Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Làn sóng chip bán dẫn và cơ hội cho Việt Nam

Đức Mạnh (thực hiện) |

Cuộc đua sản xuất chất bán dẫn và chip đang ngày càng nóng trên toàn cầu trong bối cảnh các nước lớn đều muốn tự chủ và không chậm chân trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi chúng ta có tiềm năng và cơ hội để mang lại nhiều lợi ích tích cực. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor (công ty phát triển chip bán dẫn của Tập đoàn FPT) - về vấn đề này.

Thưa ông, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nào khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn?

- Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đi sâu vào nhu cầu thiết kế của khách hàng. Một số đơn vị sẽ cần dòng chip cụ thể như thay đổi thứ tự khởi động, bật tắt của từng thành phần trong con chip nguồn.

Ngoài ra, các công ty ở Việt Nam còn có những lợi thế về thị trường khi các thành phần sản xuất đang chuyển dịch sang nước ta, kéo theo nhu cầu về dòng chip ở Việt Nam rất nhiều. Theo thống kê chưa chính thức, Việt Nam nhập hơn 6 tỉ USD tiền chip hằng năm. Tuy nhiên, không công ty nào của chúng ta cung cấp được các dòng chip như thế này.

Làm thế nào để cả khối ngành công nghệ tham gia vào chip bán dẫn, đặc biệt các doanh nghiệp lớn đầu ngành thưa ông?

- Thứ nhất, Việt Nam cần tạo ra một hệ sinh thái đầy đủ. Hiện tại, Việt Nam có rất nhiều mảng nhưng mỗi một mảng chỉ số ít doanh nghiệp nội địa. Ví dụ, mảng thiết kế hiện nay có hơn 40 công ty nhưng không nhiều đến từ Việt Nam.

Về đóng gói và kiểm thử có nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Intel, ON Semiconductor, Hana Micron, Amkor... Đây là mảng hoàn toàn có thể làm được tại Việt Nam.

ông Nguyễn Vinh Quang (ảnh) - Giám đốc FPT Semiconductor (công ty phát triển chip bán dẫn của Tập đoàn FPT). Ảnh: NVCC
ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor (công ty phát triển chip bán dẫn của Tập đoàn FPT). Ảnh: NVCC

Ngoài ra, Việt Nam đang thiếu mảng liên quan đến nhà máy sản xuất. Hy vọng trong thời gian tới chúng ta có thể phát triển. Để làm được điều đó, các công ty đầu ngành cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ban, ngành để đảm bảo về đầu ra và hệ sinh thái. Ví dụ đơn giản như tăng tỉ lệ nội địa hoá ở Việt Nam sẽ giúp các công ty sẽ có thị trường nhất định. Hơn nữa, Việt Nam có rất nhiều dự án, hoàn toàn có thể chỉ định doanh nghiệp nội địa làm dự án đó...

Những doanh nghiệp lớn phải có trách nhiệm đi cùng công ty khác, các công ty khởi nghiệp để tạo thành hệ sinh thái cùng hỗ trợ, giúp đỡ, cùng thiết kế và chia ra các mảng khác nhau.

Để làm được điều đó rất cần nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng cao. Vậy theo ông, làm sao để chúng ta có thể đào tạo kịp thời và đảm bảo tính lâu dài?

- Dự định của chúng tôi là kết hợp với các trường lớn trên thế giới, đưa chương trình giảng dạy của họ về Việt Nam. Có thể kể ra như 2+2, 3+1, có nghĩa là 2 năm giảng dạy tại Việt Nam kết hợp với các trường như từ Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản. 2 năm sau đưa đi học tại các trường khác trên thế giới. Khi ra trường, sinh viên sẽ có hai bằng. Đó là cách nhanh nhất để mang chương trình học trên thế giới về Việt Nam, giúp sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức như được học tại các quốc gia tiên tiến về chip như: Mỹ, Nhật Bản...

Về lâu dài, chúng tôi sẽ đi theo nhiều hướng khác nhau. Hiện nay, sẽ tập trung vào mảng chính là đào tạo Đại học và Cao đẳng, từ đó cung cấp nguồn nhân lực trực tiếp cho các công ty lớn. Về mảng kỹ sư, ra trường các em có thể làm ở các nhà máy sản xuất. Sau đó, sẽ có những chương trình đào tạo ngắn và dài hạn, trao đổi, bậc trên đại học...

Chưa có con số chính xác nhưng chúng tôi dự định sẽ đào tạo 15.000 sinh viên phục vụ ngành chip bán dẫn tốt nghiệp ra trường từ nay đến năm 2030.

