Bóng ma khủng hoảng sau cuộc sáp nhập siêu ngân hàng Thụy Sĩ

Thảo Phương |

Động thái giải cứu ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng bùng nổ, song những thách thức phía sau lại không hề nhỏ.

Thương vụ Credit Suisse sáp nhập UBS đã giúp toàn cầu tránh được một cuộc khủng hoảng ngân hàng, đồng thời mang đến cơ hội tốt để khôi phục sự ổn định, bảo vệ nền kinh tế - tài chính Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, quy mô của “siêu ngân hàng” mới có thể là nguy cơ khiến Thụy Sĩ vật lộn với khó khăn trong thời gian tới.

UBS vốn là ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ và vị thế của nó ngày càng tăng cao khi sáp nhập với “đối thủ” lớn thứ hai là Credit Suisse, nhưng vẫn còn sự không chắc chắn về mức độ thành công của vụ sáp nhập thế kỷ.

“Một trong những sự thật được khẳng định rõ ràng nhất trong nghiên cứu học thuật là việc sáp nhập ngân hàng hầu như không bao giờ thành công” - CNN dẫn lời Giáo sư tài chính Arturo Bris của Trường Kinh doanh Thụy Sĩ IMD nhận định.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia lo ngại rằng, thỏa thuận sáp nhập sẽ dẫn đến bối cảnh khủng hoảng việc làm tại Thụy Sĩ. Đồng thời, một siêu ngân hàng quy mô gấp đôi nền kinh tế có thể làm suy yếu sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính của đất nước.

Giáo sư Bris của IMD cho biết: “Chi nhánh Credit Suisse ở thành phố nơi tôi sống được đặt ở vị trí đối diện UBS, và chắc chắn điều đó sẽ khiến một trong hai chi nhánh đóng cửa”.

Những mối đe dọa về khủng hoảng kinh tế - tài chính tại Thụy Sĩ vẫn luôn thường trực kể từ khi thực hiện thương vụ. Hiện tại, “siêu ngân hàng” mới đang sử dụng hơn 37.000 người lao động trong nước, chiếm khoảng 18% lực lượng lao động và chắc chắn sẽ có sự chồng chéo xảy ra.

Đối mặt với vấn đề việc làm của nhân viên, giám đốc điều hành UBS, Ralph Hamers cho biết, ngân hàng sẽ cố gắng giảm 8 tỉ franc (8,9 tỉ USD) chi phí mỗi năm vào năm 2027 và 6 tỉ franc (6,5 tỉ USD) trong số đó sẽ đến từ việc giảm số lượng nhân viên.

“Chúng tôi nhận thức rõ ràng về các yếu tố xã hội và kinh tế của Thụy Sĩ. Tất nhiên, UBS sẽ đưa ra những quyết định tuyển dụng mang nhiều lợi ích cho người lao động, nhưng chúng tôi cần làm điều này một cách hợp lý” - Kelleher nói thêm.

 
Sự sụp đổ của Credit Suisse khiến danh tiếng của Thụy Sĩ bị ảnh hưởng. Ảnh: Credit Suisse

Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Sĩ đã kêu gọi một cuộc điều tra về những sự kiện đã xảy ra tại Credit Suisse, lập luận rằng “siêu ngân hàng” mới được thành lập sẽ làm tăng rủi ro cho nền kinh tế Thụy Sĩ.

Sự sụp đổ của một trong những tổ chức lâu đời nhất Thụy Sĩ cũng gây ra cú sốc cho nhiều công dân nước này. Hans Gersbach, Giáo sư kinh tế vĩ mô tại Đại học ETH chia sẻ: “Credit Suisse là một phần bản sắc của Thụy Sĩ. Ngân hàng này đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước hiện nay”.

Sự sụp đổ của Credit Suisse được cho là đã phá vỡ danh tiếng trung tâm tài chính an toàn và ổn định của Thụy Sĩ, đặc biệt là sau khi chính phủ tước bỏ quyền biểu quyết của các đại biểu để thực hiện thỏa thuận.

