cho những người phụ nữ” - bà Birgit Pommer nói thêm. Trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng, những tòa nhà công cộng tại Đức chỉ được sử dụng nhiệt độ sưởi ấm trong khoảng 19°C.

Chính quyền Ba Lan khuyến khích người dân thu thập củi trong rừng

Chính phủ Ba Lan cho rằng người dân nên tìm kiếm củi trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng. “Với sự đồng tình của những người đi rừng, việc thu thập củi để làm nhiên liệu luôn luôn khả thi”, Thứ trưởng Bộ Khí hậu và Năng lượng Edward Siarka tuyên bố.

 
Ba Lan và một số quốc gia Đông Âu nới lỏng quy định khai thác gỗ. Ảnh: AFP

Ông Edward cho biết, trong giai đoạn xung đột diễn ra tại Ukraina và tình trạng khủng hoảng năng lượng kéo dài, nhiều đơn vị lâm nghiệp đã liên tục xin phép khai thác củi. “Các cộng đồng địa phương có thể tự tìm nguồn cung ứng gỗ là tiên hàng đầu của chúng tôi” - Thứ trưởng Ba Lan nhấn mạnh.

Bên cạnh Ba Lan, nhiều quốc gia tại Đông Âu như Hungary, Latvia, Estonia, Slovakia và Romania cũng đang nới lỏng quy định khai thác gỗ, khuyến khích khai thác rừng để tiết kiệm khí đốt.

Các quốc gia tại Châu Âu áp đặt nhiều biện pháp đối phó với khủng hoảng năng lượng

Các nước Châu Âu sử dụng nhiều biện pháp để cắt giảm chi phí trong giai đoạn khó khăn bao gồm giữ mức giá năng lượng hợp lý, giảm thuế và hạn chế sử dụng điện trong các tòa nhà công cộng.

 
Các quốc gia tại Châu Âu đều áp đặt biện pháp riêng để vượt qua khủng hoảng năng lượng. Ảnh: AFP

Theo đó, Pháp đưa ra quy định giới hạn nhiệt độ sưởi ấm và làm mát trong các tòa nhà công cộng, không dưới 26°C đối với máy điều hòa không khí và không vượt quá 19°C đối với máy sưởi. Các cửa hàng tại Pháp và Tây Ban Nha cũng cần tắt đèn từ 1-6 giờ sáng.Trong khi đó, hệ thống sưởi trong các tòa nhà công cộng ở Hungary bị giới hạn trong khoảng 18°C. Việc sử dụng hệ thống sưởi ấm cho bể bơi cũng bị cấm tại Đức.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Muôn cách đối phó với khủng hoảng năng lượng của người Đức

Thanh Hà |

Giá điện và khí đốt cao khiến nhiều người Đức phải chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với tình trạng mất điện và thiếu khí đốt.

Thế giới 24h: Nỗ lực của Đức trong ngăn chặn khủng hoảng năng lượng

Huy Hùng |

Đức khánh thành trạm khí tự nhiên hóa lỏng nổi đầu tiên; Bất ngờ với thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu dầu của Nga; Nga xây mái vòm khổng lồ trên nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

2022 - năm của khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Thanh Hà |

Năm 2022 được ngành năng lượng nhớ tới là năm xung đột Nga - Ukraina đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Muôn cách đối phó với khủng hoảng năng lượng của người Đức

Thanh Hà |

Giá điện và khí đốt cao khiến nhiều người Đức phải chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với tình trạng mất điện và thiếu khí đốt.

Thế giới 24h: Nỗ lực của Đức trong ngăn chặn khủng hoảng năng lượng

Huy Hùng |

Đức khánh thành trạm khí tự nhiên hóa lỏng nổi đầu tiên; Bất ngờ với thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu dầu của Nga; Nga xây mái vòm khổng lồ trên nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

2022 - năm của khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Thanh Hà |

Năm 2022 được ngành năng lượng nhớ tới là năm xung đột Nga - Ukraina đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.