Muôn cách đối phó với khủng hoảng năng lượng của người Đức

Thanh Hà |

Giá điện và khí đốt cao khiến nhiều người Đức phải chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với tình trạng mất điện và thiếu khí đốt.

Củi gỗ xếp chồng bên hông nhà của một cặp vợ chồng ở miền nam nước Đức, trong khi một gia đình khác ở phía bắc đất nước đưa mì ống, gạo, dầu ăn và những hộp đậu xanh, đậu lăng và cà chua vào trong tầng hầm.

Ở miền trung nước Đức, một người đàn ông tự tin có thể sống qua nhiều tuần khi đã đầy trên gác mái bằng những chiếc tủ mát để đựng thức ăn, cùng với bếp cắm trại, bình gas và thiết bị năng lượng mặt trời để giữ đèn sáng và duy trì kết nối mạng Internet. Những người khác dũng cảm ngâm mình hàng ngày trong làn nước lạnh của một hồ nước địa phương thay vì tắm nước nóng ở nhà.

Trên khắp nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, người dân đang dự trữ và giảm bớt nhu cầu, theo New York Times. Ngay cả khi giới chức công bố danh sách các mặt hàng thiết yếu cần chuẩn bị cho trường hợp mất điện hoặc phải phân phối khí đốt, nhiều người Đức đã tự mình giải quyết các vấn đề để đảm bảo có một ngôi nhà ấm áp và đủ thức ăn suốt mùa đông.

Dự trữ củi đốt

Leo Bäumler dành cả buổi chiều để chẻ củi mà ông đốn trong khu rừng thuộc sở hữu của chị gái gần nhà ông ở Weiden, bang Bavaria miền nam nước Đức.

Trong khi hàng nghìn người trên khắp nước Đức vừa mở lại lò sưởi vốn bị bịt kín, lắp thêm bếp củi để tránh dùng khí đốt vốn đã tăng giá gấp đôi trong năm qua thì ông Bäumler vẫn sưởi ấm phòng ở, đun nước để pha cà phê buổi sáng và nướng pizza bằng lò đốt củi như mọi khi.

Ông nhớ lại, nhiều năm trước, cha ông đã từ chối lắp đặt hệ thống sưởi ấm chạy bằng khí đốt khi những đường ống đầu tiên đến quê hương ông nối các mỏ khí đốt ở Siberia với Tây Đức khi đó.

Trong nhiều thập kỷ, khí đốt Nga rất dồi dào và rẻ. Một nửa số hộ gia đình ở Đức sử dụng khí đốt để sưởi ấm. Nhưng từ trước xung đột Nga - Ukraina vào tháng 2, dòng khí đốt của Nga bắt đầu giảm, khiến giá khí đốt bán buôn tăng hơn gấp đôi. Nhiều người Đức có hóa đơn bắt đầu tăng vọt vào cuối năm 2021.

Từ sau chiến sự Ukraina, giá củi và viên nén gỗ ở Đức tăng hơn 87% so với năm 2021. Ảnh: AFP
Từ sau xung đột Nga- Ukraina, giá củi và viên nén gỗ ở Đức tăng hơn 87% so với năm 2021. Ảnh: AFP

Vào thời điểm Nga thực hiện đợt giảm cung cấp khí đốt đầu tiên vào cuối mùa xuân, chính phủ Đức bắt đầu đề cập tới khả năng phải phân phối khí đốt vào mùa đông. Nhiều người Đức đến các cửa hàng cung cấp thiết bị sưởi ấm để mua bếp củi, và kể từ đó, giá củi và viên nén gỗ tăng hơn 87% so với năm 2021.

Nhưng ông Bäumler không bận tâm. “Vì tôi sống giữa khu rừng ở phía đông Bavaria, xung quanh là cây cối. Tôi không phải lo lắng rằng mình sẽ hết củi" - ông nói.

Tắm nước hồ

Trong khi nhiều người Đức đang chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp mất điện hoặc ngừng cung cấp nhiên liệu, thì vẫn còn những người khác đang tập trung vào các cách tiết kiệm năng lượng.

Mỗi sáng từ 8 đến 9 giờ, ông Gregor Ranz và bạn bè gặp nhau để ngâm mình trong một hồ nước ở quận Wedemark, phía bắc Hanover. Họ tổ chức tắm buổi sáng từ rất lâu trước cuộc khủng hoảng năng lượng, ngay cả khi nhiệt độ tới mức đóng băng.

Dù cuộc tụ họp cũng mang tính xã hội, nhưng ông Ranz cho rằng một khi cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra, hoạt động này sẽ có ý nghĩa hơn.

Điều chỉnh các thiết bị

Bernd Sebastian dựa vào một lò hơi 25 năm tuổi để cung cấp năng lượng làm nóng nước và sưởi ấm nhà ở. Khi giá khí đốt tăng, ông nâng cấp lò hơi đồng thời nối với bếp đốt củi để đun nước trong nồi hơi chính. “Chúng tôi ngồi trước lò sưởi mỗi ngày và chúng làm nóng nước trong nồi hơi và nhiệt lấy từ đó" - ông nói. Khi lò sưởi tắt, lò hơi bắt đầu hoạt động.