Xin cảm ơn ông!

Đức Mạnh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Muốn tăng nhân lực chip bán dẫn phải từ cơ sở đào tạo

TRANG TRỰC |

Công nghệ bán dẫn không phải là ngành nghề mới, nhưng người học và các cơ sở đào tạo thời gian qua thường ưu tiên lựa chọn, đầu tư vào những ngành nghề có chi phí thấp mà thị trường lao động trước mắt có nhu cầu lớn. Vì vậy, muốn tăng nhanh số lượng và chất lượng nhân lực ngành bán dẫn thì việc đầu tiên là tăng cường năng lực cho các trường, thu hút sinh viên.

40 trường đại học cả nước sẽ cùng bàn về nguồn nhân lực chip bán dẫn

THÙY TRANG |

Ngày 19.10, Hội thảo Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành chip bán dẫn tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ được tổ chức tại Đại học Đà Nẵng với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 40 trường đại học, các doanh nghiệp trên cả nước.

Chip bán dẫn sẽ là lĩnh vực đột phá trong thời gian tới của Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Trong 5 ngành được Đà Nẵng chọn làm kinh tế mũi nhọn thì ngành công nghệ thông tin mà cụ thể là chip bán dẫn sẽ được thành phố chọn là lĩnh vực phát triển đột phá trong thời gian tới.

“Đất rừng phương Nam” đạt doanh thu 123 tỉ đồng và nghịch lý ở phim lịch sử

Mi Lan |

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” cán mốc 123 tỉ đồng sau nhiều sóng gió, tranh cãi. Từ “Đất rừng phương Nam”, “nghịch lý” gây tranh cãi suốt thời gian dài của điện ảnh Việt tiếp tục được bàn lại. Đó là chuyện doanh thu khác biệt giữa phim có yếu tố lịch sử do tư nhân và nhà nước sản xuất.

Messi lần thứ 8 giành Quả bóng vàng

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi có lần thứ 8 được France Football vinh danh ở hạng mục Quả bóng vàng.

Mong Báo Lao Động tiếp tục đồng hành cùng kế toán trường học

HƯƠNG NHA - BẢO HÂN |

Khi danh mục hợp đồng lao động theo Nghị định 68 không có kế toán, nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội rất có thể về làm nhân viên bảo vệ hoặc phục vụ. Phòng Nội vụ, UBND huyện Phúc Thọ bày tỏ mong mỏi Báo Lao Động tiếp tục phản ánh, đồng hành với đội ngũ nhân viên trường học để họ được hưởng quyền lợi xứng đáng của mình.

Hàng chục người dân ở Thái Bình lâm vào nợ nần khi cho người quen vay tiền

LƯƠNG HÀ |

Thế chấp toàn bộ tài sản, nhà cửa; dồn hết tiền tiết kiệm… để cho một người phụ nữ quen biết vay nhưng đến nay, hàng chục người dân ở thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy) lâm vào tình cảnh nợ nần, có người còn rao bán nhà để lấy tiền chạy chữa bệnh.

Vẫn rầm rộ tổ chức đánh bạc qua ví điện tử MoMo

Trần Tuấn |

Mặc dù nhiều đường dây đánh bạc qua ví điện tử MoMo đã bị lực lượng Công an triệt phá nhưng theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, những nhà cái mới vẫn liên tục xuất hiện.

Muốn tăng nhân lực chip bán dẫn phải từ cơ sở đào tạo

TRANG TRỰC |

Công nghệ bán dẫn không phải là ngành nghề mới, nhưng người học và các cơ sở đào tạo thời gian qua thường ưu tiên lựa chọn, đầu tư vào những ngành nghề có chi phí thấp mà thị trường lao động trước mắt có nhu cầu lớn. Vì vậy, muốn tăng nhanh số lượng và chất lượng nhân lực ngành bán dẫn thì việc đầu tiên là tăng cường năng lực cho các trường, thu hút sinh viên.

40 trường đại học cả nước sẽ cùng bàn về nguồn nhân lực chip bán dẫn

THÙY TRANG |

Ngày 19.10, Hội thảo Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành chip bán dẫn tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ được tổ chức tại Đại học Đà Nẵng với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 40 trường đại học, các doanh nghiệp trên cả nước.

Chip bán dẫn sẽ là lĩnh vực đột phá trong thời gian tới của Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Trong 5 ngành được Đà Nẵng chọn làm kinh tế mũi nhọn thì ngành công nghệ thông tin mà cụ thể là chip bán dẫn sẽ được thành phố chọn là lĩnh vực phát triển đột phá trong thời gian tới.