Bí mật để nhân tài khoa học, nghệ thuật thành danh

Thanh Hà |

Tại sao một nhà khoa học trở nên nổi tiếng trong khi một người khác có tài năng không kém vẫn vô danh? Tại sao tác phẩm nghệ thuật nhất định được coi là kiệt tác trong khi những tác phẩm khác bị lãng quên?

Nhà nghiên cứu Albert-László Barabási tại Đại học Northeastern của Boston(Mỹ) chỉ ra rằng, thành công không hề ngẫu nhiên mà có những nguyên tắc phổ quát.

Ví dụ điển hình

Cuối những năm 1970 ở New York (Mỹ), Al Diaz là nghệ sĩ trong bộ đôi trẻ tuổi, tài năng, xuất thân giống nhau, thu hút sự quan tâm đáng kể nhờ graffiti họ vẽ khắp Manhattan. Khi tách ra, Diaz tiếp tục hoạt động độc lập và nhanh chóng biến mất khỏi tầm quan sát của giới nghệ thuật. Ông vẫn còn hoạt động tới nay, nhưng đỉnh cao nghệ thuật dừng lại rất lâu, từ 40 năm trước.

Một số phận khác đón chờ cộng sự của Diaz - Jean-Michel Basquiat. Trong sự nghiệp ngắn ngủi - kết thúc đột ngột năm 1988 khi Basquiat qua đời ở tuổi 27 vì dùng ma túy quá liều, ông trở thành nghệ sĩ nổi tiếng với những tác phẩm ngày nay còn được bán với giá hàng chục triệu USD.

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt lớn trong số phận hai nghệ sĩ? Tiến sĩ Albert-László Barabási tin rằng, trọng tâm của vấn đề không phải là tài năng. Ông giải thích, trái ngược với Diaz làm việc độc lập sau khi tan rã, Basquiat hợp tác với các nghệ sĩ, nhà báo, nhà phê bình, giám tuyển và những người có ảnh hưởng khác.

Ông thậm chí còn đủ táo bạo để tiếp cận Andy Warhol - một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất lúc bấy giờ - trên đường phố và thuyết phục ông mua một trong những tấm bưu thiếp vẽ tay của mình. Ông đã tự đưa mình vào nhóm bạn bè, đồng nghiệp nổi tiếng của Warhol và có được danh tiếng vĩnh cửu.

Bất kể lĩnh vực nào, nguyên tắc hay ngành nghề nào, nếu muốn thành công, chúng ta phải là bậc thầy của mạng lưới. Ảnh: Northeastern University
Bất kể lĩnh vực nào, nguyên tắc hay ngành nghề nào, nếu muốn thành công, chúng ta phải là bậc thầy của mạng lưới. Ảnh: Northeastern University

"Basquiat là người thiết lập mạng lưới không biện giải. Trên thực tế, mạng lưới các mối quan hệ liên kết với nhau quyết định thành công trong nghệ thuật ở mức độ mà ngay cả tôi, một nhà khoa học mạng lưới, cũng tìm kiếm" - Barabási viết trong cuốn sách năm 2018 “The Formula: The Universal Laws of Success".

Nghiên cứu của Barabási nhận thấy những nghệ sĩ công chúng nhớ tên và tác phẩm của họ có giá cao là những người hoạt động trong mạng lưới quan hệ xã hội phân nhánh. "Chúng ta không bao giờ làm việc đơn độc, ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mình làm vậy. Bất kể lĩnh vực nào, nguyên tắc hay ngành nghề nào, nếu muốn thành công, chúng ta phải là bậc thầy của mạng lưới" - ông lưu ý.

Những tấm vé đột phá

Albert Einstein phát hiện ra thuyết tương đối hẹp ở tuổi 26. Một thập kỉ sau, ông công bố thuyết tương đối rộng. "Một người chưa có đóng góp to lớn cho khoa học trước 30 tuổi sẽ không bao giờ làm được như vậy" - Einstein từng nói.

Thật vậy, nhiều nghiên cứu nhận thấy những thiên tài có xu hướng công bố các công trình đột phá ngay từ đầu sự nghiệp. Nhà tâm lý học Dean Keith Simonton, tác giả cuốn sách "Nguồn gốc của thiên tài", từng phân tích quỹ đạo sự nghiệp của hơn 2.000 nhà khoa học và nhà phát minh trong lịch sử - từ da Vinci, Newton đến Edison - và phát hiện ra độ tuổi trung bình họ thành danh trên thế giới là 39.

Tuy nhiên, ông Barabási tin rằng, những cá nhân thành công nhất là những người làm việc lâu dài và tiếp tục làm việc hiệu quả. Sáng tạo là đặc điểm vượt thời gian và cải thiện theo năm tháng, ông nói.

Năm 2012, Barabási cùng nghiên cứu sinh tiến sĩ Roberta Sinatra tìm hiểu về chủ đề này với câu hỏi: Các nhà khoa học viết những công trình có tác động cao nhất ở giai đoạn nào trong sự nghiệp? Kết quả cho thấy, có khuôn mẫu nhất quán: Một công trình nghiên cứu thành công - tức công bố trên tạp chí có uy tín và sau đó được trích dẫn trong các nguồn tương tự khác - thường được viết trong 20 năm đầu tiên trong sự nghiệp của một nhà khoa học.

Chỉ 5% nhà khoa học xuất bản công trình được trích dẫn nhiều nhất trong năm thứ 25 trong sự nghiệp. Sau 30 năm làm việc, triển vọng xuất bản một công trình nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất giảm mạnh xuống còn 1%. 13% các nhà khoa học tham gia nghiên cứu xuất bản công trình có ảnh hưởng nhất của họ trong 3 năm đầu sự nghiệp và 13% đạt được trong năm thứ 4, 5 hoặc 6. Kết quả này dường như xác nhận luận điểm của Simonton.

Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu nhận thấy, theo thời gian, tất cả những nhà khoa học trong nghiên cứu - dù là người đoạt giải Nobel hay nhà nghiên cứu tương đối vô danh - ngày càng có ảnh hưởng trong giới, tức số lần công trình của họ được người khác trích dẫn trong các công trình khác - tăng lên.

Barabási và Sinatra bắt đầu nghiên cứu thứ tự xuất hiện của các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả cho thấy, dù là công trình đầu tiên hay thứ 20, cơ hội trở thành công trình quan trọng nhất của nhà khoa học đó như nhau. Nói cách khác, tuổi tác không đóng một vai trò nào.

Các phép đo của Barabási và Sinatra nhận thấy các công trình nghiên cứu giống như những "tấm vé" trong cuộc đời của nhà khoa học. Mỗi công trình đều có khả năng trở thành đột phá như nhau. Vì vậy, trong khoảng thời gian nhà nghiên cứu công bố thành quả với tốc độ tốt nhất của mình - hoàn thành hết dự án này đến dự án khác - họ có xu hướng đạt được thành công lớn nhất của mình. Không phải vì họ sáng tạo hơn trong đợt bùng nổ này mà họ thành công vì cố gắng liên tục hơn.

"Bản thân sự đổi mới không giới hạn độ tuổi miễn là chúng ta liên tục mua những tấm vé ẩn dụ của mình và đưa công trình của mình ra thế giới. Thông điệp ở đây, mà chúng tôi gọi là Quy luật Thứ 5 của Thành công, rất đơn giản: Với sự kiên trì, thành công có thể đến bất cứ lúc nào" - Barabási lưu ý.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thuê nhà đắt đỏ, Singapore đối mặt nguy cơ nhân tài nước ngoài rời đi

Thanh Hà |

Singapore đang mất đi nhân tài quốc tế khi một số người nước ngoài cho biết tiền thuê nhà ở đây tăng cao tới 80%.

Singapore tung chính sách thị thực đặc biệt ưu tiên nhân tài 27 nghề

Thanh Hà |

Chính phủ Singapore công bố chi tiết cách thức thu hút các chuyên gia nước ngoài trong bản cập nhật lớn nhất chương trình thị thực của nước này, dự kiến có hiệu lực từ tháng 9 năm nay.

Giới công nghệ Hong Kong hút nhân tài từ Đông Nam Á

Thanh Hà |

Sau khi thất bại trong tìm kiếm nhân sự ở Hong Kong (Trung Quốc), Andy Ng - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tutor Circle - quyết định mở rộng hoạt động tìm kiếm sang Đông Nam Á.

Xe chuyển bệnh từ thiện tông xe máy, 1 người tử vong

Vũ Tiến |

Trên đường chuyển bệnh nhân, tài xế xe chuyển bệnh từ thiện ở An Giang đã tông xe máy đi cùng chiều khiến 1 người tử vong.

Tàu Metro số 1 bị vẽ bậy đã được lau sạch

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh – Đoàn tàu Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) bị vẽ bậy ở Depot Long Bình đã được nhà thầu dùng dung môi tẩy rửa, lau sạch trở lại nguyên trạng ban đầu.

Dự kiến thưởng nóng 10 triệu đồng cho vận động viên đoạt HCV SEA Games 32

MINH PHONG |

Các vận động viên Việt Nam giành huy chương (vàng, bạc, đồng) tại SEA Games 32 sẽ nhận mức thưởng theo quy định của nhà nước cùng các khoản thưởng "nóng" từ nguồn xã hội hoá.

Hưng Thịnh Incons và Xây dựng Hoà Bình báo lỗ nặng

Quang Dân |

Doanh thu giảm sâu khiến hai ông lớn trong ngành xây dựng là Hưng Thịnh Incons và Xây dựng Hoà Bình báo lỗ đậm trong quý đầu tiên của năm 2023.

Nhiều yếu tố hỗ trợ để hoàn tất giải ngân 700.000 tỉ đồng đầu tư công

TRÍ MINH |

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện đang có nhiều yếu tố hỗ trợ để đẩy nhanh hơn các dự án đầu tư công trong năm nay, đồng thời, thêm dư địa mở rộng các chính sách tài khoá.

Thuê nhà đắt đỏ, Singapore đối mặt nguy cơ nhân tài nước ngoài rời đi

Thanh Hà |

Singapore đang mất đi nhân tài quốc tế khi một số người nước ngoài cho biết tiền thuê nhà ở đây tăng cao tới 80%.

Singapore tung chính sách thị thực đặc biệt ưu tiên nhân tài 27 nghề

Thanh Hà |

Chính phủ Singapore công bố chi tiết cách thức thu hút các chuyên gia nước ngoài trong bản cập nhật lớn nhất chương trình thị thực của nước này, dự kiến có hiệu lực từ tháng 9 năm nay.

Giới công nghệ Hong Kong hút nhân tài từ Đông Nam Á

Thanh Hà |

Sau khi thất bại trong tìm kiếm nhân sự ở Hong Kong (Trung Quốc), Andy Ng - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tutor Circle - quyết định mở rộng hoạt động tìm kiếm sang Đông Nam Á.