Ông cũng dự tính mua một máy bơm nhiệt. “Đó sẽ là thứ lý tưởng nhưng lại chạy bằng điện và với giá điện ngày càng tăng, tôi sẽ không tiết kiệm được tiền trừ khi lắp các tấm pin mặt trời - thêm một khoản chi phí khác" - ông nói.

Ông Sebastian thu thập gỗ từ một khu rừng gần đó do một người bạn làm quản lý. Người bạn sẽ thông báo cho ông khi cây đổ hoặc bị chặt. Sau đó, ông thu thập gỗ, mang về nhà để chẻ nhỏ và xếp lại. Kể từ năm ngoái, ông đã tích trữ, xếp củi bên trong và xung quanh nhà ở, bao gồm cả một số không gian ngoài trời.

Dùng năng lượng mặt trời

Bernward Schepers không đợi chính phủ bắt đầu kêu gọi người dân dự trữ đồ ăn khô và 20 lít nước cho mỗi người. Trong nhiều tháng, ông đã thu thập đủ những đồ thiết yếu và chuyển hệ thống sưởi và năng lượng của gia đình khỏi nhiên liệu hóa thạch.

"Ơn Chúa, tôi đã mua một cái lò đốt củi cách đây nhiều năm" - ông nói. Trong năm qua, ông đã mua một lò sưởi điện và một bộ pin lớn với các tấm pin năng lượng mặt trời di động.

Ngày càng có nhiều người Đức sử dụng năng lượng mặt trời trong năm 2022. Lượng điện được tạo ra từ các tấm pin mặt trời đã tăng 1/3 trong nửa đầu năm, trong bối cảnh lo ngại về khả năng mất điện.

Khi ông lần đầu nói về việc sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất, con trai của ông Schepers, Bastian Schepers, đã nhướn mày. Một thời gian trôi đi, gia đình ông không còn cười cợt sự chuẩn bị của ông nữa. Ông Schepers cũng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp và bạn bè.

Lập kho dự trữ

Lần phong tỏa COVID-19 đầu tiên đã đưa gia đình Arndt vào chế độ chuẩn bị. “Mọi chuyện bắt đầu với giấy vệ sinh" - Lars Arndt, sống cùng bố mẹ, anh trai và ông nội ở Johannesberg, phía đông nam Frankfurt, cho biết.

Khi đó, mẹ anh, bà Claudia Arndt, quyết định rằng gia đình cần biến tầng hầm thành kho chứa nhiều thứ khác nhau, bao gồm cả một số mặt hàng khó hỏng như mứt và rau đóng hộp. Khi tình trạng phong tỏa ở Đức diễn ra vào năm 2020 và 2021, gia đình bắt đầu dự trữ nhiều mặt hàng hơn, thêm bột mì, mì ống và thùng chứa 100 lít nước uống.

Họ cũng thay đổi cách sưởi ấm ngôi nhà. Sau nhiều năm dựa vào lò khí đốt để sưởi ấm chung, mùa đông này họ chuyển sang sử dụng bếp đốt củi chỉ để sưởi ấm phòng ăn và phòng khách ở tầng chính của ngôi nhà. Các phòng khác không được sưởi ấm.

“Chúng tôi ngày càng suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng tôi có thể làm để đảm bảo rằng chúng tôi có thể tự cung cấp" - Lars Arndt nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tỉ lệ người Đức phản đối cung cấp xe tăng cho Ukraina

Song Minh |

Gần một nửa người Đức được hỏi phản đối việc bàn giao xe tăng chiến đấu Leopard 2 của Berlin cho Ukraina.

Đức hoàn tất quốc hữu hóa Uniper

Thanh Hà |

Đức đã hoàn tất việc quốc hữu hóa Uniper - công ty từng là nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức.

Rào cản chặn đường Đức nhập dầu từ Kazakhstan

Thanh Hà |

Đức chỉ còn vài ngày nữa là ngừng nhập khẩu dầu qua đường ống từ Nga, tạo sức ép về việc tìm giải pháp thay thế.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Tỉ lệ người Đức phản đối cung cấp xe tăng cho Ukraina

Song Minh |

Gần một nửa người Đức được hỏi phản đối việc bàn giao xe tăng chiến đấu Leopard 2 của Berlin cho Ukraina.

Đức hoàn tất quốc hữu hóa Uniper

Thanh Hà |

Đức đã hoàn tất việc quốc hữu hóa Uniper - công ty từng là nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức.

Rào cản chặn đường Đức nhập dầu từ Kazakhstan

Thanh Hà |

Đức chỉ còn vài ngày nữa là ngừng nhập khẩu dầu qua đường ống từ Nga, tạo sức ép về việc tìm giải pháp thay thế.