“Những hậu quả đối với Thụy Sĩ chắc chắn rất khủng khiếp. Ngay từ khi quyết định sáp nhập, danh tiếng của Thụy Sĩ đã bị hủy hoại vĩnh viễn” - Giáo sư Bris nhận định.

Giả thiết tiếp theo được đặt ra là nếu “siêu ngân hàng” mới cần cứu trợ - điều mà UBS đã làm trong cuộc khủng hoảng năm 2008 - thì sức mạnh tài chính của chính phủ Thụy Sĩ có thể không đủ. Việc tồn tại tổ hợp UBS và Credit Suisse với giá trị gấp đôi quy mô sản lượng kinh tế hàng năm của Thụy Sĩ là một sự đe dọa không hề nhỏ.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Số phận ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse được định đoạt

Song Minh |

Ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse đã được ngân hàng lớn nhất nước này UBS mua lại trong một thoả thuận lịch sử hôm 19.3.

Nguồn cơn khủng hoảng của Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ

Thanh Hà |

Cổ phiếu của Credit Suisse rơi tự do ngày 15.3, trong bối cảnh gã khổng lồ ngân hàng Thuỵ Sĩ dính vào loạt vụ bê bối cùng với đó là thị trường hoảng loạn sau vụ phá sản của 2 ngân hàng Mỹ.

Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ báo lỗ lớn nhất trong 116 năm

Ngọc Vân |

Khoản lỗ 143 tỉ USD năm 2022 là khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 116 năm của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ.

Một số đơn vị tham gia đấu thầu thuốc tập trung cung ứng thuốc chậm

Thùy Linh |

Hiện nay, một số địa phương có phản ánh khả năng cung ứng của một số đơn vị tham gia gói thầu tập trung quốc gia còn kém, dẫn đến không cung ứng đủ thuốc. Bộ Y tế có giải pháp gì cho vấn đề này?

Cuộc trốn chạy công khai của Do Kwon - cha đẻ tiền số Luna

Thanh Hà |

Không lâu sau khi chính phủ Hàn Quốc phát lệnh bắt giữ, Do Kwon - doanh nhân tiền điện tử trở thành kẻ trốn chạy - đã tham gia một buổi phát trực tiếp với hai podcaster tiền điện tử nổi tiếng.

Cố vấn Mỹ: Cuộc phản công của Ukraina sẽ gây chấn động thế giới

Ngọc Vân |

Quân đội Ukraina sẵn sàng tung ra cuộc phản công quy mô lớn chống lại quân đội Nga trong những tuần tới và sẽ khiến cộng đồng toàn cầu choáng váng, theo cố vấn người Mỹ cho vị tướng hàng đầu của Ukraina.

Thanh Hóa: Đùn đẩy quản lý nhà vệ sinh công cộng, dân phóng uế bừa bãi

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Hiện nay trên địa bàn TP. Thanh Hóa đang tồn tại thực trạng hàng loạt nhà vệ sinh công cộng được đầu tư hàng trăm triệu đồng, tuy nhiên các nhà vệ sinh thông minh thì đóng cửa, nhiều nhà vệ sinh khác thì dán băng keo, nhếch nhác và hôi thối.

Điện Biên: Hàng loạt biển "đèn đỏ được phép rẽ phải" đột nhiên biến mất

NHÓM PV |

Những ngày vừa qua, người dân tại TP Điện Biên Phủ tỏ ra bất ngờ khi hàng loạt biển "Đèn đỏ được phép rẽ phải" tại các ngã ba, ngã tư bị tháo dỡ không rõ lý do.

Số phận ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse được định đoạt

Song Minh |

Ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse đã được ngân hàng lớn nhất nước này UBS mua lại trong một thoả thuận lịch sử hôm 19.3.

Nguồn cơn khủng hoảng của Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ

Thanh Hà |

Cổ phiếu của Credit Suisse rơi tự do ngày 15.3, trong bối cảnh gã khổng lồ ngân hàng Thuỵ Sĩ dính vào loạt vụ bê bối cùng với đó là thị trường hoảng loạn sau vụ phá sản của 2 ngân hàng Mỹ.

Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ báo lỗ lớn nhất trong 116 năm

Ngọc Vân |

Khoản lỗ 143 tỉ USD năm 2022 là khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 116 năm của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ.