Đồng bằng sông Cửu Long:

Hướng đến sử dụng đất nông nghiệp bền vững

P.H |

Biến đổi khí hậu ngày càng cho thấy những ảnh hưởng khốc liệt và đang tác động mạnh tới việc sử dụng đất tại vùng ĐBSCL – một trong những nguồn tài nguyên cốt lõi trong phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch và sử dụng bền vững tài nguyên đất đang đặt ra những vấn đề cấp bách…

Thách thức ngày càng lớn

Vùng ĐBSCL thuộc phần hạ lưu của lưu vực sông Mekong, tổng diện tích tự nhiên 4,08 triệu hecta (đất nông nghiệp chiếm 84%), dân số trên 17 triệu người. Địa hình trong vùng tương đối bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch phân bố dày đặc (4km/km2)… Đây được xem là vùng nằm trong khu vực kinh tế năng động và phát triển (tiếp giáp TPHCM, các nước Đông Nam Á), dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi) chiếm tỉ trọng lớn (60% với 10,5 triệu lao động). 

Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng ĐBSCL đang đối mặt với những thách thức lớn: Tình trạng lũ lụt, sạt lở, xâm thực, xói lở bờ biển diễn ra hàng năm; diện tích đất bị thoái hóa chiếm khoảng 35,19% diện tích đất nông nghiệp. Cùng với tốc độ phát triển, diện tích đô thị, công nghiệp, dân số của vùng liên tục tăng. Đặc biệt, do nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong nên ĐBSCL chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc khai thác, sử dụng nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn; việc bố trí các khu công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm đất và nguồn nước… 

Vấn đề sử dụng đất hiện còn tồn tại nhiều bất cập: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh, thành còn chậm; thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết của các ngành, quy hoạch không gian đô thị của thành phố... Ngoài ra, việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, tính khả thi chưa cao; việc công bố công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu kém dẫn đến việc phải điều chỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt…  

Cần một quy hoạch bền vững

Trước thực trạng trên, vấn đề làm sao quản lý, khai thác, sử dụng đất đai phù hợp, đáp ứng các yêu cầu đặt ra đang là một đòi hỏi bức thiết. Nhiều năm qua, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, các địa phương vùng ĐBSCL đã từng bước quy hoạch và hình thành những vùng chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp với số lượng lớn, chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp cũng được nhà nước ban hành... 

Vừa qua, Bộ TNMT đã đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSCL gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Theo đó, xác định chia ĐBSCL thành 3 tiểu vùng. Tiểu vùng kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (trung tâm giữa sông Tiền - sông Hậu): Quy mô diện tích 948.000ha, chiếm 23,38% diện tích tự  nhiên toàn vùng (gồm các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long; một phần các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, TP.Cần Thơ). Vùng này sẽ có vai trò chiến lược trong mối quan hệ với quốc gia, quốc tế; là nơi tập trung đô thị dịch vụ, công nghiệp, nghiên cứu khoa học; là đầu mối giao thương với các vùng trong cả nước thông qua cảng vùng và sân bay quốc tế. Tiểu vùng kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp: Quy mô diện tích 889.000ha, chiếm 21,92% diện tích tự nhiên toàn vùng (gồm 2 tỉnh Tiền Giang, Long An và một phần tỉnh Đồng Tháp). Đây là tiểu vùng phát triển kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thuộc phía đông bắc của vùng, tiếp giáp với TPHCM. Tiểu vùng kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ: Quy mô diện tích 2.218.000ha, chiếm 54,70% diện tích toàn vùng (gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang và một phần tỉnh An Giang, Sóc Trăng, TP.Cần Thơ). Đây là một cực đối trọng với các đô thị và cảng trong vịnh Thái Lan, kết nối với các nước Đông Nam Á. 

Theo các chuyên gia, hiện nền nông nghiệp ĐBSCL đang hướng đến mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa để nông sản Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong một thị trường hội nhập sâu, rộng. Chính vì vậy, một cơ chế mở về tích tụ ruộng đất đang được mong mỏi từng ngày. Muốn sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn phải có diện tích lớn, hạn điền như hiện nay không thể nào làm lớn được… Quan trọng nhất, cần có một quy hoạch tổng thể tích hợp với các định  hướng mang tính chiến lược với tầm nhìn dài hạn, các kế hoạch cụ thể  để có thể thực sự mở lối ra cho vùng ĐBSCL vốn lâu nay vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển… 

P.H
TIN LIÊN QUAN

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.